Chiến Phan

Thứ Hai, 20 tháng 12, 2021

[Review Sách] Bà nội Găngxtơ - David Walliams

Nó biết đến David thông qua chương trình Britain Got Talent; giờ đọc quyển sách tiếp cận đối tượng là thiếu nhi mới thấy sự đa tài của David. 

Một văn phong nhẹ nhàng, một câu chuyện tạo một sự kích thích vừa đủ cho người lớn, hứng thú cho trẻ con.

"Cậu yêu tiếng rít từ máy trợ thính của bà. Cậu yêu cái cách bà nồng mùi bắp cải. Và trên hết, cậu yêu cái cách bà xì hơi mà chính bà cũng không hề biết" 

Tuyết đang rơi. Tuyết kêu lạo xạo dưới bánh xe đạp. Ben nhìn tuyết nhẹ nhàng rơi xuống mặt đất và không mảy mai để ý đến đường đi. Giờ cậu đã thuộc lòng đường từ nhà đến nhà bà. Trong vài tháng qua, cậu đã đạp xe đến nhà bà nhiều lần đến mức thuộc từng chỗ gập ghềnh, từng vết nứt trên đường ...

Nhưng bà không biến mất trong tim cậu. ..Cậu chắc chắn rằng mình đã có một câu chuyện tuyệt vời để kể cho cháu mình một ngày nào đó"

[Review Sách] Lão Tử - Nguyễn Hiến Lê


Nó ngồi nghe tiếp Nguyễn Hiến Lê nói về một dòng lịch sử. Một lịch sử hình thành và phát triển của triết lý phương Đông, đất nước Trung Hoa, sau khi Khổng Tử đã qua đời. Lịch sử tìm về trong chấp vá khi chẳng ai biết được chính xác một Lão Tử được sinh ra khi nào, tạm đặt để ở đời sau.  

"Đạo bản nguyên của vũ trụ - Đạo mà có thể diễn tả được thì không phải là đạo vĩnh cửu bất biến; tên mà có thể đặt ra để gọi nó (đạo) thì không phải là tên gọi vĩnh cửu bất biến" 

Ngô đạo nhất dĩ quán chi. Đạo của ông nhất quán hơn Khổng...Đạo của Lão tử thì là hai chữ "phản phác" (phác với nghĩa là đạo - trở về phác tức là trở về đạo) 

Lão tử là triết gia đầu tiên, có lẽ là duy nhất ráng tìm nguyên nhân sâu xa sự sa đọa của loài người...Bậc thánh nhân vô dục, không tích trữ, càng giúp người, mình lại càng có dư, càng cho người, mình lại càng có nhiều. Đạo trời chỉ có lợi cho vạn vật chứ không có hại, đạo thánh nhân giúp người mà không tranh với ai 

[Review Sách] Hàn Phi Tử - Nguyễn Hiến Lê

 


Kiểu gì kiểu khi đam mê "trà đàm, tửu đối" sau khi bản thân được lắng nghe chia sẻ của tinh hoa "ngày ấy" như Thu Giang, Nguyễn Duy Cần; nó bước sang, ngồi xuống, lắng nghe mấy cái đúc rút về một nền văn hóa phương Đông của một đất nước gắn liền với lịch sử của mãnh đất hình chữ S bằng nhiều xúc cảm - Trung Hoa.

Văn hóa đó khiến nó từ lâu bỏ qua, giờ ngồi nghe Nguyễn Hiến Lê phác thảo cho biết về lịch sử "Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao nền độc lập" để hiểu hơn về một xã hôi, một nền triết học phương Đông.

"Hàn Phi vì bị bọn học giả quá tin cổ làm cản trở việc thuyết phục vua Hàn theo chính sách dùng pháp thuật cùa ông, nên thường nặng lời của họ, chứ ông không phản cổ đến triệt để, cái gì thời xưa cũng bỏ hết"

Về lịch sử quan, Hàn chịu ảnh hưởng trực tiếp của Thương Ưởng, chỉ khai thác tư tưởng của Thương Ưởng, mà không phát huy thêm được gì. 

