Chiến Phan

Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2018

[TFS VN] Câu chuyện mười năm


871df0685d5d25d31f1d351903df0b7c 
Takashimaya, Ember Café, buổi trưa quán khá đông khiến hai gã đàn ông lọt thỏm trong biển người này dù rằng họ không quan tâm. Nó mời anh một buổi cơm trưa để nói lời cám ơn sau hai năm gìn giữ một chữ ơn và được sự khuyến khích của chị là…để anh vui.
Anh – là một đồng nghiệp cũ ở Tài Chính Toyota; ở một bộ phận gần như đối lập nhau – anh thuộc phê duyệt, nó thuộc về sales. Tuy nhiên, điều đó không ngăn cản được mối quan hệ bạn bè lệch tuổi giửa nó và anh sau khi anh công tác tại một ngân hàng khác; đơn giản anh có được sự tôn trọng và ngưỡng mộ của nó từ tri thức anh có được. Buổi ăn trưa đấy, vẫn còn có một lý do khác ngoài lời cảm ơn muốn gửi đến anh, nó muốn anh cho nó một đánh giá – dù sau đó (nhưng không bất ngờ) anh đã thay đổi hoàn toàn ý định của nó như mọi khi.
Đó là việc nó muốn nhờ anh cho nó một ý kiến về bản thảo câu chuyện mười năm ở Tài Chính Toyota nên được kể lại theo cách nào; trực tiếp hay gián tiếp. Nghĩa là, nó đã có bản thảo của hai cách kể khác nhau, cần ý kiến của anh về cách nào sẽ thú vị hơn. Câu hỏi của anh càng khiến nó thú vị hơn:
Tại sao là bây giờ? Đó là một câu hỏi hay mà chưa bao giờ nó đặt ra khi bắt tay vào viết – như một thói quen viết lách của mình – chương đời cần được ghi lại và nó nghĩ mười năm là một chặng đường càng xứng đáng được ghi lại khi ngày kỷ niệm càng cận kề.
Hãy để lại. Anh tiếp lời và như gần như dứt điểm khi nó giải thích về lý do chọn thời điểm thảo câu chuyện mười năm. Điều đó đồng nghĩa với lý do của nó hoàn toàn chưa thuyết phục anh. Anh luôn là như vậy, anh khiến nó bị nghiện bởi tri thức và sự hiểu biết của anh lẫn khuất sau mỗi lời nói.
8630275a6514bf0181ddcf0cd01876ad 
Viết giờ rất…uổng. Anh cắt dòng suy nghĩ của nó sau khi cho nó một lý do. Anh vẫn như ngày nào, sau mỗi lời nói luôn là các lập luận chặt chẽ, phần còn lại là người đối diện anh có đủ thông minh để đặt các câu hỏi hay để tiếp thu kiến thức cho mình vì anh sẽ không ngại ngần gì chia sẻ phần đó. Điều anh quan tâm là kiến thức chia sẻ đó có được sử dụng hay không vì nên là như vậy. Nó đặt tiếp câu hỏi tại sao.
Vì để càng lâu thì góc nhìn của em sẽ khác đi. Anh đã hạ gục nó hoàn toàn với lý lẽ này. Sự chiêm nghiệm và hồi tưởng xuất hiện ngay tức thì.
Một thằng nhóc bất đồng đã từng cãi tay đôi với anh để bảo vệ khách hàng dựa trên lý lẽ của riêng mình đến ngô nghê và ngờ nghệch, để rồi ngày tháng dần trôi, kinh nghiệm tích lũy theo chiều nắng gió đã thấy cách nhận nhìn cũng đã khác đi, sự ngô nghê và ngờ nghệch cũng phai the chiều gió nắng.   
Một thằng nhóc lật từng trang nhật ký trong tâm trí của những ngày đầu đến lúc ngồi trước anh, ăn một bữa cơm trưa, sống dưới mái nhà Toyota cũng đã khác quá nhiều về nhận thức, suy nghĩ và hành động đến ngỡ ngàng. Theo kiểu, ai rồi cũng phải lớn.
Nó tạm biệt anh, hẹn ở một lần gặp kế tiếp. Sớm thôi. Để anh em còn phải tìm lời giải của câu hỏi về giáo sư họ Hồ đang nổi tiếng và chị gái họ Hồ liệu có bà con gì nhau không.
Nó đóng lại tập bản thảo ngồi viết mỗi sớm lại trong suốt năm qua. Câu chuyện mười năm ở Tài Chính Toyota với hai cách kể; đại khái mở đầu như sau:
Bản thảo 1: Tôi tên là Tô Chính Tài, ở nhà mọi người hay gọi tôi với nickname là TFS hoặc TFS VN (VN chính là Việt Nam để phân biệt với đám anh, chị, em của mình), nghe ba mẹ kể lại là sinh ra ở Sài Gòn…
Bản thảo 2: Tôi bắt đầu làm việc ở Tài Chính Toyota vòa ngày 20 tháng 10 năm 2008. Tôi có thể nhớ chính xác vì những cái thuộc về đầu tiên và cuối cùng là hai thức khắc sâu vào trí nhớ. Đó là một buổi cuối thu…Phải kể vế quá trình tuyển dụng vì nếu không sẽ là thiếu sót vì tôi đã gặp được hai người ở vai trò người phỏng vấn – sau nay tôi mới nhận ra – họ chính là hai con người ảnh hưởng lên mình sâu sắc nhất.

