Chiến Phan

Thứ Bảy, 26 tháng 7, 2014

Trên khung hình trí nhớ, lồng khoảnh khắc vào trong

Hà Nội ngày về lại khác xưa mấy lần. Không có cái nắng oi ả của những buổi trưa hè cháy da hay cơn mưa rỉ rả như xầm xì với người dân thủ đô rằng làm vậy để hả hê cho bỏ những ngày gã nắng dầm dề chẳng chịu bước đi. 
 photo 827813501548d5e596a_zpsae080f56.jpg 
Hà Nội ngày về lại khác xưa mấy lần, trốn cái rét căm căm, chui vào trong chăn ấm, gõ những con chữ tung tăn với cảm xúc khác xưa chục lần khi chiều buông nhẹ nhè, tiếng đất thở như thủ thỉ với gió về nhịp sống lạc thầm. Ở giữa căn phòng trống, trốn cái lạnh bên ngoài, sưởi ấm bằng chăn dày và nổi nhớ. Ông già với thằng ku. 
Trên khung hình trí nhớ, lồng khoảnh khắc vào trong. Ông già ở phía dưới, thằng ku ngồi phía trên, làm trò như mọi bận, ngón đan vào tóc rối, màu chưa kịp hóa mây bay chỉ như than đốt tàn, bụi tro vươn đâu đấy. 
                  Mấy bận, thằng ku cười hé miệng, thích thú với trò chơi chỉ có ngón tay non và tóc rối, lộ vài cái răng đầu giữa nắng hoang đời phố. 
                Mấy lần, thằng ku chẳng buồn cười, tập trung với trò chơi, giữ muỗng bằng môi non, hết lên rồi lại xuống như bắt gặp đôi lần ở nhà sư và chiếc mõ từ những buổi kệ kinh, Phât ở bên trên nhìn những tín đồ thành kính. 
 photo 827813501548a26bc85_zps582142cf.jpg 
Trên khung hình trí nhớ, lồng khoảnh khắc vào trong. Một ảnh hình xuất hiện sau hình ảnh đầu tiên, giữa ông già và thằng ku còn một gã đàn ông cùng chung một dòng máu, đau đáu về cuộc đời khi chọn cho mình một lối đi riêng. Lặng thầm và đau đớn. 
Hoàn cảnh. Ít khi dùng từ ấy vì nghe sao nghiệt ngã, ở sau làn khói thuốc, thấy mái tóc anh đấy có mấy sợi đã tiệp màu khói bay khi nói về điều ấy. Dặn dò như chia ly, sắp đặt những dự phòng, tính cả chuyện ra đi. Bất chợt. Nhói đau. Hạnh phúc nào cho gã đàn ông ấy khi vật chất đủ đầy? 
 photo 82781350acbeddb0cda_zpsd59311b0.jpg
Hà Nội ngày trở về, hai khung hình trí nhớ, lồng khoảnh khắc vào trong, cái lạnh vào lúc nào, qua phòng xuyên chăn ấm, vào đến tận bên trong, làm con tim đau buốt. 
Giữa hai khung hình ấy, gấp lại vào ngăn tim, sợ trí nhớ dò tìm, niềm vui và day dứt, hạnh phúc và lắng lo…Thôi thì thôi giữ lại, rãnh rỗi sẽ lôi ra, để biết tim mình đập, một nhịp điệu nhân đôi.
(Ảnh sưu tầm)

Thứ Bảy, 5 tháng 7, 2014

CÂU CHUYỆN TIẾP THEO VỀ MỘT DỊ NHÂN (1)

