Chiến Phan

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2018

Nhật kỳ Hàn (3): Hãy chăm sóc mẹ!


0-02-08-3692a9825ba6710c11e3a934ad8b5485bfbdb9377c6bcb869761516789e8fe50_dbfd82f0 
Nó đứng ngắm nhìn cánh cổng của những bức tượng thần Hy Lạp một lần nữa của trường đại học Kyung Hee, lắng nghe những tiếng mưa rơi lộp bộp như muốn xe tan mãnh vãi dù như muốn xuyên qua, ghé vào tai nó, hỏi: đang nghĩ gì vậy?
Nó nghĩ về hai người phụ nữ - cùng một vị trí, khác nhau tuổi đời, giống nhau về suy nghĩ. Lắng lo. Nó nhận cuộc điện thoại & tin nhắn liên tục của cả hai trong suốt quãng thời gian đến đây; với họ, Hàn Quốc là một đất nước xa xôi chỉ nghe đến rồi thoáng qua, ít khi nào đọng lại trong tâm trí quá nhiều và đứa con luôn là bé nhỏ, ngay cả khi ôm chặt vào lòng.
Ký ức trở về đêm tiễn đưa, không có những giọt nước mắt rơi giống như nó đã từng chứng kiến khi bỏ quê nhà lên Sài thành tìm cho ra con chữ để có tiền (chỉ có chị nó ngồi thút thít ở một sạp hàng đông người, mặc kệ toa hàng tính đúng sai). Nó không nghĩ rằng những người mẹ kiên cường đến thế - chỉ suy nghĩ là cách khóc của họ khác nhau. Đêm đó, nó thấy bóng dáng của hai con người gọi là sinh thành đợi ngoài sân bay tiễn đưa thưa người nhìn về một khoảng gì đó xa xăm.
Nó tưởng tượng ra mấy thiên thần ở hai cột đang thoát ra sự tù túng của gạch đá, để bay xuống & nhắn nhủ vài lời: một chặng đường mới sẽ bắt đầu từ nơi này. Đừng lo, rồi mọi thứ sẽ ổn!  
Ký ức thanh xuân về lại; ở một thời như thế, nó đã từng dẹp bỏ giấc mơ bước ra chân trời mới, để rồi hạn chế nhiều nhất có thể sau này mỗi khi chạm mặt tượng sư tử biển phun nước – hình ảnh ám ảnh nó về đại học NUS; ở một thời như vậy, người tình tóc bạc hỏi nó trong lặng thinh khi nghe tin anh ở phường thăm hỏi: khi nào thì nó đi. Lúc đó, nó chỉ thấy rằng, đi qua thời con gái, thanh xuân nào có còn trên vai gày chẳng hay, chỉ thấy tóc hóa mây bay theo gió ngàn phương.
0-02-08-aa7b253fd814f6a8472e6cd78ed0a91c9742dd5f24d1a455dcafceb97b812054_3f410bce 
Vài con gió lạc, tạt vài giọt mưa sau nổ lực cổ gắng đung đưa ở đây gài nhảy qua vai nó như muốn hét to: đang nghĩ gì vậy?
Nó trả lời: nghĩ chuyện tối qua. Cháu hỏi việc làm cho mẹ. Nó từ chối. Nó như muốn nói rằng đấy là trách nhiệm của con, sự khác biệt về ý thức hệ không đủ để lý giải cho việc ta được quyền gạt đi mấy câu chuyện diễn giải bằng từ “hy sinh”. Tuổi trẻ cần một ai đó nhắc nhở về điều ấy. Để không phải viết mấy lời sến sủa vô nghĩa của tiểu thuyết ngôn tình, mà hiểu rộng ra trong đó còn có những lời khuyên về cuộc sống: Sự hối tiếc mãi in dấu nơi đáy con tim mình (Tân Di Ổ - Anh có thích nước Mỹ không)
0-02-08-c0aa6553db35aa2aa170fe0ef5bc55d5dd4ebcf7b655998f6a1f384d7c9a1dc4_8756b461 
Hãy chăm sóc mẹ - sự đồng cảm với Shin Kyung Sook (tác giả Hàn duy nhất nó đọc đến giờ) chưa bao giờ lại bổng cháy như lúc này.
Hãy chăm sóc mẹ - để không phải một ngày những đứa con lặn lội đi tìm người phụ nữ bị mất tích vì bệnh mất trí nhớ của người già, niếm trãi sự nối tiếc và hối hận cùng cực ở mỗi chặng đường xưa tìm lại (một tác phẩm với lối kể truyện giản dị và ngôn từ mộc mạc, thu hút nó đọc liền một mạch trong ngày).
Hãy chăm sóc mẹ - thông điệp được ghi rất rõ ở tựa đề, không cần phải phức tạp lên, không cần những gì cao cả; dù ta luôn biết rằng họ sẵn sàng tha thứ với tất cả những gì họ có, vì vậy việc cần làm là đừng làm họ tổn thương dù chỉ một lần. Việc cần làm là đừng làm họ tổn thương dù chỉ một lần vì cuộc đời này họ đã đau thương nhiều rồi.
(P/s: Cảm xúc ghi lại ở một sớm cơn mưa ngang qua suwon, báo hiệu một mùa Jang Ma lại đến, nó ngồi ghi chép bên ly café Starbuck trong khi vẫn nhớ về vị ngọt đắng của quê nhà)  