Pháp gia là những chính trị gia rất thực tế, chỉ làm những pháp thuật cho nước giàu và mạnh, không thắc mắc về nguồn gốc của chế dộ phong kiến quan chủ. 

Vậy cứ tin họ, để họ làm việc, rồi tùy họ làm việc được hay không mà thưởng phạt họ theo đúng pháp luật chứ không phải cho người dòm ngó họ. 

Thứ Hai, 13 tháng 12, 2021

[Nhật ký của cha] Julie - Ngôi nhà trên cây

 


Otis bước xuống từ ngôi nhà trên cây để tiếp nhận lời chia tay từ người bạn gái Maeve ngay trong đêm xuất phát đi Mỹ du học như lời giã từ một tuổi học trò thời trung học; chiếc xe chạy dọc sườn núi trong đêm đen mù tịt chỉ có mỗi ánh đèn xe chiếu sáng tiến thẳng về phía trước, để lại nam chính khuất dạng ở phía sau cùng ngôi nhà trên cây được người dượng làm trong một Sex Education mùa mới nhất mùa thứ 3 trên Netflix. 

Khung cảnh buồn là thế nhưng điều ông già và ba đứa nhóc quan tâm đó chính là Ngôi nhà ở trên cây. 

Ông già và ba đứa nhóc cũng tập tành xây dựng ngôi nhà trên cây của riêng mình ở một đêm hè vắng tiếng ve kêu; khi giãn cách xã hội, ông già và ba đứa nhóc chấp hành ở nhà thay vì dọc ngang trên mấy cung đường vang tiếng ve kêu gọi bạn tình ở một mùa yêu đương. 

Ông già phân công vai trò cho từng đứa. 

Chú nhóc lớn Jackie thể hiện năng khiếu vẽ của mình khi đảm nhận vai trò thiết kế ngôi nhà ở trên cây. Hình ảnh cặm cụi, viết vắt vành tay, hí hoáy những đường nét gạch ngang, gạch thẳng với thước kẻ trên nền một tấm giấy trắng như một nghệ nhân đang say sưa với tác phẩm của mình cùng sự căng thẳng của an toàn và sáng tạo với tác phẩm đầu tay khẳng định bản thân mình.

Chú nhóc Bom quấn khăn trên vành trán; hì hục bắt đầu kéo những thân cây to tìm được trong rừng già; đục đẽo để lên khung, ráp kèo; bào nhẵn những phản gỗ, ráp vách; đánh bóng nổi đường gân, lót sàn. Ngôi nhà vắt vẻo ở trên cây trong cái ngóng chờ từng giờ thành hình của muôn thú xung quanh từ khu rừng ra xem. 

Cô nhóc Bebe cột lại dây tạp dề phía sau lưng, tất bật cùng các bạn thỏ trắng đánh trứng, nhào bột, kết đường, nướng lên tỏa mùi tan tỏa khắp khu rừng; trong cái ngửi ngất ngư thèm thuồng vì hương đưa. Cô nhóc chuẩn bị những phần ăn cho hai ông anh mình rồi tủm tỉm cười với những giọt mồ hôi vương đầy trên trán. 

Ông già cứ thể phân ra vai trò; xây nhà trong khu rừng của mộng mơ. Ông già đưa ba đứa nhóc đi vào khu rừng mộng mơ bằng những ngôn từ kết thành cánh cửa thần kỳ; nơi của những sự tưởng tượng bay xa, quên đi cái sự oi ả của đêm về từ ngày hứng nắng dưới mái nhà con. 

Chú nhóc lớn hóa thân thành anh chàng kỹ sư siêu cá mập Jackie thoi đưa cùng những nét vẽ như kiến tạo một ngành nghề. Chú nhóc nhỏ hóa thân thành chú Angry Bird - Bom của sự tức giận hóa thành quả bom “banh chành” những chú heo định xâm chiếm ngôi nhà. Cô út nhỏ hóa thân thành Bebe cùng với những chú “thỏ trắng xinh xinh” cùng giai điệu chỏi tông của ông già hát tiếp một bài ca “tạm biệt thỏ trắng xinh xinh” dù mai em chưa vào lớp một. 

