Chiến Phan

Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2016

SỰ SÒNG PHẲNG (bắt đầu từ INNOVA 2016)

 photo thien-nhien-26-8187-1409289858_zpsf0e089c5.jpg 
Nó trở lại quận 7 lần thứ hai trong tuần để ngồi sẻ chia với hơn hai mươi con người đang ểu oãi của buổi đầu trưa vừa thức, trong căn phòng vừa được sửa lại dàn lạnh và trần. Đầu tiên, nó gửi lời chúc mừng đến những con người còn ngồi lại trong căn phòng vì đã sống sót qua một mùa bão giông. 
Câu chuyện sẻ chia lần này không còn là sản phẩm, thủ tục hay qui trình của nơi trả lương cho nó, mà là để trao đổi với những con người ngồi đấy trong cách suy nghĩ và cách làm về sự sòng phẳng
Giữa những người đang ngồi trong căn phòng & người đàn ông ngồi trong căn phòng đối diện, người đã bọc bạch sự trăn trở của mình khi gọi là “áp dụng hết bài” vẫn chưa tìm được lời giải đáp cho kết quả hiện tại trong cuộc họp tổng kết 6 tháng đầu năm, đang phải gồng mình lên qua mùa mưa bão ở Toyota trong những tháng ngày vừa qua. 
Nó đặt câu hỏi: Người đàn ông đó có sòng phẳng với các bạn trong công việc không? 
Nó tiếp tục đặt câu hỏi sau những cái gật đầu: Thế các bạn nghĩ mình có sòng phẳng với người đàn ông đó không? 
Tất cả đều im lặng. 
 photo thien-nhien-27-3472-1409289858_zps46a054be.jpg 
Có thể họ không biết đó là gì! Nó nói về hai điều mà người đàn ông đó trăn trở trong công việc về chỉ tiêu chưa hoàn thành & tỉ lệ nhân viên chào bán gói vay 80% cao, đâu đó vẫn còn lẩn quẩn khuôn mặt của người đàn ông như đang tự đọc thoại “chắc còn lấn cấn chổ nào đó” trong đầu nó lúc nó nói về hai điều này. 
Nó thiết nghĩ, giữa người sếp và nhân viên, không nhất thiết phải cho đi mà nhận lại giữa khoảng cách vô hình luôn tồn tại, thì sự thấu hiểu lẫn nhau là điều không thể thiếu như một cách sòng phẳng giữa hai con người đều có một mục đích chung: kiếm tiền từ việc hoàn thành chỉ tiêu được giao với sự phân công khác nhau của công ty. 
Nó muốn những con người ngồi đó thấu hiểu để rồi sòng phẳng trong suy nghĩ và hành động. 
Nó đặt tiếp câu hỏi: Theo mọi người, việc khách hàng vay 80% có lợi cho khách hàng không? 
Bắt đầu có những phát biểu khác nhau xuất hiện, đa số câu trả lời vẫn là không nếu đứng từ góc độ khách hàng. 
Ý thức rằng, trong thời buổi cạnh tranh, tất cả do thị trường quyết định, điều đó bắt nguồn từ số tiền đối ứng dành cho khách hàng là cao & áp lực cạnh tranh đã không cho người nhân viên bán hàng sự lựa chọn!? Trước áp lực đó, người đàn ông đó vẫn đang kêu gọi sự “chuyển động tiên phong”, kêu gọi mọi người tiến lên phía trước, là vì cá nhân mình khi chỉ tiêu tạm gác lại?? và những thứ chúng ta có được hoàn toàn không có sự đóng góp của người đàn ông đó!? 
 photo thien-nhien-19-8373-1409289858_zpsded461d8.jpg 
Nó để lại câu hỏi bỏ lửng câu trả lời cho tất cả cùng suy nghĩ: Niềm vui sở hửu một chiếc xe mà chúng ta mang lại cho khách hàng có còn trọn vẹn không khi kéo theo sau đó là áp lực của món nợ vừa vay? 
Để hướng đến những hành động sòng phẳng, giữa một vị thế đang bị chiếm lấn, nó kêu gọi tất cả hãy đáp lại lời “chuyển động tiên phong”, “tiến về phía trước” đó bằng hành động ở chiến dịch INNOVA 2016 sắp bắt đầu với công cụ tài chính hỗ trợ tương tự đối thủ (80%) và đầy cạnh tranh (84 tháng)
Và sẽ không dừng lại đó chỉ với mỗi INNOVA mà còn là những dòng xe còn lại vì hơn ai hết, bản thân mỗi người Sales giống nó phải hành động sau khi đã nhận thức được chuyện đấy không phải chỉ là chuyện của nhà cầm quân, mà còn là của chúng ta – những con người đang CẦN sống SÒNG PHẲNG.

Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2016

Thảm họa ở Toyota!?

 photo 1142297776f6b161dbl_zpsldq28f3x.jpg 
Thảm họa là hai từ nó mượn của anh sau khi nghe trong một buổi họp, mang nghĩa khá tiêu cực để miêu tả bức tranh toàn cục của gã khổng lồ Toyota ở sáu tháng đầu năm 2016.
Nhưng để tìm kiếm từ khác miêu tả cho việc tồn kho ngày càng tăng ở quý hai và lần lượt các mẫu xe của Toyota rời bỏ Top đầu của những dòng xe bán chạy nhất (chỉ có Fortuner & Vios trụ lại sau gã đứng đầu thuộc về Ford Ranger); thì vẫn chưa tìm được nào khác hơn.
Có thể gọi là khủng hoảng? Điều đó hoàn toàn không đúng với gã khồng lồ Toyota ở thị trường Việt Nam khi vẫn còn chễm chệ ở vị trí cao của bảng xếp hạng WAMA (Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam). Có chăng đấy là sự ngủ quên trên chiến thắng dẫn đến những binh thư yếu lược từ mớ ngủ viết ra, là rồng hay là rắn, nhìn mãi vẫn còn chưa ra.
 photo thien-nhien-25-3732-1409289858_zps8b436648.jpg 
Những hoạt động tiếp thị nối tiếp nhau theo năm tháng đi tìm sự khác biệt. Chính sự khác biệt đã gây nên điều đó? Chiến lược về giá? Theo quan điểm cá nhân, đó là sự phối hợp để tìm sự khác biệt đầy khập khiễng giữa gã bán và kẻ buôn. Đồng bộ trong thương hiệu, qui chuẩn nhưng cách thực hiện là hoàn toàn khác nhau với mục đích chỉ để đáp ứng yêu cầu cơ bản của gã bán.  
Kiêu binh tất bại!?
Khi con người ta tìm được lý do để đổ lỗi thì đó là lúc họ cho phép mình dễ dãi. Hiệu ứng domino về việc bán tháo diễn ra liên tiếp mặc cho gã bán gào thét bảo đừng, “đừng tự giết nhau”. Sự gào thét trong tuyệt vọng!
Điều đó quá muộn màng cho một hiệu ứng đã được báo trước; từ rất lâu rồi, hiệu ứng đó không phải xảy ra lần đầu  
Điều đó quá trái ngang vì hiệu ứng đó do chính thị trường quyết định. Hiện thực chứng minh rằng chúng ta – Toyota – đã bị không ít thì nhiều khách hàng bỏ rơi.
Hãy đặt một dấu hỏi ở đây. Một mối quan hệ hình thành luôn là tương tác hai chiều.
 photo thien-nhien-18-6494-1409289858_zpsb5e8bf62.jpg 
Sự kiêu ngạo đã bị trả giá!?
Lần đầu tiên trong lịch sử của Toyota Việt Nam đã xuất hiện từ GIẢM GIÁ một cách chính thức. Một trong những ưu điểm của Toyota; giá trị bán lại đã ít nhiều bị lung lay.
Nó không phải là một chuyên gia để đưa ra một đánh giá thị trường nhưng là một gã đang sống dưới mái nhà này. Ngẫm nghĩ, nó cũng cần phải góp vào đó một tiếng nói chung để (tự) nhắc nhở một điều sau “thảm họa” vừa diễn ra: Chúng ta – Toyota – rút ra được điều gì!?
Để trong những tháng ngày sắp tới của năm 2016, gã bán –  kẻ buôn đang hừng hực tinh thần cho một cuộc lội ngược dòng ngoạn mục, không phải loay hoay trong những kế hoạch vá víu chỉ là để giải quyết vấn đề phát sinh hiện tại của cái gọi là chỉ tiêu. Như bao lần, Chỉ tiêu - hãy để nó tự đến chứ không phải đi tìm. Tinh thần thôi sẽ là chưa đủ nếu như vẫn một cách làm cũ.

Nó nôn nóng tham gia & mong chờ một sự đổi thay từ những nguồn năng lượng hừng hực, phát ra từ ba cực chính của Sài Gòn tỏa ra hai hướng về phía Đông & phía Tây để hội nhập của khu vực phía Nam, cho chiến dịch INNOVA 2016 sắp bắt đầu ở những cuộc gọi nhận được.  

