Chiến Phan

Thứ Năm, 15 tháng 2, 2018

NHỮNG KẺ ĐỢI CHỜ MỘT GIẤC MƠ (2): BA MƯƠI chưa phải là TẾT?


4c2cd05a33bc7929fb6f28b7381b015d 
Hai chín Tết. Viết bài Chợ. Viết về việc bớt đợi chờ ba mươi cho những ảnh hình về việc hoa Xuân quăng thùng rác trong mấy bài tiếc thương người trồng, kẻ bán.
Ba mươi Tết. Đọc trên Mạng. Viết về cùng một đề tài trái chiều thú vị (vì tranh luận để phát triển), rộn ràng về mấy việc bán buôn ấy để cung cầu quyết định, tiếc thương không gán ghép trong mấy chuyến “tế kinh”. Ngẫm. Thấy hình dung na ná, câu chuyện của hôm qua; năm 2017, thị trường xe ô tô.
Bức tranh ảm đạm của đầu năm; giấc mơ của những kẻ đợi chờ cứ như bước ra đời thực – về việc chờ giá giảm khiến một thị trường hỗn loạn trong tâm lý của người bán, kẻ mua.
Giấc mơ đợi chờ càng thôi thúc chờ đợi. Chuyện ấy thấy ở giữa năm, khi chứng kiến làn sóng giảm giá chưa từng có và câu slogan của gã Tài Chính Toyota ở buổi bắt đầu gần như đúng nhất vào lúc này: Sở hữu một chiếc xe Toyota không còn là mơ ước. Người mua quyết định dễ dàng về việc mua một con xe Honda SH hay lấy phần tiền đó làm đối ứng với phần còn lại…vay.
Đặt qui luật cung, cầu vào lúc ấy. Ngẫm. Đúng. Nửa phần. Khi hiệu ứng đám đông chịu sự tác động của tâm lý chờ…giảm tiếp với sự tiếp sức của “truyền thông” từ mấy “chuyên gia” đưa ra nhận định với cách nhìn không nằm ngoài …suy nghĩ chung. Lần đầu tiên, gã khổng lồ Toyota thực hiện công bố giá giảm với áp lực cực lớn của tồn kho từ gã đầu đàn đến những gã ngổn ngang bài toán tương tự diễn ra khắp cả nước. Mấy câu chuyện “thượng đế” đem ra bàn trong mấy cuộc thoại sales. Chuyện ấy ở gần cuối năm.
86b109bc92551d2dca72920cb0a19836
Bước chân của những gã đại lý miền Nam bắt đầu chạm đến những điểm đến trong công cuộc giải quyết dứt điểm tồn kho. Đâu đấy, một gã nằm ở Phú Mỹ Hưng lần đầu tiên trở thành đại lý đầu tiên đạt mức tồn kho ở số 0, giống lên hồi chuông đỉnh điểm về sự đợi chờ một giấc mơ chấm dứt khi cú bồi tiếp của chính sách hạn chế dòng xe nhập khẩu. Bắt đầu thức tỉnh vài gã đợi chờ một giấc mơ.
Dạo quanh. Miền Nam. Bắt đầu những cái bắt tay chúc mừng những gương mặt đã vượt qua sóng dữ tồn kho nơi showroom chẳng còn mấy chiếc xe để trưng bày, ở nơi Lý Thường Kiệt của đầu trưa ươm nắng Tết, chẳng còn chiếc xe nào còn lại để trưng bày. Thấy giấc mơ lại tiếp tục đợi chờ một giấc mơ.
Café. Anh hỏi: thị trường 2018, giá xe sẽ giảm? Lắc đầu. Nó nói không biết; đâu đó lại thấy tác động của mấy bài rác thải núp dưới chiêu bài nhận định với quan điểm khi thiếu mấy phần “động lực lót tay” hay gom được “lót tay động lực” của mấy chiêu bài quảng cáo để thu hút câu like hay đơn giản là liên hệ lại rồi tính sau chuyện giảm giá thế nào. Tất cả sẽ là đàm phán.
Vậy chuyện đợi chờ ba mươi ấy có thấy giống với đợi chờ giá giảm chăng? Có phải là qui luật cung cầu quyết định trong yêu tố “đợi chờ ba mươi”? Có phải khập khiễng để so sánh một chậu hoa và một chiếc xe Toyota khi giá trị là khác nhau?
Mấy câu hỏi để đó. Chỉ biết là giữ lại phần suy nghĩ đó cho những kẻ đợi chờ một giấc mơ: Hãy xác định mua để làm gì? Ba mươi chưa phải là Tết, vậy thì mọi thứ cứ vậy mà chờ Ba Mươi?
(P/S: Chuyện vui viết lại ở trời Ba Mươi)
(Ảnh: Internet)
Những kẻ đợi chờ một giấc mơ