Thứ Năm, 27 tháng 9, 2018

[TFS VN] Buổi đào tạo C1


pexels-photo-340779 
Anh có tham gia đào tạo lớp C2 không anh? Em hỏi lúc nó vừa trò chuyện xong cùng chị gái ở giữa trung tâm Sài Gòn. Nó lắc đầu, anh đã ngừng từ lâu.
Nó nhận lời em tham gia lớp C1 – lớp đào tạo của gã khổng lồ Toyota phân chia theo thời gian làm việc tại đại lý dành cho nhân viên kinh doanh, C1 là những nhân viên đã qua vòng “gửi xe”: thử việc thành công. Đó là khi đứa em đồng đội báo nó rằng có hai lớp diễn ra một lúc & cần anh hỗ trợ. Điều đó nghĩa là nó quay trở lại công việc đã từng ngốn gần 5 năm đi khắp trời Nam đất Bắc để hát một bài ca về Tài Chính Toyota và tạm ngừng sau khi đã có thế hệ kế thừa.
Nó có thêm lý do để nhận lớp C1 thay vì C2 (thành viên đã “vượt cạn” kỳ thì đầu C1 thành công & đủ thời gian trụ lại tại đại lý của mình) vì thành viên tham dự. Đó là những con người trẻ & mới xét về tuổi đời (tồn tại dưới mái nhà Toyota) – những con người mang trên mình ngọn lửa khát khao khẳng định bản thân mình. Chúng ta sẽ thường bắt gặp “lửa” nhiệt tình & hăng hái ở những con người mới; (nếu không có điều này ngay lúc mới bắt đầu thì tốt nhất hãy “chia tay sớm bớt đau khổ” để đôi bên còn có cơ hội cho nhau). Tóm lại, nó thích người trẻ và người mới vì “lửa” bên trong người họ.
Trên con đường quen thuộc từ Sài Gòn xuống khu công nghiệp Việt Nam Singapore hơn một tiếng xe chạy ấy, nó nghĩ mình phải thay đổi cách truyền tải – nghĩa là cách thức training. (thật ra thì tất cả các buổi training của nó thực hiện đa phần đều không giống nhau khi dựa trên yêu tố cảm xúc là chính; cảm xúc là thứ luôn thay đổi.
Nó quyết định đưa một phần cách rèn luyện trí nhớ của Barbara Oakley vào buổi đào tạo với chút “chế biến” theo kiểu của mình. Trình tự thực hiện:
  1)      Đọc lướt
  2)      Hồi tưởng
  3)      Đọc lại
  4)      Hồi tưởng
  5)      Con đường ký ức
pexels-photo-341390 
Đồng bọn TMV ngạc nhiên khi lần đầu tiên nó đốt “cháy” không khí trong căn phòng mà không đốt “cháy” thời gian – quá giờ như mọi khi (suy diễn dựa trên lời khen tặng – khó mà có ai ngủ lúc học với anh – nó thấy gì đó áy náy vì anh em gặp nhiều nhưng lại không nhớ tên cô bé TMV này).
Để rồi những câu chuyện sẻ chia về một thời thế - những con người kinh doanh hiện tại đang làm gì, tìm kiếm khách hàng ra sao hay dẫn mọi người cùng nó ngược về quá khứ tìm lại những phút giây của một thời nó cùng với thế hệ đã đi trước thế hệ ngồi trong khán phòng này từ Đông Sài Gòn đến tận Bình Dương, chạy sang Bình Thuận rồi ngược lên một Buôn Mê hay về lại đồng bằng Cần Thơ. Tóm lại, các câu chuyện quanh quẩn đại lý của những con người ngồi trong khán phòng – nó nghĩ, họ nên biết về lịch sử - thế hệ đi trước của mình ra sao, hành xử thế nào dù muốn dù không.
Giống như mọi khi, để lại một lời chào tạm biệt – câu nói lập đi lập lại ở mọi nơi như chiếc áo cũ ngã màu từ trắng sang cháo lòng: Thanh xuân chỉ một lần, việc còn lại là đừng lãng phí một phút giây. Để có thể tự hào tự hào nói với tất cả mọi người rằng: tôi là một người sales – chứng minh cho đại lý mình đang làm thấy được năng lực của bản thân và quan trong nhất là bất kỳ khi nào nhìn lại, không thấy hỗ thẹn với chính bản thân mình.

Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2018

[Nhật ký của cha] Ông già & Merci - Cám ơn


0-02-06-cbfa429f9491429365f0c129437323af11c8fe894ca5be8d36999d6b49940fe4_2267aa8f 
Có ba từ ma thuật! Từ “cám ơn” là một trong ba từ. Ku cậu – người hướng dẫn cho thằng nhóc những nét vẽ đầu tiên, trừ em: mẹ của thằng nhóc - đã nói với thằng nhóc Merci sau khi đã hoàn tất bức tranh Trăng soi bóng nước và ông già nhắc nhở nói gì trong miệng không nghe được.
Ông già dừng lại nét chì đang say sư đổ bóng để lắng nghe câu chuyện của cả hai. Đồng tình với cái ý kiến đó – vì ông già đặt tên cho thằng nhóc theo nghĩa tiếng Pháp cũng là từ đó – “cám ơn” là một từ ma thuật.
Từng nhớ. Ở một trưa Sài Gòn ủ nắng lên màu vàng rượm như một lớp cơm cháy vừa chín tới, nơi góc ngả tư, cô cậu học trò tinh khôi trong chiếc áo trắng, quần xanh xin quẹo phải và để lại cái cúi đầu cùng lời cám ơn rộn ràng. Tự dưng. Ông già thấy cảm giác đâu đó hân hoan mơn man khắp người, dâng trào như người sắp chết được hồi sinh bằng phương pháp ECMO (đại khái lấy máu ra, oxy hóa rồi tiêm ngược vào)
Từng ngỡ. Phát hiện từ ma thuật ấy rất lâu rồi qua con người từng gặp và sách vỡ từng đọc, tra trên mạng không thiếu những câu chuyện liên quan đến từ này. Ông già cứ thế truyền tải cho thằng nhóc một cách máy móc và rập khuôn vì trong suy nghĩ trẻ mọi thứ đều trắng tinh như một tờ giấy trắng. Giờ ngỡ. Quên mất bản thân cần có trãi nghiệm của riêng mình để thằng nhóc thấy ông già thực hiện ra sao. Từ đó, ông già cố gắng thay đổi – sử dụng thường xuyên hơn từ ma thuật “cám ơn”
Trong căn phòng Lexus thoang thoảng hương đưa nhân tạo, ông già sử dụng từ “cám ơn” khi được bạn Sales (vợ thằng bạn thân cùng nghề hiếm hoi, giống nhau ở khẩu khí). Ông già cố gắng nói tròn vành, rõ chữ như một cách để tập quen. Nghĩa là, ông già cố tắng từ bỏ cái thói quen nói trong miệng vừa đủ mình nghe hay gặp ở mỗi góc ngã tư xin đường rẽ phải.
Ông già và thằng nhóc chắc phải nằm lòng cách dùng từ ma thuật “cám ơn” ấy: Rõ – To – Thật.

