Chiến Phan

Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2019

[TFS VN] Tất Niên 2018

Historical Pictures ‏- Marilyn Monroe and James Dean smoking in New York City;; Want this as a print so bad!
Căn phòng nhỏ ngay góc ở lầu 3, nhỏ & ngột ngạt nếu không có ô cửa sổ lớn nhìn ra những mái nhà phía sau. Lạnh lùng. Khác biệt hoàn toàn so với phía trước hân hoan của con đường Pasteur luôn rộn rã tiếng người với tiếng xe. Đó là nơi được chọn để tổ chức một buổi tất niên của phòng - chính xác của Team miền Nam.
Buổi tiệc tất niên đầu tiên nó đứng ra tổ chức để thực hiện sự công nhận nổ lực của các thành viên trong team theo cách của riêng mình. Nhìn nhận. Điều còn thiếu & còn yếu: sự gắn kết với nội bộ & đám nhóc khiến nó phải suy nghĩ nghiêm túc đến vấn đề này. Sau khi đã đặt lên vai thế hệ tiếp theo thử thách: gắn kết & duy trì sự gắn kết của team đang có.
Team miền Nam - một tập hợp đầy "ngang trái" của những đứa trẻ chỉ giống nhau duy nhất ở một điểm "cá tính" (theo như quan điểm của bản thân rằng mỗi người đều khác nhau) dù xuất phát điểm là khác nhau hoàn toàn. 
Nó cứ nói kiểu luân hồi của nhà Phật: chẳng biết kiếp trước nó có phá Chùa, phá Miễu hay sao mà giờ gặp phải đám nhóc này. Nhiều lần. Đám nhóc cứ ngoác miệng cười với đủ thứ lý do đáp lại. Rộn ràng. Đó là những lúc phải xử lý những vấn đề công việc phát sinh - đa phần nằm ở phàn nàn của khách hàng - đại lý - nội bộ phòng ban.
Leo ♥
Nó cứ nói kiểu tiễn đưa bất chấp: Đứa nào nghĩ anh mừng! Làm liền để anh vui! Nhiều bận. Đám nhóc cứ ngoác miệng cười với đủ thứ câu đáp lại. Rỗn rãng. Đa cấp giống hơn là làm Tô Chính Tài. Đại để: mãi mãi trường tồn, mãi mãi phồn vinh! Tôi sẽ đạt được, bất chấp bất chấp
Trở lại căn phòng rộn rã tiếng nói cười. Năm năm. Nó chứng kiểu từng đứa "lột xác". Nhiều chặng. Khóc đấy, cười đấy. Mặc người chửi - miệt - khinh. Vốn dĩ, một phần đời Sales là vậy. Bắt phong trần, phải phong trần.
Trở lại căn phòng giòn giã tiếng nói cười. Năm năm. Nó chứng kiến đám nhóc vượt qua giới hạn của bản thân mình. Nhiều đoạn. Vinh quang cục bộ. Mĩa mai đại đồng. Mặc người khinh - nghiệt - rủa. Vốn dĩ, một phần đời Sales là như vậy. Cho thanh cao mới được phần thanh cao.
Nó "lẩy" Kiều trong đêm ấy. Gieo thanh cao, mới được phần thanh cao. Như một cách ngẩng cao đầu mà sống - để lập lại một điều đã quên bấy lâu khi cuộc sống chạy đua cùng những con số lởn vỡn trong đầu. Nó cần gắn kết để đám nhóc có thể tiến xa hơn. Tự mình. Nghĩ. Cuộc sống là giản đơn - đừng làm phức tạp lên. 
Tối đấy. Trong căn phòng nhỏ có sự tham gia của những con người cũ, mới khác team. Tuyên bố. Sự gắn kết sẽ là định hướng của năm sau. Trong căn phòng nhỏ, đám nhóc vẫn cười đùa như nước chảy, mây trôi. Vốn lẽ, một phần đời Sales là vậy!? Ai rồi cũng thế.

Ảnh: Internet

Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2019

[Sách] Đợt tuyệt chủng thứ sáu - Elizabeth Kolbert

Kết quả hình ảnh cho đợt tuyệt chủng thứ 6
Sự hủy diệt do biến đổi từ con người gây ra. Nó đọc quyển sách ở thời điểm Donald Trump đang là tổng thống của nước Mỹ - một người không tin vào sự biến đổi khí hậu; có thể suy diễn chủ quan ra là các đợt tuyệt chủng đối với người đàn ông này là chuyện hài. Mỉa may. Tác giả của quyển sách cũng là một người Mỹ.

