Chiến Phan

Thứ Năm, 6 tháng 9, 2018

[Nhật ký của cha] Merci, ông già & con chữ


0-02-06-f1c3c63592a298ccdca2f3b8c0bbd53d1bfe55d9c04c71180595a83e597da04c_full 
Ai rồi cũng phải lớn! Ông già nhận ra điều đó khi ngồi ly trà cúc còn ủ hơi nóng ở một đêm cuối hạ, lắng nghe thằng nhóc Merci nói bằng hai ba loại ngôn ngữ trộn lẫn vào nhau: ni hao ma? T’Rex, king of dinasour, con heo đã đủ ba tờ xanh mua bộ xương T’rex rồi.

Đã đến lúc ông già tính đến chuyện thằng nhóc phải học con chữ - yếu tố xuất phát điểm đến đam mê của ông già được gọi là văn chương. Con chữ là thứ bắt đầu để giống loài Sapien tiếp xúc với thứ tạo ra sự khác biệt với các giống loài còn lại; gọi nôm na là tri thức (thứ không thuộc của riêng ai).
Trên mạng. Rôm rã. Chuyện cả nước tranh luận với nhau về một cách phát âm & cách học con chữ, từ ngữ theo kiểu mới, hiện đại, biến hóa hay tiến hóa gì đấy. Ông già vẫn sẽ không thay đổi quan điểm về việc lựa chọn trường công để cho thằng nhóc đi học vì phần đam mê tiếng mẹ đẻ & nét đẹp đẽ của từ ngữ thuần Việt, và phần đảm bảo rủi ro tài chính ở tương lai nếu cho thằng nhóc học trường quốc tế sẽ không phải đứt gánh giữa đường. Ông già nhẫm đếm đã ba con.
Đời thực. Lắng lo. Em kể ông già nghe chuyện đứa bạn là giảng viên than thở về việc con trẻ đã học cái chương trình tiến hóa đã năm sáu năm nay, người mẹ trẻ giờ phải quay về học lại để dạy con. (Ông già cũng sẽ như thế và suy diễn chắc nhiều phụ huynh cũng sẽ như thế?) Đấy là một phụ huynh của thời hiện đại (mà thật ra ngày xưa cũng chẳng khác gì mấy, chẳng qua là số phụ huynh như vậy chiếm ít hay nhiều). 
Một thế hệ của ông già bắt đầu nghĩ đến con trẻ, ôm lấy gia đình như sự khẳng định trưởng thành và giàu có trong tư duy chứ không chỉ ngồi nói nhau nghe “mày đã mua đươc gì”. Chuyện lập luận ngụy biện con trẻ học đã có cô, thầy lo rồi cứ thản nhiên đỗ sạch hết trách nhiệm lên thầy, cô mỗi khi có vấn đề gì liên quan đế học hành. Một là trò dốt, hai là thầy dốt?

Rồi ông già cũng chỉ lướt qua những phần thông tin đầy rẫy trên mạng đó, để hiểu xem mọi người tranh luận ra sao vì tranh luận là để phát triển, điều kiện là nguồn thông tin phải được truyền tải đúng. Ông già nhìn nhận, phát âm giống “tung quo” thật. Tò mò. Ông già lục lọi tìm kiếm giữa rừng thông tin mạng thật, giả ấy để tìm kiếm các giáo sư; rồi đặt mình vào đấy, suy diễn xem có phải vì một giấc mơ phát triển giáo dục Việt, có phải vì một mong muốn lưu danh vào sử sách với gia tài để lại cho thế hệ sau là một nền tảng tri thức đã tích lũy được của một trí thức tận tâm thật sự hay chỉ là một “trí trá” háo danh. 
Ông già biết rằng đáp án không có ngay lúc này, hiện tại sẽ trở thành quá khứ của mai sau, quá khứ là lịch sử, sẽ được đánh giá bởi một gã tri thức ghi chép công tâm chứ không nghiên ngã theo một phe phái nào (bởi nếu không có gã đấy thì vẫn còn thế hệ như ông già sẽ còn kể lại con cháu nghe). Ông già lập luận, phàm là kẻ viết sử phải viết lại đúng những gì lịch sữ diễn ra.
0-02-06-150e47c10d0563847755b506fc8cadeab6a625bb95987054bc41a519301c8da7_full 
Đó là chuyện tương lai, giờ là chuyện hiện tại, ông già biết một điều chắc chắn rằng bản thân không chấp nhận được sự đổi mới này và ông già đứng ở chọn lựa: học hay không học, chấp nhận hay không chấp nhận mà thôi. Sự lựa chọn rồi cũng có đáp án lúc ông già thấp nén nhang ở bàn thờ, thằng nhóc phản ứng lại lời nguyện cầu: cho con được thông minh!
Con chỉ cần bình thường! Thằng nhóc nói ở một chiều nắng bỏ chạy trước khi đêm về ở trong căn nhà rộn rã tiếng trẻ hòa tiếng chó nhà ai sủa rền vang. Ông già giờ tỉnh mộng! Có gì phải trăn trở, có gì phải lắng lo khi chỉ cần thằng nhóc biết đọc, viết thôi; kiến thức thì lượm lặt từ trang sách, kinh nghiệm thì tích lũy từ việc làm. Ông già nhớ. Đứa bạn đại học cũng từng dõng dạc trả lời giáo viên về việc cháu chậm phát triển rằng: từ từ rồi cháu sẽ khá hơn – mọi thứ rồi cũng qua – đứa cháu không học trước khi vào lớp một ấy vẫn lớn khôn, vẫn lẽo đẽo theo mẹ đến sân cầu sau buổi học rồi về nhà vui vầy với tam đại đồng đường, ngập với yêu thương, và ghen tị trong mắt người nhìn.
Đêm ấy. Ông già lập lại lời thằng nhóc. Ừ! Con chỉ cần bình thường! Rồi ông già bồi thêm câu chối: Không cần xuất sắc con ạ, chỉ cần không bị đuổi là được.  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

[Nhật ký của cha] Merci, ông già & con chữ

  Ai rồi cũng phải lớn! Ông già nhận ra điều đó khi ngồi ly trà cúc còn ủ hơi nóng ở một đêm cuối hạ, lắng nghe thằng nhóc Merci nói bằn...