Thứ Năm, 20 tháng 9, 2018

Giá trị một thương hiệu


wigo-d 
Anh mày đã lên level rồi! Nó vừa ngồi xuống đã nói với những đứa nhóc đang bận bù đầu với những hồ sơ khách hàng, ngơ ngác nhìn hỏi: Là sao anh?
Anh đã có thể giữ im lặng thay vì tỏ ra nguy hiểm Nó cười đáp lại. vì với hàng loạt câu hỏi đang nhảy múa trong đầu dự định sẽ bắn ra trong buổi họp chuẩn bị ra mắt dòng xe mới, nhưng nhận ra có 3 lý do để mình giữ im lặng.
Đầu tiên, anh không phải là người được hỏi. (Nó thuộc bên thứ ba) Người cần hỏi chính là đại diện cho các đại lý khu vực miền Nam.
Thứ hai, anh có quá ít thông tin để gọi là ý kiến. (Liệu rằng có một kế hoạch chi tiết phía sau định hướng mới này của gã khổng lồ - hướng đến đối tượng gia đình)
Thứ ba, anh chỉ thuộc thành phần dốt nhưng không phải là dốt nhất giữa đại dương tri thức, nên phải “bớt bớt” (tự mãn) nếu không sẽ giết chết học hỏi.
ban-toyota-rush-suv-2018-m-i-h-chi-minh-926023903_large
Đâu đó, tri thức phát triển từ sự phản biện, bắt nguồn từ tranh luận mà ra. Nhận thấy; nó cũng có góc nhìn & ý kiến của bản thân mình nên nếu không nói ra thì viết ra để tránh quên đi và biết đâu “ai đó” đọc được sẽ đem ra thảo & tranh luận, như một phần đóng góp gián tiếp cho gã khổng lồ Toyota mà số người yêu nó đếm không xuể.
(Trong những người yêu gã khổng lồ đó; nếu phân chia thành hai nhóm, nó sẽ chọn thuộc về nhóm phản biện – nghĩa là dành thời gian để tìm điểm yếu, điểm chưa hợp lý để phản biện dựa trên sự hiểu biết của riêng mình)
Trong tình huống này, có những thứ yếu cần nói là đây.
Sự bắt nhịp chậm chạp – luôn là như vậy vì gã phải di chuyển cả cái thân bồ tượng hay cái thây khổng lồ (tóm lại là to lớn) của mình, nên để vận động toàn thân cùng một lúc là điều khó khăn – dù rằng thực tế luôn phơi bày ra trước mắt. Lâu rồi. Sự dịch chuyển mục đích tiêu dùng (mua xe) đang diễn ra với các con số lớn dần: mua để kinh doanh, khi bản thân lắng nghe & lặng người đi trong các buổi họp cùng đại lý. Nó có lý do để im lặng như đã nói. Để rồi,
Giá trị thương hiệu của hơn mười năm trước đã biến mất. Một thời. Nhớ. Bài hát của nó ca rất to trước đám đông khắp trời Nam đất Bắc về: mua xe gắn máy là Honda, mua xe ô tô là Toyota. Giờ đây, giá trị thương hiệu thay đổi bởi một lực lượng tiêu dùng mới xuất hiện – đó là những con người trẻ & tư duy khác biệt.
8_OJRG  
              Những con người trẻ đã có tiền sớm hơn các “bô lão” – đại diện cho một thế hệ một thời tích góp xem xe như là một tài sản - và xem xe gần như là phương tiện chứ không còn là tài sản như thế hệ cha ông. Từng nhớ, chiếc xe trở thành giấc mơ rất đỗi tự hào sau một ngôi nhà khang trang, tiệc “rửa xe” cũng hoành tráng như tiệc tân gia. Qua mất rồi còn đâu.
               Những con người trẻ giờ rượt đuổi sự khác biệt hơn cả sự tiện nghi. Giá trị “bền & ít mất giá” (đã thay đổi từ “không” sang “ít”) của gã khổng lồ đã nằm lại phía sau trong mắt người nhìn; với “trẻ trung và bớt “chợ”- kém sang” là yêu cầu mới. Những con người trẻ không muốn nhập nhòa trong khuôn khổ đã đóng khung “bô lão” ấy từ tư duy khác đi về thiết kế, công năng và giá cả. Sự trãi nghiệm cần có thời gian và giới trẻ thì không muốn mất thời gian để trãi nghiệm lúc này.
Vậy đấy, nó ngồi thơ thẩn về một thời ta đã yêu với tự hào ngời ngời một thương hiệu. Giờ đây, vẫn còn tình yêu ấy…nồng nàn. Buổi đấy, ngồi giữa bọn trẻ lại thấy mình đơn côi, bóng của quá khứ nhập nhòa, bóng của dòng xe mới bất chợt ngời lên. Ngỡ ngàng. Chuyện cần làm là tiến về phía trước để nói nhau nghe về kế hoạch cần làm gì ở các dòng xe mới ra mắt:  Wigo, Rush & Avanza.
(Ảnh: Internet)
(P/s: Bài viết chỉ nêu quan điểm cá nhân, hoàn toàn không phục vụ cho mục đích bôi nhọ, xúc phạm hay bất kỳ mục đích tương tự nào với cá nhân hay tập thể nào)