Nhật ký Hàn (2): Ông bà luôn nói đúng!


pexels-photo-446346 
Ra đường hỏi trẻ, về nhà hỏi già. Nó rút ra điều đó sau nhận được lời khuyên của các bạn trẻ đã gặp và bằng cách hòa mình vào để hiểu cuộc sống nơi đây – thành phố Suwon, quận Seocheon-dong; mọi thứ bắt đầu từ chuyện giản đơn:
(1) Ăn, ở - theo đúng nghĩa đen là: ký túc xá dành cho du học sinh và khách sạn dành cho du khách vì giá cả hợp lý. Ký túc xá có sẵn máy giặt, máy sấy, bếp từ, lò vi sóng tất tần tật, khách sạn giá rẻ hơn Việt Nam với cùng loại sao, miễn là chịu đi…bộ vài cây;
- theo như nghĩa bóng: một lời chào & lời cám ơn là cần thiết; cái cúi đầu của người Nhật bắt gặp ở nơi đây (có phải là sự ảnh hưởng bởi sự đô hộ một thời gian dài của Nhật – đất nước vẫn còn đang trả món nợ lịch sử cho những người phụ nữ còn sống sót; đã được nói đến trong phim I can speak?)
Đấy là nói chuyện ở, giờ thì nói chuyện ăn.
Vì là người có đường ruột yếu, việc chấp nhận những món ăn mới là một điều chẳng dễ dàng; ấy vậy, phải công nhận rằng kim chi là món ăn kèm cứu cánh cho các món ăn Hàn (nếu không quá ngọt, ngậy thì cũng cay xè – từ những món đã ăn), nên nếu không biết ăn kim chi thì đừng đến đây.
black-and-white-person-woman-night 
(2) Đi lại – bằng hai phương tiện chủ yếu xe buýt và xe điện ngầm là lựa chọn tiết kiệm, tối ưu hơn với thẻ dùng theo tháng. Lời khuyên của những người đã từng đến đây vẫn còn nguyên giá trị.
(3) Hớt tóc – Tamasi – một hiệu tóc đối diện trường học, có giá ưu đãi dành cho sinh viên. Word of mouth phát huy hiệu quả qua sự tang bốc của anh chàng sinh viên & sự đồng cảm với một người mới đến từ tiếp tân đến người thợ; không cùng chung một ngôn ngữ, đã giúp vượt qua được nổi sợ (cạo đầu) của nó và bắt đầu thử điều mới, thả lại câu nó hay dùng: hãy làm sao để quay trở lại!
city-man-person-lights 
Trong không gian của tiếng nhạc jazz, ly café Americano được tặng miễn phí trong lúc chờ như nước lã làm nó nhớ café quê nhà ngon nhất thế giới, đặt quyển sách xuống, ngắm xung quanh mình – tuổi trẻ; như đánh thức những đặc điểm của tuổi thanh xuân đã ngủ quên, ngồi lại chuyện trò như chuyện mới hôm qua (không giống mấy thể loại ngôn tình ca ngợi thanh xuân với những lời khuyên sáo rỗng mâu thuẫn với nội dung như Anh có thích nước Mỹ không – Tần Di Ổ Hay Năm Tháng Vội vã – Cửu Dạ Hồi).
Nó viết lại đặc điểm của thanh xuân qua những người đã gặp, theo cách của riêng mình. Họ là những con người trẻ:
(1) Nhiệt tình luôn nằm trong máu chưa pha. Cô bé dáng người nhỏ nhắn, nụ cười nở nhẹ trên gương mặt được trang điểm cẩn thận (như tất cả hầu hết những người nó gặp nơi đây cả nam lẫn nữ, thời tiết mát mẻ phú cho làn da trắng làm nền lý tưởng cho một gương mặt điểm tô) cố gắng sử dụng vốn tiếng Anh ít ỏi của mình để hướng dẫn cho nó đường ra sân bay ở một chiều nắng phai màu.
Buổi đó, sổ tay nó lắp đầy những nét chữ của cô bé bằng tiếng Hàn cho những trạm cần đi lên hay bước xuống – thấy đường về sao quá xa xôi, người đứng với tôi nhìn bằng ánh mắt lắng lo đến tội.
(2) Nổi loạn ở giao đời, muốn lạc loài ở các nhóm đông. Những đứa trẻ trong trang phục thể thao - như một xu hướng thời trang của giới trẻ hiện tại (làm nó nhớ đến thế hệ hippie) – tìm kiếm tư do, quần short thể thao trở thành trang phục đường phố và bước vào giảng đường đại học như một lời thách thức của thế hệ trẻ. Ngô nghê. Dại khờ.
(3) Cởi mở trong cách nhìn & những điều mới. Sự thiếu cẩn trọng trong đánh giá khắc khe của người già lại là sự chân thành trong đánh giá của người trẻ; nó bắt kịp những con đường vào trí nhớ ngắn ngày, tự tin đi dọc những con phố, hạn chế bắt những chuyến xe để không phải lạc lối ở Suwon. Nó sẽ đi mãi đến khi nào không còn thấy mấy con người trẻ, lúc đấy dứt khoát nó sẽ quay đầu lại.
Để nhìn thấy nhóm bạn trẻ ngồi bàn bên cạnh, giới thiệu cho nó về những món ăn, nâng ly và hỏi mấy câu bạn đến từ đâu (lúc đó tự hào nó nói Việt Nam quê hương tao). Mấy ánh mắt đợi tìm câu hỏi kế tiếp, trong lúc nó miệt mài ghi chép lại mấy cảm xúc vừa qua, gửi về nhà mấy hình ảnh để chuyện trò ở một thời đại 4.0. Lắng nghe & ngắm nhìn mấy gương mặt phúng phính sợ quên ở một tuổi trẻ về lại, mê say nơi đất trời tự do.

