Chiến Phan

Chủ Nhật, 19 tháng 8, 2012

VỀ QUÊ CẮM CÂU

Câu hát ngày xưa theo điệu trăng thanh dạ khúc, tôi vẫn thường nghe mỗi lần về quê cắm câu.
Photobucket
Không được câu hát của ngày xưa. Nó trở về một miền quê nghèo đang chống chọi với cơn lũ đang lên, mang theo một niềm phấn khích tìm hiểu về một thú vui. Đã từng. bị rơi mất lại ở quá khứ ấu thơ vì cuộc sống trưởng thành tập nghĩ suy. Thú vui câu cá.
Ngày về trong một đêm không có gió dập dìu đưa tiễn, chẳng có trăng dõi theo trên một bước đường về, chỉ có cuộc trò chuyện giữa hai đứa con cùng chung một dòng máu, đã tự khi nào rồi không có nhiều thời gian ngồi lại bên nhau. Chuyện trò.
Bốn anh em, thiếu một người. Anh lớn. Những vướng bận vương mang, có riêng một niềm cảm, ngồi lại nhà nhìn ba thằng còn lại đi trong nắng sớm ngang tàng.
Photobucket
Vác cần câu không ra đồng ngồi cắm, bởi nước lũ dâng cao đã lấn chiếm đồng chỉ còn thấy mỗi sông nước. Mênh mông. Con sông nhỏ giờ đã thành dòng lớn với từng đàn cá ngớp, lũ trẻ đang ôm cần ngồi đong đưa theo cơn gió nhẹ chỉ có ở một miền quê. Mát lành.
Một cơn hứng khởi tự trào. Nó ngẫng mặt nhìn, trời hây hây nắng có vài đám mây đe dọa những phút lòng lành vui say.
Photobucket
Chỗ câu. Ngồi trên một chiếc cầu vụn nát với những mãnh ván lớn nhỏ bắt chéo ngược, ngang trên cọc nẹp tan hoang vì tháng ngày và mưa lũ. Lõm, lồi nhiều chỗ và chỉ đủ cho hai người chen ngang nhường nhịn. Bước thấp cao trong nỗi nhớ cồn cào. Thơ dại.
Từng ấy thời gian. Những đứa con cùng chung một dòng máu, hơn hai mươi mấy năm mới ngồi lại bên nhau, kể lại những tâm tình về một ấu thơ khờ dại với những khó nhọc từng mang, đứa con nào chẳng giống đứa con nào. Mỗi thằng mỗi kiểu. Đời chằng chéo khác nhau. Vài đứa tự trào theo dòng nước mắt chãy xuôi, những đứa con đều đã có gia đình trừ nó, có những mối lo riêng, biết bao giờ có được những giờ phút riêng tư dành cho nhau thế này.
Photobucket
Những đứa con cùng chung dòng máu, ôn lại những ấu thơ giờ kể.
Mấy lần trốn đi câu dấu mẹ, về nhà bị nhừ đòn, đau thấu vào trí nhớ đến ngần ấy thời gian. Nhớ có một mùa nước lũ hoang tàng, cá ngớp dưới làn ghe, ngó bên sông thấy có những mảnh lưới mang lên cá đầy khiến hai đứa con trong lòng dậy lên một làn sóng về những đợt cá ngớp dưới làn ghe đong đầy. Ám ảnh. Lấy mùng làm lưới, lặn hụp lướt dưới làn ghe, cá cũng đong đầy, nhưng mấy cặp mông cũng đầy các lằn chằng chéo bởi những làn roi. Tối về. Mùng rách tả tơi, mẹ con phơi mình cho muỗi đốt. Đến tận bây giờ các vết lằn tạo bởi làn roi vẫn còn làm cho nhớ mãi.
Câu cá là một nghệ thuật, người câu là một nghệ sỹ. Đã nghe ai đó nói về câu này nhưng tận đến hôm nay nó vẫn cho chưa biết nó nghệ thuật như thế nào, nếu như không có một bài giảng thực tế từ những người có cùng chung một dòng máu.
Câu cá kỵ xin mồi.Đừng nói người ta ích kỷ bởi vì mỗi người có một bí quyết riêng về mồi câu. Cười khì, thì ra thế. Trước giờ nào hay.
Câu cá cần kiên trì.Đừng nghĩ thả câu, cá sẽ đớp mồi, động phao nháo nhào ngay, chờ vài chục phút than ngắn thở dài nhiều khi ôm cần ngồi đợi đếm được vài giờ trôi qua. Nghe khuyên bật ngửa. Bao giờ đợi được đấy từng ấy thời gian. Mấy đứa bạn. Trễ vài phút hẹn, bật máy quát ầm. Tụi bây đâu rồi, giờ này sao chưa tới. Nghĩ ra, thấy lạ, cười khà một mình. Hai thằng anh. Nhìn. Chẳng hiểu, lắc đầu thấy thương.
Photobucket
Tựa gối ôm cần đâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo
Câu thơ của Nguyễn Khuyến ngày nào nó bình giảng. Toàn viết dóc. Với việc hiểu những cảm giác của người thi sĩ ngày xưa, họa may lượm lặt chỉ là những biện pháp tu từ phân tích gượng ép cho một bài văn, chứ lượm đâu cả cái cảm với tác gia để mà bình giảng ra hồn. Đến giờ, vẫn chưa thấm hết một vài câu thơ.
Đi câu thôi mà có bấy nhiêu điều để nói. Thôi thì viết lại cho tháng ngày bước qua. Ngẫm lại. Bấy nhiêu điều đó chỉ có ở đi câu.
( Ảnh: Sưu Tầm )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

[Nhật ký của cha] Merci, ông già & con chữ

  Ai rồi cũng phải lớn! Ông già nhận ra điều đó khi ngồi ly trà cúc còn ủ hơi nóng ở một đêm cuối hạ, lắng nghe thằng nhóc Merci nói bằn...