Thứ Ba, 13 tháng 2, 2018

CHỢ (6): BỚT CHUYỆN ĐỢI BA MƯƠI


Khi bắt đầu hoài niệm, là lúc ta đã già!
a0169ed855da7a461f70b5a3debe11d1 
Chợ - giản nghĩa là nơi tập họp của kẻ bán, người mua. Tra wiki, thấy không khác nghĩa nhiều. Nghĩ. Kẻ bán nơi một góc chợ giống như đời Sales ấy; những mỹ từ thiếu vắng ở nơi đây. Thường. Người gọi con buôn. Hiếm. Người gọi kẻ bán.
Chợ. Dọc đường buôn bán ấy bàn bạc nắng, mấy câu người bán trãi nghiệm rút bằng mấy câu thường lập: Làm dâu trăm họ, mua lạy bán dạ.  
Chợ. Ngang đường buôn bán ấy ngăn ngắt nắng, mấy câu người bán trãi nghiệm bằng mấy câu thường dập: có mợ thì chợ thêm đông, không mợ thì chợ vẫn đông như thường.   
Đâu đấy. Thấy đời Sales cũng không khác mấy so với mấy cảnh này, ngoài việc được khoác lên mình mấy bộ cánh trong những căn phòng được đóng khung chuyên nghiệp. Bước ra rồi, thấy những cuộc đời buôn bán ấy chẳng khác bao nhiêu dù chợ giờ dời lên mạng mua bán nhiều.
6279dd6bc601b2301a58f8d4f742c591
Khi bắt đầu hoài niệm, là lúc ta tiếc nuối!
Trở về mấy phiên chợ chưa dời lên mạng, những kiếp sống đeo bám, ru mấy con người lỡ gắn bó với chợ như một thứ gì đó khó từ bỏ ngoài mấy chuyện mưu sinh, chỉ đến khi nắng chiều đời ngã lưng về phía bên mình, thấy tình cảm về kiếp sống ấy lại tràn về. Đam mê. Như kẻ yêu thương quyết giữ lời thề. Cứ phải bước ra khu chợ đấy để sống trọn với yêu thương.
Người tình là một trong những con người lỡ sa vào tình yêu ấy. Chợ. Rộn ràng. Ở mấy dịp giáp Xuân. Thức đêm. Chờ sáng. Dù ngồi nửa ngày phải nghĩ nửa ngày còn lại. Ấy vậy sớm mai lại cứ phải ra để tiếp tục nồng nàn với mấy lời rao, tiếng hỏi, sang sảng một góc hàng. Chuyện ấy không còn ở mưu sinh.
Bạn của người tình là một trong những con người ngồi cả một đời dọc ngang mấy ô nằm trong ô chợ ấy. Lên đời. Sạp đóng nữa chân. Ngồi bày. Gian hàng. Đêm thức. Chờ sáng. Hai mươi bảy Tết. Chờ những ngày chiến cuối. Bạn khóc. Chị ơi, tôi nhớ. Dặn con, dắt ra, về chợ để cho vơi bớt nhớ nhung.
7e581d1a1b377880ddb270d991a72180 
Sự tình. Đổi thay. Người nay đổi khác, thích chợ mấy buổi giáp Xuân. Đúng Ba mươi. Mua cho rẻ như lục bình bán bó. Sự tích. Không còn. Mấy lời rao, tiếng hỏi, sang sảng ở một góc hàng. Chỉ thấy một thế hệ mới sang. Lẹ làng. Bán buôn chụp giựt như thời buổi online, lỡ một nhịp mất một mối.
Trở về mấy phiên chợ chưa dời lên mạng, máu ngấm vào người, cứ liếc nhìn dọc ngang, của đồ bán sắp hàng. Dặn lòng. Bớt chuyện nề hà. Giá cả với phải chăng.
Hai mươi bảy Tết. Hoa Xuân người đi, ngắm nhìn chờ giá hạ. Đâu đó lại là ba mươi. Đôi vợ chồng trẻ, từ quê lên phố, cột chặt mấy chậu hoa, sau lời mở hàng đúng giá, đi kèm theo lời chúc một năm mới mắn may, của nhà quê lên phố, mang nước của quê theo, sợ thị thành tưới rụng mấy nụ hoa chờ bán. Thằng nhóc già đi chợ, không chỉ có ngắm hoa, mua được như đúng giá, từ mấy lời chúc Tết của đôi vợ chồng trẻ, từ quê nhà lên phố.
Thì muốn. Xuân đến với mọi nhà, nề hà chi giá cả để Xuân chỉ có mình ta lướt qua dòng báo mạng, thấy người quên lên phố, về đổ hoa chất đầy rồi chặc lưỡi thấy thương. Thì thôi, bình thường ơi bớt lại chuyện đợi đến ba mươi.