Thứ Ba, 18 tháng 9, 2018

Innova Venture & Sự công nhận


xe-toyota-innova_1_1
Điều gì khiến em thích nhất ở Innova Venturer?
Màu sắc cá tính.
Nó đặt câu hỏi dành cho em – đồng đội đang tìm hiểu và mua xe cho gia đình sử dụng – trong buổi họp thường lệ khi có sản phẩm mới xuất hiện như một cách để đào tạo gián tiếp về việc am hiểu sản phẩm chính – xe; dù tất cả đều mang trên mình trách nhiệm bán sản phẩm đi kèm – dịch vụ tài chính. Sự am hiểu sản phẩm luôn là cần thiết. Có thể không năm chi tiết nhưng điểm nổi bật trong bán hàng (selling point) cần phải nắm trước khi diễn đạt bằng ngôn ngữ bán hàng của từng người (sales talk); đó là yêu cầu cơ bản nó dành cho đồng đội của mình. Nhận ra.
Innova Venturer hớp hồn giới trẻ bởi màu sắc cá tính đó, sắc đỏ là lựa chọn chiếm ưu thế. Màu đỏ nổi bật trên các con đường đi. Đó thật sự là một sự chuyển mình? Nó đặt ra trong đầu mình ở bên trong căn phòng lắp kính ấy, tiếng máy điều hòa chạy hòa vào tiếng những đứa trẻ rộn ràng. Xâu xa. Hỏi. Gã khổng lồ đã bắt được nhịp và đây là bằng chứng rõ ràng nhất cho tinh thần cầu thị? Nó đặt ra câu hỏi đấy vì thật ra, chuyện này không có gì mới cả.
innova-venturer-toyota-long-bien-1 
Chuyện đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Sự năng động của một số đại lý trong việc tìm hướng đi riêng ở trong số 52 đại lý (tính đến thời điểm hiện tại) là chuyện không có gì mới. Nó đã chứng kiến sự năng động đó trong suốt nhiều năm qua. Sự khuyến khích sáng tạo trở thành chìa khóa và đã nhìn thấy một đồng bằng dậy sóng khi thử khoác lên một màu sơn mới – như một phép thử đạt cả đôi đường; thăm dò thị trường & khuyến khích tinh thần sáng tạo đấy. Chuyện đấy đã nhiều năm. Tư tưởng đó đi theo người đứng đầu, từ đồng bằng ngược lại phố thị để thực hiện những cách thử mới.
Đấy là chuyện đại lý phân phối xe Toyota – họ cứ thế, mạnh dạn đi; từng bước thử như một gã Donkihote mang theo giấc mơ của riêng mình, mặc kệ chúng sinh gọi mình là khùng điên hay gã điềm nhiên cười mĩm nhẹ nhàng rồi nhúng vai thì học vẫn cứ thế, mạnh dạn đi.
Trở lại ở một mùa Innova Venturer ấy, gã khổng lồ thử dò đường (khi đã có nhiều cuộc thử dò đường trước đó) với số lượng hạn chế chưa đáp ứng kịp thời ở mùa đầu ra mắt? Phần còn lại là quyết định tăng số lượng hay hạn chế số lượng, chuyện đấy lại phụ thuộc vào cách nhìn về một thương hiệu.
Việc cần bàn bây giờ là sự sòng phẳng trong tinh thần cầu thị (dù rằng kẻ sáng tạo vô tình hay cố ý chẳng để tâm) thì việc ghi nhận chân thành là cần thiết. Việc công nhận sự sáng tạo của kẻ khác cần một sự mãnh mẽ và dũng cảm bằng cả về tinh thần và vật chất xứng đáng chứ không phải chỉ đơn giản là khen ngợi qua loa hay qui chụp lại theo kiểu: thành công này là đóng góp chung.  
(P/s: Bài viết chỉ nêu quan điểm cá nhân, hoàn toàn không phục vụ cho mục đích bôi nhọ, xúc phạm hay bất kỳ mục đích tương tự nào với cá nhân hay tập thể nào)

Thứ Năm, 13 tháng 9, 2018

[Nhật ký của cha] Ông già & nhà khoa học Merci


0-02-06-f02e7fbae053dcb9080800652653f248a609b89e5305add8aab725cc4f580f8c_full
Sài Gòn dạo này nhõng nhẽo như thằng nhóc Lavie ở nhà cứ hết nắng lại mưa, hết mưa lại nắng. Bất chợt. Thằng nhóc Merci nói muốn trở thành nhà khoa học lúc chiếc xe máy cà tàng tạm biệt những cung đường ăn uống của khu Phan Xích Long, trở đầu ở khúc lan can chắn ngang cầu (nghe đâu vì có nhà báo nào bình luận nọ kia sao cầu mới không ai sử dụng, thành ra có quyết định chặn cầu) về lại nhà ở một tối giã biệt hạ.
Thoáng nghe. Giật mình. Não liên kết đến những sự kiện vuông, tròn, tam giác gần đây như biểu tượng của sự đổi mới đầy khoa học (theo cách diễn giải giải thích) như mạo nhận về việc hình tượng hóa giúp ích cho việc ghi nhớ đã từng chia sẻ với đám nhóc Toyota. Đâu đó, khoa học là một sự áp đặt? Đây đây, đấy chính là điểm mù trong góc nhìn của giáo sư?
Choàng tỉnh. Lái xe. Suy nghĩ của ông già quay trở lại với nhà khoa học đang ngồi trong lòng phía sau tay lái với câu chuyện đang hứng thú về sản phẩm đầu tiên.
Đó là một chú khủng long bạo chúa T’rex biết …phun lửa. Buổi đấy, ông già và thằng nhóc bắt đầu tô màu cho chú khủng long đủ màu sắc của mình ở một trời lộng gió của đêm về.
Thầm nghĩ. Mọi thứ đều bắt đầu bằng sự tưởng tượng, điều cần là sở hữu một niềm tin để hiện thực hóa nó. Vậy thì có là gì, chuyện phân biệt một màu da. Vậy thì có là chi, chuyện bắt buộc phải là vuông – tròn – tam giác. Sự lựa chọn phải đúng là sự lựa chọn. Như chuyện con trẻ vẫn chưa thể quyết được điều gì tốt để học, nếu cha mẹ không được xem là người quyết định thì giáo sư lại càng không.
(P/s: Tối đấy, ông già ngắm nhìn la liết những nét nghệch ngoạc của thằng nhóc được tô đủ loại màu sắc khác nhau bằng nhiều loại viết mà ông già có – chắc chắn một điều là không phải loại viết mà các họa sĩ thường dùng trong giới hạn ông già biết được)

