Chiến Phan

Thứ Ba, 24 tháng 12, 2019

Nhật ký của cha – Lavie: Papa

Sài Gòn bắt đầu bỏ hạ về đông, ông già chạy lòng vòng trên các con đường đã lên đèn cảm nhận từng cơn gió lạnh đầu mùa bắt đầu len lõi vào da như nũng nịu: lâu quá rồi mới ngửi lại một mùi vị của phố phường ướp lạnh. Bịn rịn gì thì ông già biết rằng mình cũng phải về nhà, cái thú nghêu ngao thưởng thức mùi vị của phố phường, ngông nghênh cùng đất trời ở một sớm mai thanh xuân giờ bớt lại. Ở một nơi “mặt tiền hẻm”, ngỏ vắng chờ ông già về để xôn xao. 

Papa
– tiếng gọi vang vọng khắp con xóm, đó là mỗi lúc ông già tăng ga để con ngựa sắt mình vượt lên thềm nhà cao hơn mặt đất, tiếng ngựa sắt hí vang khoảng trời lọt giửa xóm nhỏ hòa cùng tiếng gọi vang vọng liên tu bất tận như thể người yêu lâu ngày khao khát được gọi tên nhau. Con hẻm bắt đầu rộn ràng, ngỏ vắng bắt đầu xôn xao; tiếng chó sủa không phân biệt được người cũ, mùi quen hòa cùng tiếng gọi, tiếng đáp. Tiếng trẻ gọi vút cao len xuống cầu thang, chạy ra cửa rồi tọt ra khỏi xóm như muốn báo rằng – mọi người ơi, ba về; và tiếng ông già đáp lại như một kiểu nhận lệnh: nghe rõ trả lời!? Cứ thế, ông già và thằng nhóc Lavie quần nhau qua tiếng gọi mỗi lúc về lại căn nhà ngỏ vắng chờ đợi xôn xao. 
Đã có từng lúc ông già ôm thằng nhóc vào lòng, đặt trên thành lang can, ngắm hoàng hôn dần tan như kẹo, dần phai màu nắng ở phía cuối chân trời. Đó là lúc ông già lắng nghe và cảm nhận về tiếng gọi: Ba. 
Đó chẳng qua chỉ là một cái tên! Ông già có thêm một cái tên là Ba. 
Ông già nhìn người gọi tên mình – Lavie – một anh chàng sinh ra với gương mặt già chát, luôn hiện diện trên đầu mình mái tóc “Minh Vương” (một nghệ sĩ cải lương nổi tiếng ở thời của ông già), cùng làn da trắng ngần nổi bật và đã từng là một nổi lo gắn vào ông già khi phát hiện anh chàng chậm nói (để rồi khám phá ra, thằng nhóc muốn là một đứa trẻ để mãi được thương yêu, khi cô nhóc vừa ra đời đã tác động ít nhiều vào suy nghĩ thằng nhóc). Ngẫm nghĩ về cái tên đó, thằng nhóc có biết ông già tên gì ngoài tên Ba giới thiệu đâu, lọt ra thì đã được giới thiệu rồi, ông già cũng yêu cái tên đó thì phải, cứ mỗi lần nghe lại tấm tắc cười như một nickname mà cuộc sống ban cho. 
Ông già nâng bàn tay thằng nhóc lên chạm vào trời chiều, lấy ngón tay mình đan lại ngón tay của thằng nhóc để bắt đầu nghĩ về một tên gọi: papa. Tiếng gà gáy đâu đó lẫn khuất dưới những mái nhà hẻm bên tự dưng làm ông già thèm cái buổi chiều của hoàng hôn buông khói lam chiều và mấy tiếng gà gù như muốn hỏi ngủ chưa, thấy được cảnh ấy chắc là thằng nhóc thích. Ông già hay dùng tên này để chuyện trò. Chắc là được giới thiệu như thế nên thằng nhóc quen luôn với tên mới của ông già hơn là tên ông già được viết trong khai sanh. 
Đó chẳng qua chỉ là một cái tên dùng để gọi, cho đến tận khi mai này mới hiểu sâu về tên ấy. 
Ông già rút ra từ bản thân của ông già khi ngẫm nghĩ về cái tên ấy. Ít gọi, nghe quen. Ngẫm mấy đứa nhỏ cứ gọi vì được giới thiệu thế thôi chứ mấy việc thiêng liêng như “núi Thái Sơn” gì đó chắc là phải nhồi nhét vào đầu từ mấy tục ngữ, ca dao; rồi ép mấy cảm xúc lượm được từ bãi ký ức dạt bờ còn nằm lại viết lại thành một bài văn như ông già đã từng. Vốn dĩ ký ức cần phải được nâng niu. Hiểu một tên gọi đến giờ ông già vẫn chưa thấm hết. Chắc có lẽ còn phải trãi qua nhiều nữa ông già mới hiểu hết về một tên gọi giống nhau ở cuộc sống này. 
Ông già đan ngón tay của thằng nhóc đang chạm trời chiều như muốn lấy màu trời vẽ ký ức tuổi thơ con, viết lên mấy điều trong suy nghĩ về thời điểm ông già có tên mới ấy. Thời gian chạy nhảy, ngót nghét cũng đã hơn hai năm, ở trên một mái hiên khác, có thằng nhóc đã gọi tên mới của ông già. Vậy là nhớ. 
Ông già thich cái tên mới, chắc mọi ông già đều vậy. Dù cho tiếng gọi ấy đôi khi không tròn vành rõ chữ, hay dù cho tiếng gọi ấy mấy lần bị em phiền lòng về giọng gọi và sao là ông già được nhớ tên gọi trước, cảm nhận như có gì đó bất công – thì trong trái tim bắt đầu lỗi nhịp của ông già đã ngập tràn một nổi niềm hân hoan của tháng ngày cũ đi hoang giờ mất tích - tháng ngày của thanh xuân tự vấn một mình: giá như đâu đó có người đợi tôi! 
Còn bây giờ ở một thời thanh xuân xa vắng, ở một nơi “mặt tiền hẻm”, ngỏ vắng chờ ông già về để xôn xao. 
Sài Gòn, ngày 15 tháng 11 năm 2019