Thứ Ba, 15 tháng 5, 2018

Nhật ký Hàn: Hãy ước mơ & mãi dại khờ


Nó bước độc hành trên con đường Beon-gil thưa người, bấm phím tắt trên dây phone chuyển bài: từ “bản giao hưởng định mệnh” sang “cô gái M52”; một bài hát Việt đang thịnh hành nghe lõm được tải về, cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại: phần lớn người nó gặp là các bạn trẻ. Những con người đang phất phới tuổi thanh xuân mời gọi với những ước mơ.
sunset-hands-love-woman                  
Nó chưa bao giờ nghĩ mình sẽ đến đây – xứ sở kim chi này – vì trãi nghiệm đã từng; một văn hóa lưu manh, và lời khuyên thu thập được của những người đã từng đến đây; tất cả xoay quanh rào cản ngôn ngữ: (1) Ở đây họ không sử dụng tiếng Anh, (2) Rất ít người biết tiếng Anh, (3) Phương tiện giao thông đều là tiếng Hàn & taxi là các ông bác giá cũng không biết tiếng Anh. Hãy sẵn sàng cho việc quơ tay – đó là suy nghĩ của nó trước khi đến nới khác biệt về ngôn ngữ và văn hóa, điều gây cho nó sự tò mò và hứng thú khi mọi thứ phải bắt đầu đúng nghĩa từ đầu trong việc tìm hiểu & học hỏi.
Tiếng Hoa là ngôn ngữ thứ hai ở đây khi số lượng người Hoa đến đây học & làm không ít (thậm chí ngay cả khi check in khách sạn, tiếp tân cũng hỏi nó biết tiếng Hoa hay không sau khi nó hỏi vì sao anh chàng trở nên lúng túng khi nói tiếng Anh). Hai người đầu tiên nó gặp khi đến đất nước này là người Hoa.
               Cậu nhóc đến từ Guangzhou – đứng ngang vai đó, một gương mặt bầu bĩnh với làn da trắng rất ra dáng celebrity trong chiếc quần jean rách gối, áo thun đỏ đen sọc ngang, áo khoác ngoài cắt chéo lệch hông và phụ kiện đi kèm như một túi xách phụ kiện đi kèm…là túi nhựa đựng hồ sơ văn phòng ở một buổi sớm đến đón từ sân bay.
Buổi đấy, nó lắng nghe câu chuyện về giấc mơ trở thành ca sỹ của anh chàng, bỏ quê nhà đến đây học thanh nhạc hơn 1 năm. Tuổi trẻ có gì ngoài ước mơ?
Ấn tượng ở đây là sự nhiệt tình của anh chàng trong việc khuân vác khi những thùng đồ như nhấn chìm anh chàng; và giúp nó tìm đường về khách sạn với các ngã đường dọc ngang của một ô bàn cờ đặt nghiêng của thành phố Suwon. Đến khi về khách sạn; nó mới phát hiện ra, anh chàng đã gạt nó để có bạn đồng hành trong chuyến hành trình…đi bộ lấy chiếc xe đạp, quăng vội ở trung tâm về cho cô giáo trước khi về đến khách sạn.