Mấy buổi học; mấy buổi làm online suốt ngày của tháng ngày giản cách trôi đi; chờ đêm cho ngôi nhà trên cây dựng xây ở một khu rừng ấu thơ. Khờ dại. Ông già hỏi lòng không biết sớm mai thức dậy; trở mình lớn khôn có cô nhóc nhỏ nào còn nhớ mấy câu chuyện ông già kể của hôm nay lúc miệng cười tủm tỉm nằm gọn trong lòng em giữa đêm hè chờ ngóng mấy ngọn gió trong lành hiếm hoi? 

Sài Gòn, ngày 30 tháng 07 năm 2021

Chủ Nhật, 12 tháng 12, 2021

[Review Sách] Định giá dựa trên giá trị - Tim J.Smith



Bộ phận định giá bao gồm các chuyên gia định giá. Họ có thể làm việc dưới sự quản lý trực tiếp của bộ phận marketing, tài chính, kinh doanh hoặc một bộ phận khách tùy theo cấu trúc và năng lực của doanh nghiệp. 

Định giá theo một mô hình của Maslow về

(1) Những đặc điểm và thuộc tính của sản phẩm 

(2) Những lợi ích kinh tế đến từ việc sản phẩm tạo ra 

(3) Những lợi ích về hành vi, cảm xúc, giác quan và tâm lý đến từ việc khách hàng cảm nhận.

Chiến lược định giá và chiến lược kinh doanh có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại với nhau. Trong đó, sức mạnh của định giá là tạo ra lợi thế cạnh tranh nhằm giảm bớt sự cnah tranh về giá, bỏ qua hoặc tấn công sự cạnh tranh về giá nhằm để thích nghi với thị trường và bảo vệ biên lợi nhuận

[Review Sách] Từ bỏ thói quen giảm giá - Reed K. Holden & Mark Burton

 


"Đồ thị đáng giá hơn cả nghìn lời nói...Mỗi dấu chấm trên đồ thị này đều có một câu chuyện để kể và mỗi câu chuyện lại hàm chứa nhiều thông điệp về việc giảm giá cho công ty trên.

Khách hàng quan tâm cả giá trị. Động lực thúc đẩy giá trị thật sự của doanh nghiệp; trong đó dựa trên một số nhận định sau:

(1) Động lực thúc đẩy giá trị đối với khách hàng có phần khác so với kỳ vọng từ nhà cung cấp. 

(2) Các giải pháp hiện tại có giá trị hơn so với ước tính của nhà cung cấp

(3) Khách hàng cảm thấy hài lòng vì cuối cùng có người nghiêm túc hỏi họ về công việc.

(4) Có cơ hội cung cấp thêm nhiều giá trị hơn so với những gì nhà cung cấp hiện đang thực hiện 

Nguyên tắc đầu tiên khi đương đầu với những người mua vì giá cả là hết sức thận trong để tránh rơi vào những cuộc giằng co với đối thủ tron các vòng đấu thầu. Người mua vì giá cả không có lòng trung thành. Người mua vì giá trị là nhóm khách hàng hiểu rõ và sẵn sàng chi tiền mua giá trị. 

Việc thiết lập nguyên tắc dựa trên hai tiêu chí:

(1) Hàng rào phải được xây dựng dựa trên các tiêu chí rõ ràng, khách quan

(2) Các tiêu chí phải dễ hiểu đối với cả khách hàng và đội ngũ kinh doanh.

"Đội ngũ kinh doanh phải có sẵn trong tay các đề nghị sản phẩm/ dịch vụ giá trị từ cao xuống thấp để đưa ra những đánh đổi cần thiết trong lúc đàm phán với khách hàng. 