Một lần nữa, theo cá nhân nó, để đấy không phải là một chiến dịch (thực & ảo) bắt đầu tưng bừng rồi chìm vào quên lãng. Hãy nhớ đến việc khách hàng đã bỏ rơi ta, giờ là lúc ta góp nhặt lại sự yêu thương đã từng bị đánh mất … từng ngày và chẳng có lý do gì để không bắt đầu từ những khách hàng đang còn ở bên ta. Họ xứng đáng nhận được sự sẻ chia từ nguồn năng lượng tích cực đó đầu tiên!
(Bài viết chỉ mang tính cá nhân, hoàn toàn không phục vụ cho việc bôi nhọ, xúc phạm hay bất kỳ mục đích nào tương tự với cá thể hay chủ thể nào)
(Ảnh sưu tầm)

Thứ Ba, 5 tháng 7, 2016

Chúng ta - Toyota - Sẽ làm điều đó như thế nào!?

Đó là một buổi Sài Gòn trốn nắng, nó đến gặp anh để giới thiệu sếp mới về và tổng kết hoạt động của 6 tháng đầu năm. Lan man. Chia sẻ một ý kiến về dịch vụ từ một kẻ đứng ngoài, đâu đó có lợi thế là khách quan và góc nhìn khác hẳn, phần còn lại phụ thuộc vào đánh giá của anh thế nào về ý kiến đấy.
 photo 9464595149bbf154da0_zps8b8b73e4.jpg
Ý kiến chia sẻ thực chất là gợi ý từ ba mẫu thoại & một góc showroom.
Cuộc thoại thứ nhất
Cô bé mặc kimono, chị nhìn thấy hay hay!
Nó cười, gật đầu!  
Tình huống: Nó và người đàn bà thép Việt Nam, ngồi trao đổi trên đường về ở một đoạn trưa nắng chói chang từ đất đồng bằng Cửu Long.
Quan sát: Thấy chiếc áo dài bắt đầu phấp phới bay ở một sớm cùng ngày ở một showroom khác giữa đất Sài Gòn gần trung tâm.
Cuộc thoại thứ hai
Anh đi một vòng thích nhất nơi nào? Tại sao?
Thích nhất ở …vì phòng chờ xem phim như ở rạp, tivi to đùng v.v.
Tình huống: Nó và anh tài xế, ngồi trao đổi với nhau trên cùng một đoạn đường về ở một đoạn trưa nắng khác, giã từ vùng sông nước
Quan sát: Nghe câu chuyện đó được anh kể lại nhiều lần cho nó, đồng nghiệp và những người đi cùng ở mỗi chuyến đi xa hay sắp ghé thăm một đại lý nào đó.
Cuộc thoại thứ ba
Em thích hình ảnh người đàn ông đừng đầu một đại lý xuống bắt tay ở mỗi buổi trưa về
Giờ không còn nhiều nữa. Anh cười
Tình huống: Nó và anh, ngồi “tám” trong không khí của điều hòa tránh nóng trước khi bắt đầu vào tổng kết với những con số nhảy múa chỉ để xác định mình đang ở vị trí nào so với hôm qua.
Kiểm chứng: Chắc sẽ còn nhiều thứ để nói …nếu còn thời gian
Nó bỏ lửng kết luận như thường khi vì muốn lắng nghe suy nghĩ & hành động của người đối diện thế nào, nhất là anh - người nó tôn trọng vì tuổi đời và tuổi nghề lớn hơn.
Trong sự ngông nghênh, “ngáo đá” ở tuổi đời mình, nó thích thấy sự sáng tạo để tìm lời giải cho ba mẫu thoại kia với một điểm chung: những con người khác nhau về giới tính, nghề nghiệp v.v. nhưng nói cùng một chủ đề (một đại lý đã từng đến),
Đấy có phải là marketing? Và nếu là phải, thì chi phí marketing là bao nhiêu – zero?    
Cuối cùng là một góc showroom – kid corner. Thật sự đã có nhiêu đứa trẻ đến góc này chơi? Kid corner được thiết kế dành cho những đứa trẻ hay chỉ là thiết kế theo yêu cầu?
 photo 9464595149bbd849165_zpscd79f1b7.jpg Khi tự chôn mình vào đống công việc hoặc ý tưởng ở tầm vĩ mô như một tính xấu, nó thường chọn bắt đầu từ những cái đơn giản để giải tỏa.

Nó muốn chia sẻ với anh về điều đó. Đơn giản vì cảm giác báo cho nó biết anh đang bắt đầu cải thiện từ dịch vụ, đó không phải là sự lựa chọn tồi, với thế mạnh mình có trước giờ khi tình hình kinh doanh ở hiện tại được gọi là “thảm họa”, thì đâu đó vẫn có thể kết hợp được việc cải thiện chất lượng dịch vụ và làm hoạt động marketing. Câu hỏi còn lại là: chúng ta sẽ làm điều đó như thế nào??? 

[Nhật ký của cha] Merci, ông già & con chữ

  Ai rồi cũng phải lớn! Ông già nhận ra điều đó khi ngồi ly trà cúc còn ủ hơi nóng ở một đêm cuối hạ, lắng nghe thằng nhóc Merci nói bằn...