Buổi đấy, nó nghe tiếng gọi phía sau lưng mình, một chú nhóc Hàn gốc – hỏi nó bằng 1 câu tiếng Anh, xem có cần giúp đỡ khi khiêng hàng không. Trong vài giây do dự, thấy thân hình của anh chàng nhỏ bé chỉ bằng nửa mình, nó gật đầu đồng ý nhận giúp đỡ vì thấy trong thanh xuân ấy – sự nhiệt tình của tuổi trẻ còn nằm trong phạm vi chẳng ngại ngần giúp đỡ một ai đó xa lạ.
pexels-photo-349494     
                 Cô bé người Trung Quốc – đứng ngang tai nó, một gương mặt thon và dài với mái tóc ngang vai uốn lon, gọn gàng trong chiếc áo jean liền quần và một chiếc áo thu sọc trắng đen dài tay (ngoại hình của cô bé làm nó liên tưởng như Lâm Gia Phù trong Búp Bê Bắc Kinh của Xuân Thụ từ trang sách bước ra), nhiệt tình giới thiệu về ngôi trường này như một trong những nơi hàng đầu đào tạo ra các gương mặt thiên tài như G-Dragon hay Kwak Jae yong (đạo diễn phim My sassy girl – Cô Nàng Ngổ Ngáo, The Classic – Cổ Điển …) mà nó biết được. Cô bé học chuyển tiếp về ngôn ngữ Hàn sau khi đã học 2 năm tại Trung Quốc.
Ấn tượng ở đây là sự nhiệt tình của cô nàng; tính luôn cả sự tin tưởng & gửi gắm của giáo viên, cặm cụi bên mấy thùng hàng – có lẽ sinh viên học được điều cơ bản: mọi thứ đều phải tự mình làm – bước đầu cho sự tự lập.
                    Chiều đấy, nó thấy những bức tượng Hy Lạp như đang ngắm nhìn bóng thiên thần trên cánh cổng trường đại học Kyung Hee đang đổ xuống dòng người đi; trong đó có nó, như che chở & vỗ về tuổi thành xuân phất phới – hãy ước mơ và mãi dại khờ

Thứ Tư, 9 tháng 5, 2018

Bán hàng, Hôn nhân & Hy Sinh

bench-man-person-night 
Nó quyết định lắng nghe nhịp điệu bên trong mình – cần những tiết tấu nhanh; như trào lưu latin đang thịnh hành với nhịp điệu sôi động, để thay đổi hình thức đào tạo vì đã nhận thấy lập đi lập lại sẽ tạo nhàm chán & mấy cái ngáp ngắn ngáp dài sẽ dễ dàng khiến tụt cảm xúc khi ngoài trời nhiệt độ đã lên đến 37oC ở một trời Biên Hòa, Đồng Nai (càng kích thích cơn buồn ngủ đến nhanh hơn) 

Buổi đào tạo chuyển thành cuộc thi của hai đội. Hai mươi con người ngồi trong căn phòng vách kính – chất liệu chính của một trong những showroom Toyota độc đáo mà nó biết đến thời điểm hiện tại. Sự pha trộn giữa các thế hệ nhân viên kinh doanh đã bắt đầu xuất hiện, thế hệ trẻ chiếm áp đảo về số đông & quan tâm đến câu chuyện thế hệ (để cải thiện về kỹ năng giao tiếp – một trong những kỹ năng quan trọng đối với một người sales). Các bạn đặt nhiều câu hỏi về cách suy nghĩ và hành vi mong muốn của các thế hệ sau khi chiến thắng & giành quyền đặt câu hỏi với nó. 