Thứ Tư, 11 tháng 12, 2019

[Sách] Ở đâu đó có người gọi tôi - Shin Kyung Sook

Kết quả hình ảnh cho ở đâu đó có điện thoại gọi tôi
Quyển sách thứ hai của văn chương Hàn đọc được, sau quyển sách đầu tiên "Hãy chăm sóc mẹ" khi làn sóng ủng hộ Hàn Quốc nhiều hơn bao giờ hết từ kết quả của môn thể thao bóng đá tạo một hiệu ứng cực kỳ mạnh mẽ.

Tình yêu của người Việt Nam dành cho bóng đá không thể diễn tả hết bằng lời, huấn luyện viên người Hàn - Park Hang Seo đã trở thành cầu nối cho hai đất nước gần lại nhau hơn.

Câu chuyện xoay quanh cuộc sống của nhân vật chính, mang trong mình những cảm xúc phức tạp và những mất mát không thể quên. Shin Kyung Sook đã viết một cách tinh tế, tạo hình cho từng nhân vật sống động và đa chiều. Cách cô kể câu chuyện và chuyển tải tâm tư của từng nhân vật đã khiến độc giả dễ dàng đồng cảm và chìm đắm vào từng trang sách.

Với ngôn ngữ đẹp và cảm xúc chân thực, tác giả đã đưa độc giả vào những suy tư sâu sắc về cuộc sống, gia đình, tình yêu và những điều không thể đo bằng vật chất. Cuốn sách khơi gợi sự nhìn nhận lại bản thân và đánh thức những suy tư về ý nghĩa thực sự của cuộc sống.

Quyển sách ngập chìm trong thanh xuân đầy cung bậc cảm xúc buồn của bốn nhân vật: Dan, Yun, Miru và Myseong Seo với những vết sẹo từ ký ức buồn đeo bám từ ấu thơ đến một thanh xuân bế tắc và tìm đến cái chết đầy tuyệt vọng.

Shin Kyung Sook đưa quá nhiều nổi buồn và sự chia ly vào trong quyển sách của mình, như những gì được giáo sư Jun định nghĩa về một thời kỳ lẽ ra phải ngập đầy niềm vui: "Thời khắc huy hoàng, từ khi sinh ra đến khi chết đi, dù là con người hay sự vật nhỏ bé, mọi thực thể tồn tại đều có thời khắc như thế. Chúng ta gọi là thanh xuân"

[Nhật ký của cha] Merci, ông già & con chữ

  Ai rồi cũng phải lớn! Ông già nhận ra điều đó khi ngồi ly trà cúc còn ủ hơi nóng ở một đêm cuối hạ, lắng nghe thằng nhóc Merci nói bằn...