Chủ Nhật, 9 tháng 9, 2018

Để trở thành Sales (3) – Cách học (Pomodoro)


Sự ngu dốt chỉ xuất hiện khi bản thân ta tự nhận ra chứ không phải bất kỳ ai đó nói rằng ta ngu dốt.
city-man-person-lights 
Đó là câu chuyện diễn ra vào mùa thu cách đây đã mười năm, nó là một đứa trẻ trâu chẳng biết gì về khái niệm sales chứ đừng nói gì hành nghề (chưa kể lĩnh vực đang dấn thân vào lại là tài chính) – điều muốn nói ở đây là chưa từng làm sales, có chăng chỉ là một tính cách ngông nghênh bất cần và chịu khó hứng thú với điều mới (gọi là tò mò cũng được) nhằm để chứng minh bản thân mình – một dân tỉnh lẻ - có đủ năng lực và bản lĩnh để sinh sống, làm việc tại Sài Gòn. Ngay lúc ấy, việc học làm sao để trở thành gã đứng đầu – mục tiêu gần nhất: Best Sales - trở thành một thử thách thú vị nhất mà bản thân từng có.
Bạn hãy tưởng tượng việc mình đang đứng trước một ngã tư đông đúc người qua lại (chẳng biết họ là ai & họ cũng chẳng biết bạn là ai) và chìm ngập trong các tín hiệu từ đèn giao thông, đèn xe, tiếng kèo, tiếng người & cả tiếng động vật. Nhốn nháo. Thật là một cảnh tưởng hỗn loạn đúng không? Đó chính là hình ảnh miêu tả rõ nét nhất cho đứa trẻ trâu lần đầu được học để trở thành Sales với kiến thức về xe (hữu hình) & tài chính (hữu hình) được nhồi nhét trong vài ngày. Nó đã phải chống chọi một cách vất vã với cơn buồn ngủ ở buổi đào tạo đầu tiên, để rồi nó thấy có vấn đề trong cách tiếp nhận và theo thói quen, nó mặc kệ - quên đi những gì vừa học – khi đứng nhìn những ngọn sóng lăn tăn dội vào bờ ở một bờ sông của quận 2 và phát hiện ra một cách học cho riêng mình:
Đó là 2 bước khi nhìn lại quá trình học đó:
    1)  Đọc lướt toàn bộ rồi nhấm nháp xem điều gì còn đọng lại trong đầu, như đứa trẻ trâu đứng ở bờ sông chờ gió tạt vào lúc nhìn mây, nước và đường chân trời kẻ ngang từ bức tranh thiên nhiên nhân tạo.
   2)  Đọc chi tiết về những gì đã được học. Đó là lúc chào tạm biệt  hoàng hôn, nó quay về đọc lại những gì đã được học một cách cẩn thận để kiểm tra những gì đọng lại trong đầu có chính xác không.
Trí nhớ bắt đầu được đảm bảo khoảng “dai” khi nó bắt tay vào thực hành, tốt nhất là với khách hàng hơn là role play với đồng nghiệp. Nó nghĩ vậy. Vì nhận rõ sự căng thẳng (sợ mất khách hàng) tác động mạnh lên não để thúc ép trí nhớ lục lọi & tìm về kiến thức đã học để sử dụng ngay.   
Sự đam mê văn chương giúp ích cho bản thân lúc này. Tính khái quát khi miêu tả một bức tranh toàn cảnh (đọc lướt & nhớ lại) và đi vào chi tiết (hệ thống lại theo cách sắp xếp của bản thân) hiện diện trong tất cả các thể loại văn chương. Nó nhận ra mình có được một lợi thế.
Kết quả, bản thân đã hệ thống môt cách đơn giản nhất có thể kiến thức đã học. Nhớ. Tự dựng lên “khung sườn” của sản phẩm tài chính theo cách hiểu của bản thân sau khi “tiêu hóa” hết thông tin về sản phẩm tài chính của Toyota và đối thủ để tìm ra điểm chung nhất. Nói đến đây, nó phải thấy sự miệt mài trong việc chuẩn bị tài liệu đào tạo đã giúp bản thân ngày càng có cơ hội để kiến thức đã học “ăn sâu”. Tóm lại, từng bước vậy thôi. Vẫn là một cách ấy. Biết đâu, một ngày nào đấy lại gặp nó ở một bờ sông vắng, lặng nhìn hoàng hôn thì bạn biết rằng đứa trẻ trâu của ngày nào quay lại và đang gặp một vấn đề nan giải cần phải quên rồi nhớ; lúc đấy, tốt nhất đừng quấy rầy, hãy ngồi xuống và lắng nghe tiếng sóng vỗ, nhìn ngắm hoàng hôn như một gã tri âm.