Một cuộc hành trình đầy đam mê tìm hiểu về lĩnh vực "tìm về quá khứ" được kể lại với một giọng văn đầy hấp dẫn và lãng mạn. 
Sự thật luôn trần trụi. Quả thật, ngay từ lúc ban đầu bản thân ngần ngại khi chọn đọc quyển sách, nguyên nhân nằm ở chính tựa đề mang ý nghĩa khá tiêu cực. Đọc xong, nghĩ lại. Tựa đề nói đúng bản chất của vấn đề. 

Nó bị hành trình của người phụ nữ mạnh mẽ ấy lôi cuốn để đồng hành ngược về lịch sử của hàng triệu năm về trước và gặp lại những nhà khoa học gắn liền với các công trình khám phá ấy.
Nó đặc biệt thích các dòng viết đầy tích cực khi chuyến phiêu lưu đã vào những trang cuối: Chắc chắn con người gây ra sự hủy diệt và thiển cận; thì họ cũng có thể tư duy cấp tiến và vị tha. Họ sẵn sàng hy sinh đại diện cho những sinh vật đó...tập trung vào những gì có thể làm & đang được làmđể cứu các loài, thay vì dự cảm một cách ảm đạm về tương lai.

Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2019

[Nhật ký của cha] Con Lân - Lân Con

Tùng, tùng, tùng! Đầu lân bắt đầu nhúc nhích, qua trái rồi qua phải. Đuôi cũng theo nhịp nhàng; chỉ điều đuôi cao hơn cả đầu. Con Lân như chú chó vươn dài người, chổng mông cao sau một giấc ngủ dài để thư giản gân cốt. Sớm nắng, Xuân đậu, thềm nhà rộn rã tiếng trống mớm Lân thức dậy cho một vũ điệu Độc Chiếm Ngao Đầu. 
Ông già. Cười. Rực rở. Như mai vàng nở rộ trước khoảng sân nhà đón Xuân sang. 
Lân con đầu gái, đuôi trai. Sang sảng. Lân nói. Tiếng không phát ở đầu. Tiếng phát ra ở đuôi. Đuôi chuẩn bị tròn sáu đợt Xuân sang. 
Lân không thể thiếu Địa. Ông Địa mặc áo vàng chanh, bụm háng, ngỡ ngàng nhìn một chú Lân con. Quên cả làm trò. Địa chưa được tròn hai đợt Xuân sang. 
Địa ngó ngang, nhìn ngửa, rồi địa kéo đầu Lân lại gọi mấy tiếng: Anh, anh. Quạt đâu chẳng thấy, chỉ thấy bụm háng đứng cười. Địa đâu quên mất gọi ông già cho kịp xả nước ra. 
Địa đến một phút rồi Địa đi. Đầu Địa bị quăng một phía, người thì đứng ngây nhìn, lắng nghe nhịp trống ông gõ rồi cười. Ông ngoại và thằng nhóc. Quạt đâu chẳng thấy, chỉ thấy bụm háng đứng cười quên mất cả việc gọi ông già cho kịp xả nước ra. Chắc là chờ đợi giống buổi pháo hoa ngợp trời để tắm mát một góc hông ông già cho hả hê.

Thứ Năm, 14 tháng 2, 2019

[Review Sách] Những con chim ẩn mình chờ chết/Tiếng Chim hót trong bụi mận gai - Colleen Mc Coulough

