Chiến Phan

Thứ Ba, 24 tháng 2, 2015

Tập thèm để biết mình thiếu thốn

 photo chacon-3_zps420d7d6a.jpg 
Có một mùa xuân nho nhỏ, nằm giửa phố mùa đông, đường trần thôi đứng lại, nhìn một gã đàn ông, đang tập cảm giác thèm. 
       Từ khi biết lật đến cả lúc trườn bò trên bằng đôi tay bé nhỏ …để biết thèm một khuôn ngực đầy căng sữa đẵ từng chẳng thèm ti. 
        Từ khi biết đứng bằng đôi chân nhỏ bám vịn khắp xung quanh… để biết thèm một bàn tay dìu dắt với gân xanh đã nổi đầy. 
      Từ khi biết ăn từng muỗng với vụn cơm rơi đầy…để biết thèm một làn môi mơm mớm sợ nóng làm bỏng con. 
 photo chacon-10_zpscc43c2f5.jpg 
Để học tiếp thêm vẫn một bài học thèm 
       Cách ngắm một buổi hoàng hôn qua …để lắng nghe ngày trôi lặng lẽ và để biết thèm một sớm mai thôi ngủ lười bỏ lỡ khi ngán một buổi đến trường. 
       Cách ngắm những con đường qua… để biết thèm một cảm giác sống không quạnh quẽ khi biết ngoài kia vẫn có nhiều cuộc sống khác ở xung quanh. 
       Những món đồ chơi nhỏ giá trị chẳng là gì …để biết thèm một cảm giác sở hữu và sướng vui không phải là tự có. 
 photo chacon-2_zps4d87725a.jpg 
Rồi ôn lại xúc cảm…thèm 
      Khoảnh khắc đợi chờ một tiếng xe khi chiều tàn, đêm xuống ở một góc nhà…để biết thèm mấy tiếng cãi vã giữa thằng ku với ông già ở mỗi lần trận giả. 
        Giây phút ngang tàng hay ngỡ ngàng khi đã biết chọc cười (dù rằng chẳng biết cười chi?)…để biết thèm sự ngô nghê mà những kẻ sống lâu tìm lâu rồi chẳng gặp. 
… 
Và mai đây học tiếp về một cảm giác thèm như ông già đang học  
       Về một phiên chợ chở quá nhiều tuổi thơ … để biết thèm những mái đầu sương trắng đi đâu rồi để sạp vắng trống trơn. 
      Về ghế đá công viên qua nhiều lần tới… để biết thèm những đôi tình nhân trẻ, già ngồi ủ ấm những giấc mơ. 
     Về những cảm xúc từ cuộc đời mang đến… để ghi chép lại sợ sóng gió thời gian bạc tình thổi bay. 
 … 
 photo chacon-7_zps304c7e46.jpg 
Vậy đấy thằng ku ạ! Cứ thế học với ông già nhé về một cảm giác thèm để biết mình thiếu thốn và quí trọng những gì ta đang có từ cuộc sống xung quanh. 
Vậy đấy thằng ku ạ! Mấy lời từ ông già “ghẻ” thích hay ngồi kể về một câu chuyện rừng già, có đôi vợ chồng sinh ra được thằng ku được tròn bao ngày tháng…ở một sớm mùa xuân. Dặn dò. 
(P/s: Trích nhật ký của cha – xuân Ất Mùi)
(Ảnh: Internet)

Thứ Hai, 23 tháng 2, 2015

Ta bắt đầu lại với tin yêu (2)