Chợ (5) – Một tình yêu
Link: http://chienphan.blogspot.com/2017/01/cho-5-mot-tinh-yeu.html 

Chợ (4) – Người đi buôn hồn cũ
***
When nostalgia begins, it's a sign that we are getting old!
Chợ (market) - simply a gathering place for sellers and buyers. Look it up on Wiki, and you'll find not much difference in meaning. The seller in a corner of the market is like a salesperson's life; the poetic words are absent here. Usually, people call them merchants. Rarely, someone calls them sellers.
Chợ. Along the trading route, under the scorching sun, the experienced sellers summarize their experiences with common sayings: "Marrying into a hundred families, buying and selling with gratitude."
Chợ. Across the bustling trading route, under the harsh sunlight, the experienced sellers convey their experiences through sayings like: "If there are more women, the market becomes busier, without them, the market remains as busy as usual."
Somewhere. Life as a Sales person is not much different from these scenes, except for the fact that they get to wear professional outfits in well-framed rooms. Stepping out, you see that these lives of trading are not much different, even though the market has now moved online for many transactions.
When nostalgia begins, it's a time for regret!
Returning to the days when the market had not moved online, those lives clinging to, nurturing people who are attached to the market as something hard to give up beyond the survival issues, only when the setting sun bends towards us, the feelings about that life come flooding back. Passion. Like a lover determined to keep their promise. It's necessary to step out into that market to fully live with that love.
The lover is one of those who inadvertently fell into that love. Market. Bustling. Especially during festive occasions. Staying up all night. Waiting for the morning. Although half a day is spent thinking, the other half remains. Yet, the next morning, they must go out again to continue passionately with the announcements, inquiries, and the lively atmosphere of a corner market. It's no longer about survival.
The friend of the lover is one of those who sat their whole life across those stalls within that market. Ascending to the divine. Half a foot into the grave. Sitting and arranging. Stall half-closed. Sitting, displaying. Staying awake at night. Waiting for the morning. Twenty-seven Tet. Waiting for the last battles. The friend cries. Oh sister, I miss you. Remind your child, to take them to the market to ease the nostalgia.
The situation changes. People today are different, liking the market a few days before the Lunar New Year. Exactly thirty days. Buying cheaply, like grabbing a bundle of flowers. The legend. Gone. The announcements, inquiries, and lively scenes at a market corner are seen in a new generation. Swift. Wholesale trading is photographed as in the online era; one missed beat loses a connection.
Returning to the days when the market had not moved online, the blood soaked into the person, just glancing sideways, seeing things lined up ready for sale. Reminding the heart. Reduce the burdens. Price with reason.
Twenty-seven Tet. The Spring of people going, admiring, and waiting for lower prices. Somewhere it turns to thirty. A young couple, from the countryside to the city, firmly tie a few pots of flowers, after the right opening price, accompanied by New Year wishes, from the couple from the countryside to the city, carrying water from hometown, afraid that the city will wither the waiting flowers for sale. An old boy goes to the market, not just to admire flowers, but to buy them at the right price, from the New Year wishes of the young couple from the countryside to the city.
If you want it. Spring comes to every home, forget the price so that Spring only has us skim through the online news, seeing people forgetting to go to the city, coming back with chemicals to fill, and clamping their tongues feeling sorry. Well then, normalcy, reduce the waiting for thirty.