Kết quả hình ảnh cho những con chim ẩn mình chờ chết
The Thorn Birds - Một tựa đề và Hai cách dịch: Tiếng chim hót trong bụi mận gái & Những con chim ẩn mình chờ chết. 
Nó chọn quyển dịch của Trung Dũng từ bản dịch tiếng Pháp thay vì tiếng Nga của Phạm Mạnh Hùng dịch.
Một câu chuyện tình đầy day dứt; vượt dòng lễ giáo của Meggie và cha Ralph giửa vòng lễ giáo: con chiêng và cha xứ - từ một buổi thiếu thời cho đến khi trưởng thành và già đi. 
Phá bỏ rào cản trong tình yêu; điều không hiếm gặp đối với xã hội phương Tây vốn dĩ phóng khoảng, trở lại một phương Đông thì đảo mắt nhìn quanh, nó thấy nhiều ở tiểu thuyết của Kim Dung trong kiế thức hạn hẹp của mình. 
Khi đọc Những Con Chim ẩn mình chờ chết, nó liên tưởng ngay đến một câu chuyện của Dương Quá & Tiểu Long Nữ trong Thần Điêu Hiệp Lữ chỉ khác là đảo vai. 
Một vòng lẩn quẩn sau hai thế hệ chỉ kết thúc khi Meggie đủ can đảm nhìn nhận chính mình để từ đó mạnh mẽ giải thoát cho đứa con đang chuẩn bị đi vào bước xe đỗ của của người bà & người mẹ - chính là Meggie. Đứa con gái Justin yêu một người mục sư.
Nó thích nhất đoạn tâm tình của cả hai người: Justin & người yêu là mục sự - Rainer 
Rainer - em hối hận đã làm phí tất cả những năm tháng. E không làm sao chuộc lại được. Chắc em dã làm anh đau khổ rất nhiều
Anh biết em yêu anh & anh có thể chờ đợi. Anh vẫn tin rằng, một người kiền tri rồi cuối cùng thế nào cũng thắng lợi
Quyển sách mở ra & khép lại bởi hình ảnh con chim & gai nhọn như một cách gì đấy tác giả muốn nói nhiều hơn với người đọc của mình hơn câu chuyện của mối tình kia. 
Con chim mang chiếc gai nhọn xuyên qua ký ức. Nhưng chúng ta, khi tự ghim vào lồng ngực những chiếc gai nhọn, chúng ta biết, chúng ta hiểu, vậy mà chúng ta vẫn làm. Chúng ta vẫn làm 

Chủ Nhật, 10 tháng 2, 2019

[Review Sách] Yêu những điều không hoàn hảo - Hae Min


Kết quả hình ảnh cho yêu những điều không hoàn hảo
Một sự kết hợp của triết lý Phật Giáo thông qua các ghi chép của thiền sư Hae Min cùng hội họa.
Nó lựa chon quyển sách bởi chính bức tranh nằm ở trang bìa (người & vật đối diện nhau giửa thiên nhiên xanh ngát) vì thú thật sự hiểu biết về triết lý Phật giáo còn rất ít, cũng giống như sự nổi tiếng của vị thiền sư trẻ tuổi này.
Điều tiếp theo nằm trong sự lựa chọn chính ở đất nước của vị thiền sư ấy: Hàn Quốc, một trong những người bạn đồng nghiệp đã chọn nơi này cho bược ngoặc của đời mình: tu hành. Nó muốn tìm hiểu vì sao thông qua quyển sách này.
Tìm hiểu về Hae Min - một cái tên khá nổi tiếng với đầu sách đã từng viết "Bước chậm lại giửa thế gian". Đọc "Yêu những điều không hoàn hảo" nó chìm đắm vào các bức tranh họa được lồng vào quyển sách hơn là cách truyền đạt vì sự truyền tải khá rối rắm từ những điều giản dị - bởi đó vẫn là một tập hợp các ghi chép được biên tập theo chủ đề. 
Nó cất lại quyển sách để dành tặng; triết lý đâu đó gần tương tư như hai quyển vừa đọc xong: Dám bị ghét & Dám hạnh phút, lúc thằng nhóc líu lo cạnh ông già. Nhớ. Theo trường phái triết lý khai phá nội tại mỗi cá nhân ấy: Tình yêu là tự lập. Là trở thành người lớn. Chính vì thế, yêu mới khó

