Chiến Phan

Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2020

[Nhật ký của cha] Lavie - Ngày đi bộ

“Đợi Lavie xíu” Thằng nhóc lên ba, giọng ngọng nghịu nói với vì sợ bị bỏ lại lúc đôi tay nhỏ bé vẫn còn đang loay hoay với đôi giày đỏ. Sắc đỏ khiến ông già nhớ đến bài thơ của một cô gái trẻ tương tư chàng ca sỹ, gửi bài đăng báo “Em là cô gái mang giày đỏ, bỏ cả thế giới để theo anh”. Tuổi trẻ của cô gái đó cũng đã từng là tuổi trẻ của ông già. 

“Tương lai nào chờ?” là một thứ cảm xúc mơ hồ của tuổi trẻ ông già được viết lại từ những bước chân vô định trên mãnh đất Sài Gòn. Ngô nghê. Thanh xuân hay tuổi trẻ vốn dĩ là như nhau, tồn tại một nổi cô đơn tự tạo, chẳng hiểu “vì sao tôi buồn” ấy mãi mãi là câu hỏi không lời đáp cho tất cả thế hệ cứ như là một điểm son trên một mãnh đời, cứ như cây lớn thì phải ra hoa. 

https://chienphan.blogspot.com/2012/08/mac-ke-tuong-lai-nao-cho.html

Để rồi, một cậu nhóc tỉnh lẻ giờ không còn đặt câu hỏi đó nữa vì phải bận đi cho mấy câu trả lời: “Ba ơi, mình đi đâu” – như người cha Pháp phải trả lời cho đứa con của mình trong sự đấu tranh tự vấn mỗi ngày giữa tình yêu thương vô bờ bến, cũng như sức ép của cuộc sống cả về thể chất và tinh thần khi nuôi dạy một đứa con tật nguyện. Những người cha đều sẽ có một nổi niềm chung – tình yêu thương vô bờ bến, ông già cảm nhận được điều ấy từ trong trãi nghiệm để rồi thấy rằng: vẹn nguyên hay khuyết tật chỉ thể hiện ở hình hài; còn trái tim vẫn đập đều nhịp yêu thương. 

https://chienphan.blogspot.com/2013/04/ba-oi-minh-i-au-ou-on-va-papa.html

“Đợi Lavie xíu” Thằng nhóc lên ba, giọng ngọng nghịu nói với theo kéo ông già trở lại với khoảng thềm nhà rợp bóng nắng giã biệt thu. Tuổi trẻ thì đã qua, tuổi già thì sắp đến; hiện tại là tất cả. Ông già đang ở thì hiện tại với chút gì đó bồi hồi chen lấn ở vài khoảnh khắc gợi nhớ một hôm qua, lẫn với chút gì lo lắng sợ rằng tiếc nối ở một ngày mai khi không bắt kịp những gì của hôm nay; trong đó có những tình yêu của đời mình. Còn chút gì để nhớ! 

Sài Gòn cuối tuần; ông già, em và ba đứa trẻ tiếp tục thực hiện một ngày đi bộ; “rồng rắn lên mây” đi qua những cung đường phố. Đứa đi, đứa đeo, đứa bồng, đứa bế với nhiều tư thế chuyển đổi liên tục khiến ông già rối rắm trong cách chọn lựa từ để diễn đạt Ông già bắt đầu thực hiện tiếp ngày đi bộ, sau thằng anh thì đến thằng em. Cùng một cảm xúc, thằng nhóc lavie cũng háo hức với ngày đi bộ. 

Lần đầu tiên luôn khiến con người ta vừa bỡ ngỡ, vừa phấn khích. Thằng nhóc của ông già cũng không ngoại lệ. Cung đường đi được thay đổi dưới cái nắng như đường thắng lên màu vàng óng ánh. Ông già, em và ba đứa nhóc dắt nhau đi dưới bóng cây còn che phủ của một con đường Pasteur như ôm ấp người đi bộ, như sự vỡ ra dưới cái nắng thắng đường phũ lớp mỏng manh. 

Thằng nhóc trèo lên lưng ông già, nép mặt lên lưng sau những bước chân mệt mỏi. Ông già tự hỏi không biết nằm sau chiếc lưng đó, thằng nhóc của ông già có thấm được chút dư vị đời của mồ hôi tuôn chảy hay chút bụi đường vừa mới phũ qua vai, hay là bất cứ thứ gì đấy rất đời, rất lạ và ấm áp từ con tim vẫn đập đều nhịp yêu thương không? 

Ông già muốn biết vì đơn giản là ông già chưa từng trãi nghiệm đều thằng nhóc đang cảm nhận dưới cái nắng tàn thu như đường vừa thắng vàng long lanh ấy một lần nào. 