Thứ Năm, 6 tháng 9, 2018

[Nhật ký của cha] Merci, ông già & con chữ


0-02-06-f1c3c63592a298ccdca2f3b8c0bbd53d1bfe55d9c04c71180595a83e597da04c_full 
Ai rồi cũng phải lớn! Ông già nhận ra điều đó khi ngồi ly trà cúc còn ủ hơi nóng ở một đêm cuối hạ, lắng nghe thằng nhóc Merci nói bằng hai ba loại ngôn ngữ trộn lẫn vào nhau: ni hao ma? T’Rex, king of dinasour, con heo đã đủ ba tờ xanh mua bộ xương T’rex rồi.

Đã đến lúc ông già tính đến chuyện thằng nhóc phải học con chữ - yếu tố xuất phát điểm đến đam mê của ông già được gọi là văn chương. Con chữ là thứ bắt đầu để giống loài Sapien tiếp xúc với thứ tạo ra sự khác biệt với các giống loài còn lại; gọi nôm na là tri thức (thứ không thuộc của riêng ai).
Trên mạng. Rôm rã. Chuyện cả nước tranh luận với nhau về một cách phát âm & cách học con chữ, từ ngữ theo kiểu mới, hiện đại, biến hóa hay tiến hóa gì đấy. Ông già vẫn sẽ không thay đổi quan điểm về việc lựa chọn trường công để cho thằng nhóc đi học vì phần đam mê tiếng mẹ đẻ & nét đẹp đẽ của từ ngữ thuần Việt, và phần đảm bảo rủi ro tài chính ở tương lai nếu cho thằng nhóc học trường quốc tế sẽ không phải đứt gánh giữa đường. Ông già nhẫm đếm đã ba con.
Đời thực. Lắng lo. Em kể ông già nghe chuyện đứa bạn là giảng viên than thở về việc con trẻ đã học cái chương trình tiến hóa đã năm sáu năm nay, người mẹ trẻ giờ phải quay về học lại để dạy con. (Ông già cũng sẽ như thế và suy diễn chắc nhiều phụ huynh cũng sẽ như thế?) Đấy là một phụ huynh của thời hiện đại (mà thật ra ngày xưa cũng chẳng khác gì mấy, chẳng qua là số phụ huynh như vậy chiếm ít hay nhiều). 
Một thế hệ của ông già bắt đầu nghĩ đến con trẻ, ôm lấy gia đình như sự khẳng định trưởng thành và giàu có trong tư duy chứ không chỉ ngồi nói nhau nghe “mày đã mua đươc gì”. Chuyện lập luận ngụy biện con trẻ học đã có cô, thầy lo rồi cứ thản nhiên đỗ sạch hết trách nhiệm lên thầy, cô mỗi khi có vấn đề gì liên quan đế học hành. Một là trò dốt, hai là thầy dốt?

Rồi ông già cũng chỉ lướt qua những phần thông tin đầy rẫy trên mạng đó, để hiểu xem mọi người tranh luận ra sao vì tranh luận là để phát triển, điều kiện là nguồn thông tin phải được truyền tải đúng. Ông già nhìn nhận, phát âm giống “tung quo” thật. Tò mò. Ông già lục lọi tìm kiếm giữa rừng thông tin mạng thật, giả ấy để tìm kiếm các giáo sư; rồi đặt mình vào đấy, suy diễn xem có phải vì một giấc mơ phát triển giáo dục Việt, có phải vì một mong muốn lưu danh vào sử sách với gia tài để lại cho thế hệ sau là một nền tảng tri thức đã tích lũy được của một trí thức tận tâm thật sự hay chỉ là một “trí trá” háo danh. 
Ông già biết rằng đáp án không có ngay lúc này, hiện tại sẽ trở thành quá khứ của mai sau, quá khứ là lịch sử, sẽ được đánh giá bởi một gã tri thức ghi chép công tâm chứ không nghiên ngã theo một phe phái nào (bởi nếu không có gã đấy thì vẫn còn thế hệ như ông già sẽ còn kể lại con cháu nghe). Ông già lập luận, phàm là kẻ viết sử phải viết lại đúng những gì lịch sữ diễn ra.
0-02-06-150e47c10d0563847755b506fc8cadeab6a625bb95987054bc41a519301c8da7_full 
Đó là chuyện tương lai, giờ là chuyện hiện tại, ông già biết một điều chắc chắn rằng bản thân không chấp nhận được sự đổi mới này và ông già đứng ở chọn lựa: học hay không học, chấp nhận hay không chấp nhận mà thôi. Sự lựa chọn rồi cũng có đáp án lúc ông già thấp nén nhang ở bàn thờ, thằng nhóc phản ứng lại lời nguyện cầu: cho con được thông minh!
Con chỉ cần bình thường! Thằng nhóc nói ở một chiều nắng bỏ chạy trước khi đêm về ở trong căn nhà rộn rã tiếng trẻ hòa tiếng chó nhà ai sủa rền vang. Ông già giờ tỉnh mộng! Có gì phải trăn trở, có gì phải lắng lo khi chỉ cần thằng nhóc biết đọc, viết thôi; kiến thức thì lượm lặt từ trang sách, kinh nghiệm thì tích lũy từ việc làm. Ông già nhớ. Đứa bạn đại học cũng từng dõng dạc trả lời giáo viên về việc cháu chậm phát triển rằng: từ từ rồi cháu sẽ khá hơn – mọi thứ rồi cũng qua – đứa cháu không học trước khi vào lớp một ấy vẫn lớn khôn, vẫn lẽo đẽo theo mẹ đến sân cầu sau buổi học rồi về nhà vui vầy với tam đại đồng đường, ngập với yêu thương, và ghen tị trong mắt người nhìn.
Đêm ấy. Ông già lập lại lời thằng nhóc. Ừ! Con chỉ cần bình thường! Rồi ông già bồi thêm câu chối: Không cần xuất sắc con ạ, chỉ cần không bị đuổi là được.  