Thứ Bảy, 9 tháng 2, 2019

[Review Sách] Dám bị ghét & Dám hạnh phúc - Kishimi Ichiro & Koga Fumitake

Kết quả hình ảnh cho dám hạnh phúc
Cảm thức thấp kém và phức cảm tự ti. Tư tưởng của Alfred Adler về phân tích tâm lý của con người được công nhận và diễn giải dưới hình thức đối đáp; cuộc hội thoại giửa Triết Gia và Chàng Thanh Niên khiến người đọc dể dàng tiếp cận hơn một lĩnh vực tương đối khó nhai: Triết Học. 
Lôi cuốn bởi việc truyền tải triết học nhẹ nhàng và giản đơn. Nó đọc một lèo 2 quyển sách ở những ngày đầu năm. Rãnh rỗi. Nó thấy hứng thú với tư tưởng của Alfred Adler khi đi vào phân tích tâm lý của cá nhân mỗi người về những cảm thức thấp kém - phức cảm tự ti - được công nhận...
Kishimi Ichiro & Koga Fumitake tập trung tóm tắt tư tưởng của Adler trong mối quan hệ giửa người & người nằm ở:
+ Mục tiêu hành động: (1) Tự lập, (2) Sống hài hòa với xã hội
+ Mục tiêu tâm lý chi phối hành động: (1) Ý thức rằng mình có năng lực, (2) Ý thức rằng mọi người đều là bạn mình.
Tiếc rằng, sự khái quát về quản điểm triết học của Adler gần như đầy đủ nằm ở...cuốn thứ nhất - Dám bị ghét. Điều đó; với bản thân nó; khiến cuốn thứ hai - Dám hạnh phúc thiếu đi sức cuốn hút khi gần như chỉ giải thích cho rõ nghĩa bằng các ví dụ biện chứng như cuốn đầu thông qua cuộc trò chuyện giữa hai người.
Điểm mấu chốt của triết lý ấy chính là việc: "Sống hết mình - ngay tại đây, vào lúc này"
Vì hai tác giả là người Nhật, tiếp xúc ít nhiều, cảm nhận không ít việc "không khen ngợi, không trách mắng" theo một cách cứng nhắc gần như cực đoạn trong cách dạy dỗ trẻ con. Nó thấy tính kỷ luật của đứa trẻ rất cao và nghi ngờ về sự khai phóng tính sáng tạo của trẻ (về sự khích lệ). Có phải vì sự tôn vinh điều đó đã khiến quyển sách trở thành bán chạy!? 

Thứ Năm, 7 tháng 2, 2019

Nhật ký của cha: Lavie & Pháo Hoa


Đùng, đùng, đùng. Tiếng pháo nổ giòn giã, tia sáng phóng vút lên nền trời rồi tỏa ra các phía, bên dưới hàng trăm con người phũ kín các con đường đang chờ một giây phút ấy. 
Thằng nhóc & ông già. Chân kẹp vào eo, vào bụng (bự) của ông già đang tay giữ xe, tay còn lại giữ chiếc xe tàng lớn hơn tuổi thằng nhóc đang trố mắt nhìn trên nền trời đang tỏa sáng những màu sắc lấp lánh. Chẳng hiểu vì sao. Tắt ngúm. Pháo hoa ở quê nhà sớm hơn ở thị thành những hai tiếng. 
Đùng, đùng, đùng. Tiếng pháo nổ giòn giã, tia sáng phóng vút giửa bầu trời đóng khung. Từ cửa sổ bếp, ông già & thằng nhóc. Đứng ngắm đợt pháo bông sáng lại sau vài chục giây tắt ngúm. Chân kẹp vào eo, vào bụng (bự) của ông già, mắt nhìn len lén như ngỡ ngàng chẳng biết chuyện gì đang xảy ra. 
Ông già ôm thằng nhóc vụt ra trước sân nhà, đón cái không khí của Xuân sang, người ta đang ngơ ngẩn nhìn lên bầu trời đêm tìm mấy tia sáng ấy. Hân hoan.
Lúc ấy, em đứng cạnh bên – áo vẫn còn ướt sữa nồng nàn, cô bé nào đang lim dim một giấc ngủ say, đưa tay vuốt nhẹ má thằng nhóc, giải thích cho nghe mấy điều gì đang diễn ra ở phía bên trên nền trời. 
Lúc đó, thằng nhóc thấm ướt ông già bằng mấy giọt nước lành đang chạy dọc hông. Ông già cười. Mai này lấy vợ, kể lại nghe chơi. Xem pháo, ở truồng, nước tưới ba mươi.
Đùng, đùng, đùng. Tiếng pháo vẫn nổ, ông già khép lại khoảnh khắc đầu đời thằng nhóc biết đến sân chơi giửa trời; ở đó những tia sáng thi nhau vọt lên cao nhất rồi tìm đi khắp hướng. 
Trong một căn phòng nhỏ, thằng nhóc bắt đầu lấy lại tiếng ê a. Ngọt ngào. Những con chữ của ngày nào lụm lại, giờ đây thoát ra. Rộn ràng. Yêu thương về lại. Ông già chuẩn bị đón Xuân sang. Tiếp tục. Lụm chữ ghép từ, lụm từ ghép câu. Biết đâu. Trong giấc ngủ trẻ ở một giao thừa sang năm mới. Pháo hoa chỉ là khúc dạo đầu cho những đoạn được ghép từ câu. Trẻ rồi sẽ lớn; miễn là thấy rõ được yêu thương.