Sài Gòn, ngày 22 tháng 09 năm 2020

Thứ Ba, 27 tháng 10, 2020

[Review Sách] Nỗi cô đơn của các số nguyên tố - Paolo Giordano

Truyện Nỗi Cô Đơn Của Các Số Nguyên Tố (Tái Bản 2019) - FAHASA.COM

Sức lôi cuốn của cách kể chuyện ở Paolo Giodano rất hay khi hóa thân vào từng nhân vật để kể và cuốn người đọc như nó đọc liền một mạch từ đầu đến cuối để xem số phận của Alice & Mattia sẽ diễn ra như thế nào khi "những năm tháng nghẹt thở đó dần qua đi, Mattia từ chối thế giới, Alice cảm thấy thế giới chối từ, và rồi cả hai đều nhận ra cũng đều như nhau cả thôi"

Câu chuyện đâu đó thấp thoáng những hoài niệm và ý chí vươn lên chứ không phải chỉ bảng lãng buồn như "Giáo sư và công thức toán" của Yoko Ogawa mà bản thân đã từng đọc khi tập trung vào khai thác những điều thú vị của toán học cùng câu chuyện diễn ra giữa 3 người. 

Ở Paolo Giodano, số phận diễn ra với nhiều nhân vật hơn thế 

"Các số nguyên tố chỉ có thể chia hết cho 1 và cho chính nó. Chính có vị trí của mình trong dãy vô tận của các số tự nhiên, và cũng như các con số khác chúng bị kẹp giữa hai số, những là đứng xa một bước. Chúng là những con số đa nghi và cô độc"

Thứ Hai, 26 tháng 10, 2020

[Review Sách] Chủ nghĩa khắc kỷ - William B.Irvine

Chủ nghĩa khắc kỷ - Phong cách sống bản lĩnh và bình thản – Nhà sách Thái Hà

 Chất lượng giấy và cách đóng bìa kém làm mất đi ít nhiều ý nghĩa của nội dung mà quyển sách muốn truyền tải.

"Chủ nghĩa khắc kỷ" là cụm từ được nghe gần đây khi nó muốn tìm hiểu và động đến một trong những triết gia sống ở một thời kỳ hùng biện huy hoàng của Hy Lạp cổ đại.

"Thuận theo tự nhiên" và "đức hạnh" gần như là mục tiêu cuộc sống -  điều mà chủ nghĩa khắc kỷ hướng đến từ thời Hy Lạp cộ đại với những con người nổi bật như Zeno đến Marcus trong thuyết vận mệnh tôn sùng thần Zeus khi muốn khuyên con người ta buông bỏ quá khứ và cả hiện tại.

"Trãi nghiệm sự xa hoa chỉ kích thích cho người ta thèm sự xa hoa hơn nữa.."

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2020

Review Sách - Measure what matters - John Doerr

Measure What Matters: OKRs: The Simple Idea that Drives 10x Growth:  Amazon.co.uk: Doerr, John: 9780241348482: Books 

Có những thứ đơn giản cũng có thể viết thành một quyển sách. Measure what matters là một trong những quyển sách như thế khi chỉ đơn thuần hướng dẫn cách đặt mục tiêu và đo lường nó ra sao.

Bóng dáng của smart target thấp thoáng trong đầu nó khi đọc quyển sách với hàng loạt các minh chứng được tác giả đưa vào về việc các công ty nổi tiếng ứng dug5 và hiệu quả thế nào.

Tiêu chí được tác giả đặt tên là OKRs - Ojectives as measured by the following Key Results  

Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2020

[Review Sách] Trường ca Achilles - Madeline Miller

Trường ca Achilles | Nhà xuất bản Kim Đồng

Đọc quyển sách khiến nó liên tưởng đến một quyển sách đã từng đọc "Hoàng đế & Giai Nhân" với mô tip xây dựng nhân vật tương tự: tay ba & đồng tính hư cấu dựa trên các chất lịch sử, ở Achilles là chất liệu sử thi Hy Lạp. 

Tác giả không đặc tả các cuộc chiến hoành tráng ở thành Troy, mà xuyên suốt câu chuyện kể về hành trình của Achilles - một á thần có mẹ là thần biển, qua lời kể của Patroclus - một vị hoàng tử bị cha trục xuất từ khi bé đến trưởng thành. 