Hãy cung cấp cho đội ngũ kinh doanh những thông điệp giá trị hữu hình và các công cụ tính ROI để khach1h àng cam thấy họ có thể đạt được lợi ích tài chính gì nếu sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của công ty bạn"

Thứ Hai, 6 tháng 12, 2021

[Review Sách] Cách người Nhật dạy con tự lập - Nishimura Hajime

Nhiệm vụ của những người thầy giáo như của chúng tôi hay bố mẹ là điều chỉnh những mục tiêu quá khó cho hợp với sức học của trẻ...Lặp đi lặp lại việc giúp trẻ với những mục tiêu mà chỉ cần cố gắng là thành công 
Việc thay đổi bản chất của một người là khó, nhưng thay đổi thái độ của họ của họ thì có thể làm được. Để làm được việc đó, đầu tiên mình phải thay đổi thái độ của bản thân trước 

Chủ Nhật, 5 tháng 12, 2021

[Review Sách] Hỗ trợ trẻ tự kỷ - Kate C.Wilde



Một lĩnh vực hoàn toàn nằm ngoài khả năng am hiểu của nó. Sách là một trong những nguồn chính thống để tìm hiểu theo suy nghĩ của nó; bởi người viết và người in chịu trách nhiệm trước sản phẩm của mình.

Tất cả tựu trung lại đấy là việc kiên trì, nhẫn nại để có thể ngồi quan sát để lắng nghe "tâm tư" của trẻ đang muốn làm gì để rồi bằng những ngôn ngữ cơ thể hoặc hình ảnh hỗ trợ can thiệp cho trẻ ngày từ khi có dấu hiệu bộc lộ như một trong những phương pháp của tác giả đề cập đến.

Quyển sách có luôn song hành với những bài tập thực hành và bảng hướng dẫn để đánh giá, nhận biết mức độ tự kỷ của trẻ 

"Một trong những điều tuyệt vời nhất trong công việc giáo dục và huận luyện của tôi, đó là những kinh nghiệm vô cùng thực tiễn và sâu sắc"

Thứ Tư, 1 tháng 12, 2021

[Review Sách] Khổng Tử - Nguyễn Hiến Lê



Nó bắt đầu gặp gỡ (thật ra là gặp lâu rồi) nhưng giờ mới rón rén ngồi cạnh để lắng nghe chia sẻ của Nguyễn Hiến Lê về phạm trù văn hóa phương Đông; nghe mấy đúc kết từ một trong những đại thụ của nền văn hóa Trung Hoa - Khổng Tử. Sách ghi thì nhiều nhưng lại thiên về điển tích, kiểm chứng khó khăn thành ra là học giả nghiên cứu cứ thế mà tranh luận với nhau dựa vào sự hợp lý của cảnh tỉnh.

Ở Nguyễn Hiến Lê có một sự liệt kê lại các cột mốc lịch sử để đặt vào bối cảnh phản biện cho những điển tích nào mà ông xem rằng là chưa hợp lý; đồng thời cũng nói cho nó nghe về Khổng Tử từ lúc sinh ra đến lớn lên hay những quan điểm của ông về đạo và đời theo một quy tắc "chính danh"

Quy tắc "chính danh" đưa đến quy kết: ai ở địa vị nào cũng phải làm tròn trách nhiệm, và ai giữ phận nấy, không được việt vị, nghĩa là không được hưởng những quyền lợi cao hơn địa vị của mình.

"Nếu chỉ dùng lễ thì chính sách sẽ là lễ trị, không khác pháp trị bao nhiêu; phải có "nhân" nữa thì mới thành đức trị, mà thuyết chính danh mới có sơ sở vững:  thiếu đức nhân thì vua không xứng đáng là vua, không được dân coi là vua"

[Review Sách] Trí tuệ nhân tạo trong Marketing - Katie King



Một trong những năng lực mạnh mẽ nhất mà chúng ta có được thông qua AI đấy chính là cá nhân hóa marketing. 

Để xây dựng được những AI thực sự cần:

(1) Xây dựng các nền tảng dựa trên những định luật của sự phức tạp và khai thác những tiếp cận kết nối với các mô hình tiến hóa tự nhiên

(2) Phát triển bất kỳ cơ sở hạ tầng đám mây đang tồn tại nào.

(3) Sử dụng Internet Vạn vật như một nền tảng thống nhất để tạo ra một giao diện có thể hoạt động như một cánh cổng số trong thế giới thực. 

Điều quan trong nhất là hiểu được công ty của bạn sẽ trông như thế nào trong vòng 3 - 5 năm tới. Bạn chấp nhận rủi ro tính toán trong các lĩnh vực quan trọng nhất vì điều quan trọng của hôm nay rất có khả năng sẽ không còn quan trong nữa vào ngày mai. 