Thứ Tư, 6 tháng 2, 2019

[Review Sách] Mọi thứ đều soi tỏ - Jonathan Safran Foer

Kết quả hình ảnh cho mọi thứ được soi tỏ
Sáng tạo là cần thiết, nhưng tiết chế cũng quan trọng không kém! Nó thấy mình đang phải gồng lên khi đọc "Mọi thứ đều soi tỏ" khi gặp phải thủ thuật của tác giả Jonathan Safran Foer trong cách sắp xếp & dẫn truyện của tác giả.
Đây là một tác phẩm hay! Một câu chuyện phơi bày tội ác của Đức Quốc Xã khi thực hiện đợt diệt chủng người Do Thái một cách tàn bạo dưới ngòi viết của Jonathan Safran Foer khi kết nối chuyến hành trình từ hiện tại tìm về quá khứ của chàng trai Mỹ tìm đến Ukraina từ tấm ảnh chân dung người phụ nữ đã bị ố vàng.
Một văn phong khiến nó liên tưởng đến Vũ Trọng Phụng đầy trào phúng để bốc trần sự thật thanh cao giả dối trong lối sống giả tạo đàng sau chiếc mặt nạ. Nhưng như nói ở ban đầu, nó không thích ở quyển sách:
1) Sự lạm dụng cách đảo & xen ngữ cảnh như muốn tạo sự tò mò cho người đọc làm bản thân ít nhiều bị đứt đoạn cảm xúc & mạch truyện đang diễn ra trong đầu. 
2) Sự lạm dụng cách dàn trang, bố cục đoạn, cách khoảng cố tình...như muốn thể hiện sự sáng tạo, phá bỏ mọi qui luật nhưng nó cần sự đơn giản hơn sự phá cách đó vì đã góp phần làm đứt đoạn cảm xúc & mạch truyện nói trên.

Tóm lại, đọc Mọi thứ đều soi tỏ như cách nhấm nháp những ngày cuối năm chẳng tồi! Nó thích câu tác giả viết như chốt lại một năm: Cuộc sống đã tiếp diễn, như cuộc sống đang tiếp diễn & thời gian ngừng trôi; và thời gian đang trôi...Buồn đau đã được thay bằng một nổi buồn có ích. Mọi cha mẹ mất con đều tìm thấy một cách nào để cười lại được. Cơn đau nguôi vơi. Mọi tình yêu đều được chạm khắc từ mất mát...Chúng ta học sống trong tình yêu ấy 

