Chiến Phan

Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2012

Anh kể, tôi nghe

Vội vã trở về vội vã ra đi.
Anh là như thế. Lời nhạc như viết cho anh. Kẽ rong chơi trên những nẽo đường đất nước. Cứ đến hàng năm gần đến ngày độc lập. Anh về lại với Sài Gòn. Đến hẹn. Nó lùng anh để lắng nghe câu chuyện của ngày xưa. Thân ái. Tưởng đã nhạt nhòa, vậy mà cứ sống lại qua từng ấy năm. Nghêu ngao. Nghe lời anh kể, giữa gió bụi tha hương.
Photobucket
Nghe anh kể khi cơn mưa đầu mùa chợt đến. Rĩ rã. Anh kể về đời anh. Phong trần gió bụi vương mùi bùn đất quê hương. Nó chỉ thích câu chuyện của anh sau ngày độc lập. Ngày đất nước trọn niềm vui.
Câu chuyện như một cuốn phim tư liệu đen trắng được anh dùng lời kể chiếu lại cho người nghe bằng những hình ảnh tưởng tượng. Sống động. Nếu không nói chuyện với anh, chắc chẳng bao giờ nó biết được những gì của quá khứ hôm qua từ ngày lá cờ bay trên nốc dinh Độc lập, và hơn hết là nó biết: anh có tài kể chuyện. Không giống như ngày đầu. Nó chẳng ưa anh.
Khắc khẩu với anh từ ngày đầu gặp mặt, rồi công việc cuốn đi tạo điều kiện tiếp xúc mà thành thân. Lúc nào không hay. Nó hiểu hơn về con người đa cảm này, khác cái vẻ bề ngoài khô cằn hay cau gắt ấy. Qua anh. Biết được.
Thì ra có một thời gian khó. Ăn độn bobo cho qua bữa, thịt thà trở thành món vật lạ. Khát thèm. Những gia đình cán bộ, mọi thứ đều gắn theo một khuôn khổ với những khẩu phần cấp riêng, lớn lên trong một gia đình như thế anh thấy mình đi trước tuổi thanh xuân. Háo hức. Mong đến ngày phát phiếu lãnh thức ăn, nhớ chân sáo về nhà mang lạng thịt với mở phần nhiều, được buộc dây cẩn thận. Đong đưa. Trong tay thằng nhóc áo thun ba lỗ không còn nhận ra màu gì trong chiếc quần luồn thun, chỗ vá chỗ lành. Phong phanh.
Sống tập thể.
Nước trở thành vấn đề thiết yếu của mọi gia đình. Chong đèn. Thức canh hứng nước đêm khuya giữa những cơn gió lùa mát lạnh của một Sài Gòn về đêm. Râm rang. Ve sầu gọi hè đánh thức đêm tĩnh lặng. Hòa bình.
Điện cũng chẳng hơn nước, cứ thấp đèn dầu mà soi rọi đêm đen. Bài học thuộc lòng. Tiết kiệm là hàng đầu. Đôi khi. Như vậy lại hay, cứ tối ra hàng ba các gia đình ngồi quần quay kể nhau nghe của chuyện một ngày. Gió thổi bay qua đời vất vả. Trẻ cứ chơi đùa ngập của sân loe lói ánh đèn. May mắn được một vài đêm sáng trăng. Hiếm muộn.
Nó thấy thấp thoáng của xã hội Trung Hoa trong những ngày hòa bình vừa lặp lại. Giống nhau. Tự cung tự cấp. Tự vất vả, tự vượt qua. Ngạo ngược.
Nghe câu chuyện anh trong cái giận hờn của trời đất. Nước bắn tung tóe rồi chãy thành dòng trên mặt kiếng. Nhạt nhòa. Mưa tuôn xối xả như muốn trút hết mọi nỗi niềm. Chịu đựng nắng lâu quá rồi. Nắng hạ ơi. Trên đường người người vẫn đang vất vả chống chọi lại thiên nhiên. Hờn giận giữa đất Sài thành. Anh thả lõng người trên thân ghế dõi mắt về phía màn mưa con. Như tiếc nuối.