Thứ Năm, 18 tháng 11, 2021

[Review Sách] Cái Ác - Paul Ricoeur

Cái Ác - Một thách thức đối với Triết học và Thần học - Paul Ricoeur |  NetaBooks 

Có lẽ chân trời này của sự hiển minh trong phương Tây Do Thái - Kito giáo gặp gỡ với các viễn tượng hiền minh trong đạo Phật ở điểm nào đó mà chỉ có một sự đối thoại lâu dài giữa hai truyền thống này mới có thể nhận diện được"

Sự hiền minh với cuộc đấu tranh chống lại cái ác, cuộc đấu tranh có thể tập hợp những người có thiện chí ...rằng một khi bạo lực đã bị dẹp bỏ, thì cái bí nhiệm của sự đau khổ "đích thực", sự đau khổ "không thể quy giản được", mới lộ được chân tướng 

[Review Sách] Người chết có kế hoạch - Laura Pritchett

Sách - Chết Có Kế Hoạch - Laura Pritchett | Shopee Việt Nam

Phải chăng những câu trả lời của bạn đều mập mờ theo kiểu "Khi nào đến lúc ấy rồi tính" hay "cứ việc đưa tôi ra ngoài rồi bắn chết"...Nếu là vậy thật thì bạn hãy suy xét lại. Tôi hiểu lên kế hoạch cho những việc không thể đoán trước là chuyện không hề đơn giản, những hãy cố gắng làm quen với hiện thực đắng cay là có thể mọi thứ sẽ không được như ý nguyện đầu.

Những bài tập thực hành

Nhưng câu danh ngôn hay về cái chết

Những bài hát hay 

[Review Sách] Người Thầy - Frank McCourt

Teacher Man (Frank McCourt, #3) by Frank McCourt

 "Ông lắc đầu không hiểu vì sao tôi thiếu tham vọng. Tôi không đủ năng động. Nhờ ông mà bốn ông thầy đang học khóa bồi dưỡng kia thăng tiến và đi trường khác. Ông nói thế . Tại sao họ lại phí cả đời trong lớp học với đám nhóc tì, khi đường hoan lộ mở rộng thênh thang?

Tôi đánh bạo hỏi lại: nếu ai cũng thăng tiến và đi trường khác thì ai sẽ dạy lũ trẻ ở đây?

Ông ấy nói rằng ngôn ngữ bộc lộ chân tướng con người (Ben Johnson)

Mơ, ước, lên chương trình: đó chính là viết văn đấy, song sự khác biệt giữa các em và người thường là các em chú ý những điều này, các em ạ, sắp xếp trong đầu óc mình, nhận ra được tầm quan trong của điều không quan trọng rồi viết lên giấy"

[Review Sách] Ngôn từ - Jean Paul Sartre

Ngôn Từ | Tiki 

Một quyển sách không dễ nuốt khi tác giả dồn tất cả tâm tư để quay trở lại thời thơ ấu để miêu tả lại sự hình thành và ảnh hưởng văn chương đến mình

"Tôi là một đứa trẻ vờ vịt, cầm một rổ rau xà lách vờ vịt; tôi thấy các hành động của tôi thành cử chỉ. Kịch đã ăn cắp của tôi thế giới và loài người; tôi chỉ còn nhìn thấy những vai diễn và những đạo cụ biểu diễn; phục cụ công việc của người lớn bằng những trò gây cười, làm sao tôi có thể coi trọng những lo lắng của họ?

...Nhưng tệ nhất là tôi ngờ người lớn diễn tồi. Ngôn từ mà họ sử dụng để nói với tôi là những viên kẹo ngọt; nhưng khi họ nói chuyện với nhau thì lại là một giọng hoàn toàn khác

Chỉ có một điều thế này: trừ một vài cụ già chuyên nhúng ngòi bút vào nước hoa và những gã công tử bột viết như bổ củi, những người viết văn dễ dàng không tồn tại trên đời.