Sài Gòn bắt đầu với những cơn mưa đầu mùa rỉ rả. Một căn phòng trần thấp nằm lọt thỏm giữa chung cư đã gần xuống cấp – nơi hiện diện 2 người con gái, 1 bé gái và 1 gã đàn ông tuổi nhìn đã vượt khung Y Vân thường tính. 
 photo 5280bb18_75c70e09_st7-de830_zps6a47f90a.jpg 
Thằng ku mắt tròn mắt dẹt nhìn đứa bé gái lai Nga với làn da trắng đặc trưng không lẫn vào đâu được kèm với sóng mũi cao vút, mái tóc vàng xoăn ở cuối tóc đang tìm sự an toàn khi thấy xuất hiện người lạ trong lòng người phụ nữ với khuôn mặt xương làm sóng mũi thêm cao hơn, thoáng nhìn cứ tưởng cũng mang dòng máu lai. 
Lướt nhanh qua căn nhà, điểm hấp dẫn nó chính là hai giá sách đồ sộ với rất nhiều ấn phẩm trong & ngoài nước của những tác giả nổi tiếng và những tác giả nó chưa từng biết đến; có lẽ vì là kẻ mới chập chửng bước vào văn chương và có thể chỉ vì đam mê sách đơn thuần (mua nhiều hơn đọc) thành ra điểm ấy làm nó ấn tượng về căn nhà. Căn nhà của dị nhân. 
Thằng ku bắt đầu chơi trò đuổi bắt với đứa con lai. Nó quay lại cuộc chuyện trò, người phụ nữ mở đầu câu chuyện về người cha mình – gã dị nhân ngồi dậy như một thói quen thay lời chào khi có người lạ xuất hiện trong căn nhà rồi ngẩn ngơ; nếu chị không nói chắc là nó vẫn còn câu hỏi về sự thờ ơ gã dị nhân ấy đến tận lúc về, người cha dị nhân ấy đã phải chịu đựng một cơn đột biến và việc đi đứng không còn như ban đầu. 
 photo 5280bb04_6f2ddf7a_st2-de830_zps0b379041.jpg 
Câu chuyện bắt đầu từ những cuốn sách được chính các tác giả ký nhận và gửi đến tận nhà tặng như một món quà tri ân – một người biên tập, tác nghiệp phi lợi nhuận, hình ảnh người cha từng nét từng nét được phác họa thành chân dung của một gã dị nhân qua lời kể trong đôi mắt long lanh của người phụ nữ trẻ lần đầu làm mẹ đơn thân theo nghĩa từ pháp lý. 
Hình ảnh của ông làm nó liên tưởng đến Beast của Xmen trong câu chuyện của Marvel, gần như là những con người lỗi lạc, nghiện sách & đam mê khám phá, chỉ khác chăng là ở điểm bắt đầu. 
Nó gọi ông là dị nhân vì qua lời kể: 
               - Thật sự nó không tưởng tượng được lại có một người đọc hết tất cả các sách trong thư viện của trường dòng. 
               - Là người đầu tiên thuê chuyên gia nước ngoài về làm việc tại Việt Nam, trước đây chắc không phải là câu chuyện lạ nhưng sẽ là câu chuyện khác thường khi ý tưởng đó thành hình sau ngày hòa bình lập lại, người khai phá và hợp tác với IBM về lĩnh vực chuyên ngành. 
 photo 5280bb10_0363a41f_st4-de830_zpsb52877b2.jpg  
               - Là một người ngập tràn những ý tưởng táo bạo về những câu chuyện không còn nằm trong khuôn khổ của gia đình hay công việc mà là những vấn đề của đất nước. Không chỉ là những lời nói xuất phát từ những buổi trà dư tửu hậu, đấy là những ý tưởng đã thành hình. Đọng lại trong đầu nó là dự án về “đường ray thứ 3” của đường sắt nằm dở dang trên bản thảo, nằm đấy ấm ức như chính chủ nhân của nó khi còn quá nhiều thứ vẫn chưa làm. Lòng đau. 
             - Nó thật sự choáng ngợp với trang web mà ông đã lập cách đây hơn 10 năm khi mạng xã hội hay thương mại điện tử chỉ mới nẩy mầm tại Việt Nam. www.vanchuongviet.org. Một trang web từ lúc thành lập đến nay với số lượng tác giả chuyên và bán chuyên ở nhiều lĩnh vực khác nhau lên đến gần 2500 tham gia, gửi bài; một tập hợp những tri thức của Việt Nam trong và ngoài nước gần như đổ hết vào đây. Thật sự có tồn tại một biên tập viên tự do có khả năng biên tập ở các lĩnh vực chuyên ngành khác ngoài văn chương. Thời trang, điêu khắc, hội họa…đến kiến trúc và thậm chí là y học.
 photo 5280bb1b_30491533_st8-de830_zps0c34b385.jpg
Con số đập vào mắt khi lướt qua làm nó choáng ngợp, một đứa nhóc học đòi với văn chương, bắt đầu thể hiện sự rụt rè trước mặt gã dị nhân – đang nằm trên mãnh giường con, mắt thả rong lên trần nhà. Đau, đau suốt cả đêm mưa Sài Gòn rỉ rả như hành hạ một vết thương sẽ chẳng bao giờ lành.
 photo 5280bb13_2faddd2b_st5-de830_zps829b0533.jpg
(Ảnh: Sưu Tầm)

Thứ Năm, 3 tháng 7, 2014

Dẫn biết là sinh tử...!