Câu chuyện thế hệ được lồng ghép cả khát khao & hy vọng về một sự sẻ chia khi nhìn vào ánh mắt trẻ, nó tắm mình trong đó như thể thanh xuân về lại, ngồi cạnh và thì thầm: hãy cứ khát khao, hãy cứ dại khờ như bao người ôm mãi một giấc mơ. 

Câu chuyện thế hệ theo nhận định riêng nó, đặt vào hai chữ hôn nhân. Tóm gọn thành 3 thế hệ: 
+ Thế hệ Trước X (<= 6x) 
+ Thế hệ X (7x, 8x) 
+ Thế hệ Y (9x, 2k) 

Hôn nhân vẫn là một phạm vi rộng. Nó nói về sự gắn kết, hay nói khác đi về tỉ lệ ly hôn ngày càng tăng ở người trẻ, đặt để vào phân tích góc nhìn mỗi thế hệ ở hai từ “hy sinh” 

pexels-photo-60778 
Thế hệ trước X – Nói rất nhiều về sự hy sinh. Một thế hệ trãi lam lũ & khốn khổ phải ngược xuôi để sinh sống không có nhiều thời gian để cho nhau những giận hờn yêu thương; rồi một mai nhìn lại tóc đã hóa mây bay – nhìn người đối diện, ậm ừ trong dạ chuyện đã qua. Ấy vậy mà cuộc sống hôn nhân ấy gắn kết cao. 
Từ ngày trăng vỡ tan thành đôi 
Từng giọt sầu rơi rụng mãi trong đời 
Em vẫn thương yêu anh 
Vì sau những nhạt nhòa bởi mưa, nắng, lời hẹn ước phôi phai theo tháng ngày, cả hai chỉ còn giử lại với nhau một điểm chung là hy vọng ở tương lai – hy vọng nằm ở những đứa con mình. 
Họ nói và luôn nói về hy sinh, một thế hệ của nhịp sống chậm – việc chiếm được con tim thiếu vắng tình yêu ấy chỉ có được khi bạn đồng hành cùng nhịp độ đó vì với họ: từ từ thôi. 

pexels-photo-326603 
Thế hệ X - Tại sao phải hy sinh? Một thế hệ thâm trầm – luôn đặt ra cho mình một trách nhiệm phải đi tìm câu trả lời ấy; mỉa may lại chính là chịu sự ảnh hưởng của bài ca “hy sinh” ngày ấy hát đi hát lại quá nhiều lần (Điều đấy không có nghĩa là oán trách một thế hệ đi trước, vì sòng phẳng thì thế hệ đi trước đã hoàn thành mục tiêu “hy sinh” là gia tài để lại; dù ít dù nhiều với đời sau nhưng là tất cả của những gì họ có). 
Một thế hệ có quá nhiều mục tiêu không chỉ còn cho riêng mình, mà còn có cả sự gửi gắm từ thế hệ trước đó, trong khi việc tìm hiểu “hy sinh” là gì vẫn đeo bám. Để rồi như lạc bước như giửa đất trời mênh mông, tôi đi tìm tôi – thấy mình đáng thương đến tội; thôi nói về phút ban đầu ấy, ngỏ đi chung một lối, khép đôi mi lại càng thương nhiều hay bao năm rồi một ngày chưa sống xa nhau…cho đến khi trãi nghiệm đủ đầy ý nghĩa của từ ấy đâu đó khóc than tội tình: Giờ đây mới biết, xa em làm chết cuộc đời anh. Từ đó, Thế hệ ít nói về hy sinh. 
Một thế hệ thâm trầm sau những chặng yêu cuồng, sống vội cùng câu hỏi vì sao – việc ghi điểm đối với một cuộc sống cuồng vội ấy không gì khác hơn là hòa vào cách họ làm: nhanh, gọn, lẹ. 

pexels-photo-340779 
Thế hệ Y – một thế hệ được giải phóng hoàn toàn từ vật chất đến tinh thần – gắn liền với suy nghĩ về quá trình không quan trọng, quan trọng là kết quả và bây giờ là thần thái. Thế hệ đó đặt câu hỏi: Hy sinh là gì?
(Ảnh: Sưu Tầm)

[Nhật ký của cha] Merci, ông già & con chữ

  Ai rồi cũng phải lớn! Ông già nhận ra điều đó khi ngồi ly trà cúc còn ủ hơi nóng ở một đêm cuối hạ, lắng nghe thằng nhóc Merci nói bằn...