Sự bắt đầu của tôi là như thế: tôi chạy trốn, những thế lực bên ngoài đã định hình cho sự trốn chạy của tôi và tạo nên tôi"

Thứ Tư, 17 tháng 11, 2021

[Review Sách] Nhà hàng không bao giờ nói Không - Yaginuma Kenichi

Sách ] Nhà Hàng Không Bao Giờ Nói Không - Tạo Dựng Dịch Vụ Chạm Tới Trái  Tim Khách H - Sách tư duy - Kỹ năng sống Tác giả Yaginuma Kenichi |  GiaSach.com 

"Dịch vụ sẽ tạo ra khả năng vô hạn thông qua việc xây dựng các mối quan hệ. Trong tương lai, nếu tiếp tục giữ quyết tâm mạnh mẽ thì chắc chắn tôi sẽ gặp lại khoảnh khắc này một lần nữa. Cuộc đời tuyệt vời này của tôi chỉ có thể có được kể từ khi tôi có cơ hội gặp gỡ ngành dịch vụ. "Sự phong phú trong cuộc đời" chính là một ân huệ mà nghề phục vụ mang lại cho tôi"

Đó là một chàng trai bước chân vào ngành nghề dịch vụ sau hơn hai thập kỹ đã bắt đầu chia sẻ lại những trãi nghiệm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng khi viết theo từ ngữ hàn lâm hay viết một cách giản dị, gần gỉ như tựa đề của quyển sách "không bao giờ nói Không" ở một ngành dịch vụ ăn uống khi mọi thứ nhộn nhịp như một phiên chợ. 

Nó tưởng tượng và hình dung ra khung cảnh trời đầy tuyết trắng, có một chàng trai đã hạ quyết tâm làm một điều khác biệt cho đến việc dừng lại ở một sân ga - nơi mình đã từng gắn bó và cống hiến. Nhiêu đó thôi cũng đủ để người đọc thấm thía với trải lòng của Yaginuma Kenichi trong cách kể lại một ngành nghề   

[Review Sách] Sen nở trời phương ngoại - Thích Nhất Hạnh

SÁCH: Sen nở trời phương ngoại - Tác giả: Thích Nhất Hạnh | Shopee Việt Nam

Lắng nghe cuộc trò chuyện về chủ đề Bụt, để lại trong lòng và tìm hiểu để thỏa mãn câu hỏi là gì. Sau khi đọc cuốn đầu tiên thì giờ nó bắt đầu đọc cuốn tiếp theo để nghe Thiền Sư Thích Nhất Hạnh nói về Phật giáo, cụ thể hơn ở đây là Diệu Pháp Liên Hoa Kinh (hay Pháp Hoa kinh) trong sự hình thành của Đạo Bụt Đại Thừa. 

"Trên phương diện tư tưởng chúng ta không có gì để trách móc cả, tại vì những tư tưởng đó rất uyên áo, rất liễu nghĩa, rất tròn đầy. Tuy nhiên, đứng trên phương diện của thái độ, ta thấy cung cách đấy không đủ tính bao dung, không có được phong thái của Đại Thừa, vì lý do đã muốn gạt ra tất cả thành phần Thanh văn ra khỏi gia đình của đạo Bụt. Đến khi kinh Pháp Hoa ra đời thì kinh áp dụng một phương thức mới: Rất từ bi, rất bao dung, và ôm lấy truyền thống giáo hội vào trọn vòng tay của phật giáo Đại Thừa"  

Đâu đó, thấy sư ông của làng Mai hiện lên một cách nhẹ nhàng, thanh thản vô ưu đến lạ trong mấy câu chuyện kể hay cách kể để dẫn dắt người đọc tìm hiểu về đạo Phật một cách dịu dàng như nước đọng trên lá sen cứ thể thoải mái và tự do rung rinh theo gió. 

Chủ Nhật, 14 tháng 11, 2021

[Review Sách] Bỏ cũ thay mới - Takashi Shiihara

Sách - Bỏ Cũ Thay Mới | Công ty TNHH văn hóa và truyền thông AZ Việt Nam 

Sự khởi phát từ một người "không bằng cắp" đã thu hút nó tìm hiểu nhiều hơn về tác giả trẻ này về những "tiết lý" được gọi là kinh nghiệm chia sẻ ra sao như một phần tác động của người viết với đối tượng người đọc. 