Dẫu biết là sinh tử nhưng mỗi sự ra đi đều khiến ta cảm nhận điều mất mát dù chẳng phải của riêng mình
Sài Gòn ngày trở lại lất phất mưa bay, những con đường hứng lấy giọt nước mắt của trời đang rơi lả tả, không có nhiều lá để xuyên chỉ biết bám lên thành tường, thành kiến trôi tuột; họa chăng vài giọt bám víu mấy sợi cáp chằng chịt rồi cũng phải rơi. Rơi tự do, rơi dặt dìu theo cơn gió. 
 photo 13125014f2c9d34152b0.jpg 
Lướt face 
Thấy tử. Nước mắt nào rơi lặng thầm, nước mắt của đàn ông, viết vài dòng tâm trạng đắng lòng đi theo trào lưu dùng đúng lúc khiến nó rơi vào trạng thái tự kỷ vô thức về một con người nó chẳng hề quen, chỉ biết đấy là bạn học cùng thời chẳng cùng lớp, chỉ cùng trường chưa gặp mặt để biết tên họ đủ đầy. 
Thật ra, tin tử không đến vội vàng, tin đến từ một buổi chiều miền Trung nắng đổ lửa. Thông tin lướt qua chẳng để lại gì, chỉ lưu lại trong đầu đấy là bạn học cùng thời, chắc cùng tuổi, chẳng cùng lớp, chỉ biết qua trung gian, lướt lại khung hình facebook trong đám hội học trò. Mới đó ngày lễ 30/4, cả đám quay về trường cũ, lưu lại những khuôn hình ở tuổi quá ba mươi, giờ đây đứng lặng nhìn trời đọc cáo phó với giờ động quan. 
 photo children-around-the-world-16_zps12568748.jpg 
Thấy sinh. Những khung hình của trẻ thơ nghịch đùa ở nhiều khung trời thơ ấu, trong đám trẻ ấy chắc chẳng đứa nào biết rằng rồi đây những hình ảnh ấy sẽ mãi chẳng bao giờ quên khi tuổi đời bắt đầu đếm ngược, vì lúc đó con người ta bắt đầu khát khao được hồn nhiên vui đùa như thuở nhỏ không phải nghĩ suy khi tham gia vào một trận đời hóa trang đoán người bắt bóng để tiếng nói, giọng cười hạn chế bớt trọng khinh. 
 photo children-around-the-world-53_zpsf2c24175.jpg 
Ghé quán 
Chờ em, nấp vội những giọt mưa ở Sài Gòn đỏng đảnh. Quán chẳng thể như hôm nào vì ít nhiều cảm xúc đã phôi phai khi đọng lại chỉ còn vài hình ảnh cũ của trí nhớ ngày một chẳng còn chịu nghe lời.
Gạch đá nhuộm lắm màu phai cũ, ghế chắc bọc mấy lần da, phố phường người cứ lướt qua, ngồi bên trong như lọt thổm, giống chồm lên ngóng đường, thấy phố phường như sát lại, ngồi cạnh để hỏi han: cảm xúc của ngang tàng, đi hoang đâu rồi tuổi trẻ!? Không vơi. 
Giá như… 
Chắc là từ dùng nhiều lúc này cho phần tử. Nếu chỉ còn một ngày để sống, chắc là như Hoài An, sẽ quay về lại quê nhà, về thăm làng xưa nguồn cội giữa hương đồng cỏ nội, ngắm sao trời lung linh ở đồi con nào đó từ khung trời dấu yêu ngày xưa, nằm nghe lại tiếng thì thầm của đất, tiếng thở nhẹ của cỏ cây rồi cũng từ nơi đó để được nghe tiếng gọi của ngày xưa - tiếng mẹ cha – tiếng nghèn nghẹn khi đã lớn, tiếng lơ là khi gọi nhiều và quá lâu, tiếng chai dần mất đi mấy phần thiêng liêng. Ngược đời. Lạ lẫm. 
 photo children-around-the-world-3_zps51afe023.jpg Lạc đề. 
Nhớ người phụ nữ ấy khi ôm ấp thằng ku. Giửa đầu xanh, tóc bạc; vòng sinh tử sắp thành hình. Sợ. Ngẩn ngơ. Vẩn vơ. Sợ. Cảm nhận điều mất mát ở một sự ra đi được báo trước. Mất hồn.
(Ảnh: Sưu Tầm)

[Nhật ký của cha] Merci, ông già & con chữ

  Ai rồi cũng phải lớn! Ông già nhận ra điều đó khi ngồi ly trà cúc còn ủ hơi nóng ở một đêm cuối hạ, lắng nghe thằng nhóc Merci nói bằn...