Thứ Bảy, 2 tháng 2, 2019

[Review Sách] Đĩa thức ăn thứ ba - Dan Barber

Kết quả hình ảnh cho đĩa thức ăn thứ ba
Thay đổi đề tài để hâm nóng sở thích của mình. Đĩa thức ăn thứ ba - đã gây được sự chú ý của nó khi quyển sách không chỉ viết về ẩm thực; mà lồng ghép cả một lịch sử nước Mỹ đã thay đổi ra sao về vấn đề dinh dưỡng.
Đĩa thức ăn thứ ba - là khái niệm xây dựng một nền ẩm thực mới. Farm to table - Từ nông trại đến bàn ăn với vai trò của người đầu bếp sẽ quyết định sự thay đổi của nền ẩm thực khi đặt vào nền tảng - hệ sinh thái của ẩm thực bắt đầu từ khâu nguyên liệu cho đến khi trở thành món ăn trên bàn. Người trồng, thợ nấu, đầu bếp...đều nằm ở sự phân phối theo nhu cầu. Đầu bếp là khâu cuối cùng. Câu hỏi đặt ra liệu những chuổi cung ứng thức ăn; như một gã McDonald xây dựng từ những nông trại, trang trại, có lấy ý tưởng từ quyển sách này không thấp thoáng trong đầu nó khi đọc 
Dan Barber đưa người đọc đến những vùng đất mới, gặp gỡ những "dị nhân" nuôi, trồng theo "lẽ tự nhiên". Ở đó, con người được đặt ở vai trò "giám sát" - giám sát sự tác động của con người đến lẽ tự nhiên làm "hệ thống bị đứt gãy" với các giống lai, phương pháp độc canh cho đến cuộc cách mạng Xanh đã tách khỏi "agri" & "culture" trong "agriculture" thế nào, để hệ quả là bệnh tật tăng nhanh. Ung thư là điển hình. Sự thuần hóa cây lúa (mì) là khởi nguyên của sự đứt gãy.
Nó thích cách dẫn dắt người đọc của tác giả, đi từ đồng ruộng đến biển cả, để cuối cùng kết thúc là một "thực đơn tương lai năm 2025" với sự khát khao tìm lại những gì "chất" nhất mà qua quá trình tác giả - một đầu bếp đã tìm hiểu đến nguồn gốc của nguyên liệu để thực hiện cho các món ăn của mình. 
Với "Đĩa thức ăn thứ ba" - Ẩm thực không chỉ là một phong cách nấu ăn, hay là sự kết hợp của kỹ thuật và hương vị; mà còn là nền tảng của văn hóa.
Nó quyết định cách sống của chúng ta. Cuộc sống của chúng ta phức tạp - hay đơn điệu cũng bởi các thực phẩm mà chúng ta trồng trọt và ăn hàng ngày.

Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2019

[Review Sách] Vận tải Container đường Biển đến năm 2025 - Lars Jensen

Kết quả hình ảnh cho vận tải container đường biển đến năm 2025
Một quyển sách cần được hiệu chỉnh. Khi sự tác động mạnh của dịch Covid đến ngành vận tải biển, tưởng đâu sẽ đi vào còn đường gần như bị đào thải, thay thế thì bất ngờ sống lại một cách mạnh mẽ. Một trong những ví dụ rõ ràng nhất đó là ngành đóng tàu và vận tải biển của Hàn Quốc.
Quyển sách vẽ lên bức tranh u ám. Một bức tranh đầy u ám cho ngành vận tải tàu biển. Đó là cảm nhận của nó khi "đổi gió" trong sách đọc; lựa chọn quyển sách để kiến thức ôn lại về một ngành đã học. Tự dưng. Nhớ. Không biết giờ đám bạn chẳng biết còn mấy đứa đi theo nghề. Trở lại nội dung - bức tranh đầy u ấm ấy - đó là dự đoán & nó không tin vào dự đoán cho lắm. Tương lai là tương lai. Việc cần làm là ở hiện tại.
Quyển sách đã cung cấp một cái nhìn khái quát theo chiều lịch sử của ngành vận tải tàu biển với sự ra đời của container đã tác động lên chủ tàu & chủ hàng ra sao với thách thức luôn ám ảnh tất cả các công ty chứ không chỉ là chủ tàu: bài toán lợi nhuận.
Hoa nào nở rồi cũng tàn. Đó là kiểu dự báo của quyển sách sau khi chứng minh từ lịch sử (nói chuyện đã rồi) về sự vật lộn của các hãng tàu trong việc đáp ứng nhu cầu thị trường dẫn đến dư cung ra sau; hay việc dự đoán lợi nhuận khi bản thân chi phí cố định donah nghiệp lại rơi vào việc tính xác suất đầy rủi ro. Hãng tàu đang đối diện với nhưng thay đổi đầy thách thức về:
1) Kích cở của tàu
2) Quan hệ hợp đồng - tính ràng buột
3) Tính minh bạch
4) Quá trình tự động hóa & số hóa

Đến tận cuối cùng, tác giả vẫn tập trung vào "không phải thông qua những con số, như khối lượng vận chuyển hay quy mô đội tàu, mà họ trước hết phải tập trung vào việc xác định mô hình kinh doanh cốt lõi của mình trong tương lai & mô hình đó cần những yếu tố gì để hoạt động hiệu quả để mang lại lợi nhuận" 

[Nhật ký của cha] Merci, ông già & con chữ

  Ai rồi cũng phải lớn! Ông già nhận ra điều đó khi ngồi ly trà cúc còn ủ hơi nóng ở một đêm cuối hạ, lắng nghe thằng nhóc Merci nói bằn...