Photobucket
Sài Gòn ngày ấy.
Nắng ngày ngọt dịu cho đêm về lộng gió. Mát lành. Cây xanh buông lá rợp mọi nẻo đường. Yêu thương. Vài đêm trăng sáng, lũ bạn vui đùa với những trò trẻ dân gian. Mộc mạc mà khó quên. Ký ức in hình trong nỗi nhớ.
Trong nỗi nhớ của tuổi thơ ngày ấy. Truyền hình. Một dấu ấn riêng nằm trong trang kỷ niệm. Hẹn hò. Cứ đến tối lại lên, đi xem vô tuyến, cả xóm mới có một nhà khá giả được chiếu cho bà con xem. Đã thèm. Cơn khát những bộ phim Nga, kể ra nó chưa từng biết, cố gắng chỉ biết mỗi cô bé Maika, chỉ vì là phim quá nổi tiếng, đã đi vào tuổi thơ dữ dội ngày ấy.
Trước khói lửa đạn bom, sau điêu tàn thiếu thốn, ấy vậy mà nỗi nhớ càng thêm khắc sâu.
Anh nhớ tình làng nghĩa xóm, chia lửa khi tối đèn và sen sẽ vài lon gạo khi vơi. Đậm chất văn, thấm tình người. Vậy mà. Tình làng nghĩa xóm ngày hôm qua đã phôi pha khi hôm nay nhìn lại. Cái nghĩa tình mất đi chỉ còn lại câu nói “live behind the door” buồn bả và chua chát.
Giọng anh buồn trong khói thuốc bay, ly café không đường không còn dịu ngọt trong hơi thở của thời đại. Rối bời. Gió thổi bạt cả một hàng cây, những đợt sóng nhỏ rượt nhau theo cơn gió trên mặt đường ngập nước.
-          Nó hỏi anh cái học ngày ấy thế nào?
Bài học gian khó. Hiện thực nó bằng lời anh không tài diễn tả. Dẫu rằng với nó, anh là kẻ kể chuyện hay. Chỉ biết rằng: thép đã tôi thế đấy. Để bây giờ nó mới được may mắn gặp anh. Lắng nghe câu chuyện của ấu thơ anh. Hứng khởi.  Không chỉ là hoài niệm mà còn bổ sung vào trí nhớ: một phần trải nghiệm của đời mình qua lời kể, để rồi biết đâu sẽ kể lại cho con cháu sau này. Dẫu chỉ là dư âm thôi.
-          Nó hỏi anh: nếu ngày ấy quay lại anh có thể sống như thế được không?
Anh mĩm cười, bảo rằng không. Bản thân anh không biế được làm sao mình có thể chống chọi và vượt qua những ngày ấu thơ vất vả ấy. Giờ cuộc sống đủ đầy, có phần dư dã anh cảm thấy mình không còn đủ sức lực và tinh thần để vượt qua. Con người thật lạ.
Có một chút nhớ nhớ, có một chút yêu yêu
Những gì của ngày hôm qua. Biết vậy, nhưng hôm qua cứ để lại hôm qua. Quá khứ là kỷ niệm. Kể lại nhau nghe khi tâm trạng dâng tràn. Giống anh. Mỗi lần kỷ niệm ngày hòa bình lập lại nơi miền Nam. Yếu dấu. Ta sống trọn hôm nay để làm tất cả cho ngày mai. Dẫu rằng một ngày mai có ra sao vẫn không ai biết.
Cơn gió không ngừng thổi, mưa vẫn không ngừng tuôn. Nước bắn tung tóe khi mỗi lần xe vượt qua, trắng xóa một góc tầm nhìn. Tắm mát cả một con đường, cầu vượt Cát Lái thành hình đang rung mình, sảng khoái cùng mưa. Đất nước ngày đổi mới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

[Nhật ký của cha] Merci, ông già & con chữ

  Ai rồi cũng phải lớn! Ông già nhận ra điều đó khi ngồi ly trà cúc còn ủ hơi nóng ở một đêm cuối hạ, lắng nghe thằng nhóc Merci nói bằn...