Hành trình làm sống lại những áng văn sử thi Hy Lạp dưới một góc nhìn khác hoàn toàn những gì đọc đến, nhẹ nhàng hơn và con người hơn so với những sức mạnh của các vị thần là yếu tố trước giờ được nói đến nhiều nhất khi nói đến sử thi Hy Lạp   

"Thầy Chiron từng nói rằng quốc gia là ý tưởng ngu ngốc nhất trong số những sáng kiến của con người... không ai có giá trị hơn người khác cả, dù anh ta đến từ đâu đi nữa" 

Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2020

[Review Sách] Vũ trụ trong hạt dẻ - Stephen Hawking

Vũ trụ trong vỏ hạt dẻ - Download Sách Hay -

Quyển sách thứ 2 của Stephen Hawking sau quyển "Lược sử thời gian" được nó chọn đọc khi lướt vài trang sách thấy đâu đó "khái niệm của thời gian" - bước khởi đầu cho những tham vọng du hành thời gian đã được truyền tải rất nhiều trong các bộ phim của Hollywood; trong đó bộ phim gần đây nhất là bom tấn duy nhất ra rạp tính từ đầu năm 2020 đến tháng 9 bởi dịch Covid - Tenet.

Du hành thời gian là khái niệm được lồng ghép cho những thước phim của Christopher Nolan khi đưa vào Tenet như cài cắm của tác giả trong quyển sách: chuyện gì sẽ xảy ra khi bạn quay về quá khứ và giết ông nội của mình? như cách Nolan giải đáp trong Tenet.

"Xác suất để có đủ độ cong cho chiếc máy thời gian là bằng không...Bằng cách nào đó, loài người cần hoàn thiện các năng lực trí tuệ và thể chất nếu phải đối phó với một thế giới xung quanh ngày càng phức tạp"

"Ôi, một thế giới kiểu mới

Đó là mạng đã tạo ra những sinh vật như ta" 

(Miranda, Giông Tố, Sheakspear) 

Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2020

[Review Sách] Because internet understanding the new rules of languages - Gretchen McCulloch

Amazon.com: Because Internet: Understanding the New Rules of Language  eBook: McCulloch, Gretchen: Kindle Store

Vì gã đứng đầu của công ty nó làm giỏi về ngôn ngữ (thứ mà nó cũng quan tâm) nên nó quyết định mua và đọc quyển sách của một tác giả nữ trẻ viết ngôn ngữ để tìm hiểu xem một trong những quyển sách hiếm hoi viết về đề tài này thế nào. 

Ngôn ngữ đã thay đổi ra sao dưới sự tác động của internet, từ đó thành các biến thể khác nhau là nội dung chính tác giả khai thác

Informal writting chính là cái tác giả xoáy sâu vào việc tác động đến xã hội, con người hay cả các emoji (biểu tượng cảm xúc) tìm đến và tác động tương tự lên con người sử dụng nó một cách mạnh mẽ.

"The changeability of language is its strength: if children had to copy exactly how their parents spoke in order for language to be transmitted, language would be brittle and fragile. It would be losable the way that ancient techniques for art or architecture can be lost. But because we remake language at every generation, because we learn it from our peer, not just our elders, because we can make ourselves understood even though we all speak subtly different personal activities, languages is flexible and strong"

Thứ Ba, 13 tháng 10, 2020

Nhật ký của cha – Lavie – Chảy máu cam

Sài Gòn chiều cuối tuần, vắng lặng những dòng người vội vã thường khi. Món “kẹt xe đặt sản” giờ bắt đầu thênh thang khó tìm ở một khu phố trung tâm khi mùa Covid đến lần 2. Ông già và thằng nhóc đến bệnh viên Nhi Đồng 2 lần hai trong cái nắng lang thang làm bóng cả hai đỗ dài về một phía. Thằng nhóc đến lấy kết quả xét nghiệm và bị xét nghiệm lại vì máu của anh chàng bị đông. 

Kết quả xét nghiệm của lần lấy máu đầu chỉ được năm mươi phần trăm để xem hiện tượng chảy máu cam thường xuyên của thằng nhóc Lavie là gì. 

Ở đâu đó của một sớm trời nắng lơ đãng, có người con gái phải dụ dỗ thằng nhóc đến bệnh viện lấy máu để rồi nghẹn ngào vì y tá luồn kim tìm ven như lạch, lươn tìm đường vùi xuống bùn mà chẳng thấy đâu là nông, sâu cho vừa. 

Ông già ngắm thằng nhóc trong trang phục đồ bơi ưa thích bó sát cơ thể thịt vừa sát với xương, mắt tròn nhìn những đứa nhóc xung quan trong căn phòng ngập mùi ê te. Thằng nhóc vừa khóc ré lên vừa ngồi quan sát kim tiêm như thể xem chiều nông, sâu. Ông già ôm thằng nhóc vào lòng, xiết chặt, thấy thấp thoáng mây chiều bay trên nóc tòa nhà đã bê tông hóa, mấy cái tầng xanh vừa lại mất đi, mấy cái lòng lành đâu đấy lại chơi vơi trong cái khoảnh khắc tìm kiếm sự an tâm. Ngộ. Bao nhiêu tuổi rồi, bao nhiêu đứa rồi thì vẫn phải đi tìm cái cảm giác an tâm đó. Sự an tâm dành cho mấy tình yêu của đời mình. 