Bằng thiết kế một quy trình (như thường thấy ở thói quen của người Nhật hoặc các tác giả viết loại sách chia sẻ kinh nghiệm, bí quyết như có một công thức nào đó) để con người vượt qua và tiến lên bằng:  tiến hóa - mâu thuẫn - đấu tranh- nhận thức - để rồi đổi mới" như một tháp hình thoi.

Điều có thể thấy thú vị chính là sự chia sẻ của tác giả ở những lời động viên vào cuối sách "bởi vì bạn đang sống trong thời đại có thể làm mọi thứ, bởi vì bạn đang sống trong môi trường có thể làm mọi thứ, cho nên, bạn có thể trở thành bản thân như bạn mong muốn"

Thứ Bảy, 6 tháng 11, 2021

[Nhật ký của cha] Julie - Biết ơn

Biết ơn! 

Sớm nắng, chiều mưa; tính khí của con người cũng y chang Sài Gòn, nên một trong những điều con người ta hay gặp phải là hay quên. Ông già cũng vậy! Già đăm ra lú, nên trong những dòng suy nghĩ ông già lôi ra tập lại, viết lại như nhắc nhở mình về “biết ơn”.


Chủ đề này không mới! 

Ông già chăm chú lắng nghe chị nói về sự biết ơn ở một trưa nắng vàng trời, ngồi dưới mái nhà của Samco, làm một chén bún đậu nước tương thêm miếng ớt xắt nhuyễn cho cay nơi sống mũi như phải có gì đó đẩy cảm xúc lên cao trào. 

Trước mắt ông già là một trong những con người thấm vào tận tủy về những triết lý của Toyota; hình thành một tư tưởng sống nên nó không phản biện nhiều bởi lý lẽ sẽ chẳng là gì khi ai cũng có một quan điểm, một cách nhìn, một tư tưởng. Như bản thân một người luôn là một vị thế đứng riêng; khác biệt là ai biết ai không.


Sự biết ơn không phải là nói về tôn giáo, cả hai nói về chuyện những con người đã ra đi khỏi mái nhà của Toyota. 


Họ - những con người đã ra đi khỏi mái nhà của Toyota không phải như những chàng lính trong đoàn quân Tây Tiến của Quang Dũng “đầu không ngoảnh lại”, họ có nhìn về nơi một thời gắn bó vì như thể khi ra đi con người ta mới nhận ra rằng bản thân mình đã trót yêu thương. 

Họ - những con người đã ra đi khỏi mái nhà của Toyota, thể hiện cảm xúc biết ơn hay đã trót yêu thương bằng nhiều cách như giữ lại cho mình những mối quan hệ đã từng có, bằng cách ghi lại những dòng tâm trạng hay đơn giản chỉ là đăng lại một khoảnh khắc được máy móc hỗ trợ ghi lại ở thì quá khứ, hoặc họa chăng chỉ là những để lại trong lòng mình, gọt câu giũa từ rồi đánh bóng lại qua mấy lời nhắc lại một thời đã trôi xa.  


Đấy là chuyện họ; giờ kể chuyện nhà. 

Sài Gòn bắt đầu tập tành “sống bình thường mới”, đó là lúc ông già ôm ấp lại những cảm xúc đã qua để..biết ơn vì những gì bản thân nhận được.

Ông già nhận ra có gì chất “sến” trong đề tài này; nhưng đấy lại là chủ đề được nói nhiều gần đây. Vì vậy, ông già bắt đầu lượm lại, cất nồng nàn vào ngăn ký ức yêu thương của mình như thể đã “sến thì phải sến luôn cho vừa”. 


Biết ơn ấy là ở mỗi đêm về, ông già cứ nhìn lên trần nhà tưởng tượng cùng mấy đứa nhóc của mình về những dải thiên hà xa xăm, hay đôi khi chỉ là một khu rừng hiện ra, ông già và đám nhóc bắt đầu thực hiện xây ngôi nhà trên cây, hoặc lắm lúc là những trận chiến sống còn của những nhân vật mà đám nhóc yêu thích xuất hiện, tham gia vào trận chiến của ông già và ba đứa nhóc. 