Thứ Bảy, 10 tháng 2, 2018

Người tình ơi MƠ gì?

Nắng hỏi: Bao lâu rồi? 
Gió nói: Tròn năm? 
heart-love-romance-valentine 
Người con gái của xuân thì ở lại, loay hoay sửa soạng, bước trên những đụn cát, vượt qua hàng người. Tìm kiếm. Người tình ơi đâu rồi? 
Buổi ấy, trời ngó nghiêng ở chỗ người về đông lạ thường, chắc là muốn nghe câu chuyện cũ của những người yêu thương. Tìm về. 
Nắng hỏi: Sao trốn vậy? 
Gió nói: Chắc ngại ngùng
Người con gái của đông tàn giữ lại, lúi cúi ngó nghiêng, bước trên những ngọn cỏ bắt mùa xanh mởn, gai đâu vài bụi quấn quanh chân. Mò mẫm. Người tình ơi mô rồi? 
Buổi ấy, trời ngó ngang ở chỗ người đến chưa chịu về, chắc là ôn câu chuyện cũ, tình dấm dứt chưa đi. Thủng thẳng. 
pexels-photo-235735 
Nắng hỏi: Ở đó kìa, thằng cha già rồi mà còn thích mấy trò ngô nghê 
Gió nói: Già thế thôi chứ gặp nhau cũng bồi hồi thương với nhớ. Bẽ bàng. Bao nhiêu năm chứ đâu chỉ một ngày hay một năm. 
Người con gái của thu ngàn níu lại, mắt chẳng rõ ràng cho mấy cảnh trước mình, cứ nhìn trong đám đông ấy tìm lại người từng nói chuyện trăm năm. 
Buổi ấy, trời ngó xiêng ở chỗ người tình với mấy đứa nhỏ đi theo, chẻ ra nhiều hướng tìm gặp cho bằng được người từng nói chuyện trăm năm. Chuyện tình ấy giờ đây năm đứa, dù chẳng được trăm năm. 
pexels-photo-320266
Gió nói: Thấy chưa, gặp rồi kìa! Chờ người con gái nói “hỉ xả” thì thằng chả mới thôi trốn tránh. 
Nắng hỏi: Ừ, nghĩ xem người con gái ấy nói gì tiếp theo? 
Người con gái của hè đỏ lửa lưu lại, líu lo dọn dẹp, mắt mở căng tràn, thiếu nước ngấn ngang, nhìn gương mặt cũ, kể mấy nhỏ nghe, chuyện người tình ấy, hứa đúng ba ngày lấy ngay thằng khác tính từ ngày nằm. Vậy thôi. Nói cho hả giận, giờ năm tính chục, chắc cũng hơn ba, vẫn là ở vậy với ách năm con, giờ nay quay lại, nói cho thỏa lòng: mọi thứ buông bỏ, hỉ xả cho qua. 
Buổi ấy, trời ngắm người con gái tóc pha màu nhang khói hòa với mây bay, ngồi nơi mộ ấy chờ lúc nhang tàn, đốt mấy bạc vàng, không nhiều câu chuyện cũ, chỉ mãi mê một câu nói. Hỉ xả. Buông trôi hết giận hờn, yêu thương gì còn lại; giờ là ở tâm vui. 

Đất, trời và nắng, gió. Nhìn nhau. Muốn thay cho gã hẹn trăm năm muốn tỏ bày như ân ái với người con gái xuân thì ở lại: Người tình ơi mơ gì?

[Nhật ký của cha] Merci, ông già & con chữ

  Ai rồi cũng phải lớn! Ông già nhận ra điều đó khi ngồi ly trà cúc còn ủ hơi nóng ở một đêm cuối hạ, lắng nghe thằng nhóc Merci nói bằn...