Thứ Hai, 3 tháng 9, 2018

[Nhật ký của cha] Lavie - lưu manh & âm nhạc

Lavie
Ông già đặt quyển sách Cha Mẹ Nhật dạy con tự lập của Sugahara Yuko xuống khi thấy cái cập mông bị tả quần ngập nước tiểu chì xuống đang lắc lư tiến về chiếc đàn dương cầm. Đấy không phải là lần đầu tiên, thằng nhóc Lavie tiến về phía chiếc đàn ở mỗi bận tan học về. Điều đó thu hút sự chú ý của ông già.
Trái khoái.
 Lavie – anh chàng vừa tròn mười lăm tháng với tính cách đối lập hoàn toàn với thằng nhóc Merci (sinh trước nên được gọi là anh), tóm tắt & lục lọi trong vốn từ có được của bản thân, ông già gọi đấy là lưu manh.
Xấu đói. Góc nhà. Giữa đêm. Tiếng ầm ầm của một vật va vào tủ, ghế hay tường cứ phát ra rồi hòa vào tiếng gào sau đó là chuyện thường ngày xảy ra của thằng nhóc được đặt danh “anh ba gào” khi sửa hoặc nước đã hết hay chưa kịp đưa vào miệng lúc mắt vẫn còn nhắm, tưởng đã thẫm trôi vào giấc ngủ. Đâu đó, ông già cứ nói thể nào nhà này cũng họp tổ dân phố nay mai; chuyện vì trật tự khu phố bị đảo lộn ở nếp nhà Trần Quang Khải đấy. Xôn xao.
Háu ăn. Mắt khóc. Miệng nhai. Tiếng gào thì mất tích khi miếng ăn được đưa cận kề - thể loại đồ ăn gì cũng được miễn là có thể bỏ vào miệng nhai, nuốt; còn dư vị của nó ngon, dở tính sau. Ông già & thằng nhóc. Thằng nhóc và thằng anh. Tranh, cãi nhau bằng thứ ngôn ngữ của riêng mình. Ông già & thằng anh là đa phần sử dụng cùng ngôn ngữ. Thằng nhóc hứng thú với ngôn ngữ của mình, cứ ê a & “mâm mâm” làm vốn. Đâu đó. Bếp nhà. Lắng nghe mấy từ ráp lại: “Ba”, “Chó”, “Chết À”. Ông già tảng lờ. Đấy là đơn từ không thể ghép thành câu.
Rồi ở mỗi chiều Sài Gòn phố chật người đông, trường thằng nhóc núp mình phía sau con đường Hai Bà Trưng nhộn nhịp. Ông già và thằng nhóc.
Lavie
Ngược ngạo.
Thấy thằng nhóc lưu manh ngồi mân mê từng phím phát ra âm thanh khác nhau trong sự thích thú tìm tòi.
Ngạo ngược.
Tự dưng. Ông già liên tưởng (theo kiểu lậm phim xã hội đen Hong Kong) thấy mấy tay anh chị thời hiện đại, thích mấy trò trưởng giả cao sang.
Tư nhắc. Ông già và thằng nhóc. Hạ hồi còn phân giải, bởi nếu viết vẫn còn dài, chuyện đời còn phải kể nơi nếp nhà “Ba”, “Chó” đặt cạnh nhau.



[Nhật ký của cha] Merci, ông già & con chữ

  Ai rồi cũng phải lớn! Ông già nhận ra điều đó khi ngồi ly trà cúc còn ủ hơi nóng ở một đêm cuối hạ, lắng nghe thằng nhóc Merci nói bằn...