Biết ơn là còn cái để ăn 

Ăn - theo kiểu có gì ăn đấy. 

Qua dịch, Ông già không bỏ được cái thói quen mở tủ lạnh mỗi sáng; nhìn quay quắt xem còn gì để hâm nóng lại ăn, hay đôi khi chỉ là vài cái bánh mì nướng lên ăn với mứt, với bơ là cũng đủ hài lòng. Ngẫm. Ngon xuất hiện sau đói.


Biết ơn là còn thứ để uống! 

Uống - theo dạng có gì uống đấy  

Lúc dịch, Ông già cứ đều đều mỗi sáng ngửi hương của cafe đầu sớm bay lên; như kiểu vỗ về bản thân rằng đừng bỏ bê mình quá trong tiếng nhạc jazz réo rắt của những ngày xưa cũ. Ngâm. Ký ức trong lòng. Thưởng. Nước sôi để nguội, ông già, em và ba đứa nhóc cứ thế nhâm nhi như thể nước thánh khó tìm.


Biết ơn là còn nơi để ngủ! 

Ngủ - theo thể có chỗ nào ngủ chỗ đấy  

Sớm dịch, Ông già, em và mấy đứa nhóc tạm biệt máy lạnh; sử dụng gió trời cho những đêm về trời mát, lặng tiếng xe qua như thể Sài Gòn trở về chốn quê xưa bầu bạn, thở than một mùa dịch giả, chỉ khác là không có mấy âm thanh đồng nội hòa vang của cóc, nhái, ễnh ương v.v.; hay có những đêm mưa rào trong khoảng trống vài mét vuông, tất cả nằm co ro, quấn lấy nhau như những giọt mưa gắn kết nhau để tạo thành dòng. 


Trong ăn, uống, ngủ nghỉ đấy; thời gian trôi nhanh mà như đi chậm lại; ông già lắng nghe tiếng đám nhóc của mình nhiều hơn, nói về những cuộc sống. 

Thằng nhóc lớn bắt đầu đặt nhiều câu hỏi tại sao cho ông già. Nhiều khi. Rối quá phải lên mạng tra tìm; nghĩ ông bà ngày xưa chắc phải vất vả với mấy câu hỏi tại sao, vì sao của trẻ thế này. Đúng không? 

Thằng nhóc giữa cũng bắt đầu gìn giữ lấy những thứ gọi là “gia tài” trong ngăn tủ nhỏ, có quyển sách của ông già viết, in tặng cho dù rằng không biết trong đấy ông già ghi những gì, có đúng không. Nhiều khi. Lớn rồi quên mất hỏi lại ông già. Phải không?

Cô nhóc cũng bắt đầu ráp lại bài ca không rõ lời cùng với ông già như cách đã từng với hai thằng nhóc. Khác chăng. Giọng cao vút, líu lo chẳng rõ lời. Nhiều khi. Réo rắt hỏi có hiểu hết những gì đã nói. Thật không?


Chuyện họ hay chuyện nhà; họ cũng là ông già - những con người đã, đang đi tiếp chặng đời Sales; có chăng là khác một món hàng. Dẫu thế nào đi chăng nữa, cứ đi rồi sẽ tới, ông già viết lại như thể ghi nhớ một chặng đường như gã gàn dở cứ thích lôi ra lau chùi một ký ức với sự biết ơn lần giở để rồi viết tiếp câu chuyện Đời Sales vẫn còn đang dở dang.


Chuyện nhà hay chuyện họ; họ cũng như ông già - những con người cũng nằm trong quy luật sống, rồi sau một trận giữa lằn ranh sống chết ở một mùa chống dịch đã qua; vội nhớ mau quên, ông già viết lại như thể khắc sâu một khoảng đời như gã ngông nghệnh cứ thích lôi ra, đánh bóng những gì mình đang có như tự cho rằng đấy là thái độ của biết ơn.


[Nhật ký của cha] Merci, ông già & con chữ

  Ai rồi cũng phải lớn! Ông già nhận ra điều đó khi ngồi ly trà cúc còn ủ hơi nóng ở một đêm cuối hạ, lắng nghe thằng nhóc Merci nói bằn...