Thằng nhóc Lavie đến ở một tối trời giửa hạ rồi về mái nhà ở một hẻm con, từ đấy bắt đầu trổi dậy một cá tính ngược ngạo hoàn toàn với thằng nhóc đầu Merci. Đâu đó còn có điểm giống nhau duy nhất chắc là ở chỗ ông già và em. Thằng nhóc nào th
ì cũng làm ông già tồn tại một nổi lo. Nổi lo ở những tuổi đầu đời chinh chiến quẩn quanh phần thể chất, sợ mãi miết gạo tiền, cơm áo mà lỡ mất mấy tuổi ấu thơ quan trọng (thật ra đến tận giờ ông già ngẫm nghĩ gã Chế Lan Viên nói đúng: Đi suốt đời thì lòng (cha) mẹ vẫn theo con) 

Nên nổi lo cứ thế phất phơ, phập phồng như máu chảy bên trong, tự nhiên như thể thuộc về bản năng. Dẫu rằng đôi lúc phải đặt mấy câu “giàu đứt tay” vào trong ngữ cảnh. Biết thế vẫn làm…để an tâm. Thằng nhóc nắm lấy tay ông già băng qua dòng người đưa con, cháu đến khám ở một sảnh chờ loa phát vang tiếng tên đóng tiền, phát thuốc. Ông già quyết định đưa thằng nhóc trở về sau lần thứ hai thứ hai y tá thông báo thất bại bởi máu đông. 

Ngập trong lòng mình là một nổi tức giận xuất phát từ nổi đau và như một định luật bất thành văn của mình đặt vào đấy: chuyện gì cũng không quá ba. Mây trời bay như khói đậu cùng nắng lang thang. Ông già băng qua ngày tàn, nắm chặt tay thằng nhóc để đi còn năm tháng còn lại, tự nói trong lòng mình chẳng phải đã từng vượt qua cái suy nghĩ sợ rằng tự kỷ này nọ đó thôi, giờ thêm một vài dòng máu chảy…có dừng lại hết nổi lo…một đời!?

Thứ Bảy, 3 tháng 10, 2020

[Review Sách] Tài chính có cứu vãn thế giới được hay không? (Bertrand Badre)

Tài Chính Có Cứu Vãn Được Thế Giới? - Bertrand Badré | NetaBooks

Nó tiếp cận quyển sách để hiểu rõ hơn về công việc "giúp đời" vương mang trên người mình. Ở đây làm rõ & hiểu hơn một góc về định nghĩa "tài chính ... là những công cụ tài chính được các thế lực trong hệ sinh thái quốc tế sử dụng (như ngân hàng, nhà đầu tư, quỹ hưu trí, các tổ chức và các bên cho vay)

Nó chọn quyển sách bởi sự kinh nghiệm ủa tác giả Bertrand Badre một phần nằm ở kinh nghiệm từng làm giám đốc điều hành Ngân Hàng Thế Giới.

Bìa sách tiếng Việt thực sự được thiết kế rườm rà với chi chí chữ. Quyển sách như điểm lại các sự kiện khủng hoảng 1995 đến 2007 để rồi diễn giải cch1 chúng ta khôi phục lại niềm tin và xây dựng lại thế giới (đã từng ngồi xuống và cam kết với nhau vào năm 2000 (dưới sự chủ trì của tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Anna) và 2015) 

Điều kiện cần là (1) thách thức đủ lớn hoặc đủ cảm hứng để làm giàu trí tuệ và thiện chí của chúng, (2) mỗi người đều đồng ý với nhau để ngồi chung bàn đàm phán (3) mọi khác biệt và kỳ vọng tương ứng được nêu ra, được thừa nhận và được giải thích cho nhóm và (4) lộ trình thời gian có thể điều chỉnh và thống nhất được:  Ngân hàng phát triển địa phương như đầu máy, cơ sở hạ tầng, biến đổi khí hậu, an toàn đường bộ, sức khỏe toàn cầu, giáo dục, người tị nạn, đại dịch và hợp tác phi tập trung 

[Nhật ký của cha] Merci, ông già & con chữ

  Ai rồi cũng phải lớn! Ông già nhận ra điều đó khi ngồi ly trà cúc còn ủ hơi nóng ở một đêm cuối hạ, lắng nghe thằng nhóc Merci nói bằn...