Đi rồi về, về rồi lại đi. Từng “đoàn người lữ thứ” cứ thế dìu dắt nhau trên con đường nối từ quê nhà. Miệt mài. Đi mãi. Những con người bị cuốn vào một dòng chảy. Lập nghiệp chốn này hay khởi nghiệp chốn ấy. 
 photo H-22.jpg 
Sài Gòn. 
Bắt đầu rộn ràng từ những buổi trước ba mươi Tết, những con người nô nức cùng tiếng xe, nôn nao cùng đường cũ để về lại quê nhà cho kịp một tối đoàn viên. 
 ngồi khóc ở chiều ba mươi. Một mình. 
Chị em buôn hoa Tết bị “dội” chợ, anh bán dưa ngồi gào la dưa ba ngàn một ký… ngồi ôm nhau khóc ở một chiều ba mươi. Như lỡ làng một chuyến đò ngang 
Rồi những người buôn chợ Tết hay những kẻ buôn nghiệp đời, khóc cười trọn một năm, tranh thủ về một tối, cho bánh mứt đầy mâm, thịt cá với dưa hành, ngập tràn mai đào nở, ở mấy cái khấu đầu tìm kiếm những ước mộng lành với mắn may, khói nhang tõa hương trầm trên bàn thờ ông bà cho kịp một buổi tiễn đưa, lắng nghe phút giao thừa lặng lẽ. Nghe chúc tết trên đài. Khấn thầm. Rồi mọi thứ sẽ qua. 
Sài Gòn. Ngồi lẻ bóng
Trên những con đường ngập lá me bay vắng lặng bóng người qua. Lề đường thiếu những mãnh giấy báo ngồi bê bệt để hớp từng ngụm đắng cà phê như lỡ cất một lời thề. 
 photo 10881582_457188654420360_7973656689996388971_n_zpse05c3168.jpg Thổn thức. Lời tự tình. Đón xuân này thấy khác xuân xưa
Ở những người ôm trong mình mùa xuân cũ đem ra lau chùi sáng bóng như lư đồng giữ trọn đến muôn măm về trong ký ức của đời mình. Cứ mỗi độ xuân về lại đem ra so sánh. Một khi đã biết so sánh là lúc đó ta đã già. 
Nó cũng vậy. 
Đã bắt đầu nhung nhớ một dòng sông…giờ đã lấp, từng trông chờ cạn nước khi dòng chảy lì lợm chỉ còn đúng một khe chảy mãi với hai bên đầy bùn trong suy nghĩ ngô nghê, rồ dại đến phát thèm khi tuổi già đã hom hem. 
Đã bắt đầu thèm nhớ những buổi quây quần quanh ông táo nhỏ để cho ra lò từng chảo mức thơm lừng được ngào đường trắng tinh ở một góc nhà khói đóng quanh năm, mấy tiếng pháo nổ đì đùng ở một tối giao thừa rộn ràng, đánh thức lũ trẻ như báo hiệu rằng xuân đã sang chứ không phải hững hờ ngủ quên chẳng biết xuân đến tự khi nào để thấy lòng nôn nao. 
Đã bắt đầu nhen nhớ xác pháo của những ngày mùng, rải rác đều khắp xóm, ngỏ, làng… cho đến khi cuốn “mùng” nhiều lúc chẳng chịu thôi làm cho mấy đứa nhỏ như nó cứ chèo kéo chẳng chịu “tha” cho xuân qua khi những trò vui vẫn còn chưa dứt, vài viên pháo tàn đốt chưa xong vẫn còn nằm trong túi áo ủ mùi, hửi hương khét lẹt thơm nồng. Ngộ. 
Người ta cũng vậy. Người ta nhắc lại Sào Gòn ở một sớm xuân xưa với “quốc hồn, quốc túy” nghĩ đến phải tự hào khi từng khung ảnh đước nối ghép từ nhiều người từ một thuở Sài Gòn – Gia Định xưa. Những chiếc áo dài khoe sắc thắm ở những ngày mùng, vấn đầu đặt những lời khấn với nén nhang thơm, từng lũ trẻ bịt tai chờ pháo nổ ì đúng ở khắp các ngã đường treo cao. Từng đứa trẻ ở khắp các ngã ùa ra xôn xao sau khi chúc tết ông bà tranh nhau xem đứa nào được nhiều hơn đứa nào tiền mừng tuổi. 
 photo untitled-3-508893-1368788106_500x0_zps7fccd536.jpg 
Sài Gòn thấy vậy thôi ôm ngày cũ. 
Sài Gòn vẫn vậy, không thích những nhớ nhung vì làm ủy mị. 
Sài Gòn bây giờ thích nhìn hiện tại đến tương lai dù rách nát. Mặc. Những con người bị cuốn vào một dòng chảy. 
Sài Gòn vẫn là nơi để cho những cơ hội kiếm tìm (Rồi từ đó những mái đầu trẻ cứ thế ra đi từ bỏ làng quê khi mang theo trên mình những khát vọng lớn lao) 
Sài Gòn vẫn là nơi để che chở những mãnh đời trốn tránh một cái nhìn. Từ quê. (Rồi từ đó những tâm hồn trẻ bị ghẻ lạnh từ những áp lực vô hình tự tạo) 
Sài Gòn vẫn là nơi để an ủi những cuộc sống không biết bến bờ. Bơ vơ. (Rồi từ đó những con người trẻ ngoi ngóp tìm kiếm sự lựa chọn với đam mê để rồi ngỡ ngàng thời gian cứ vậy bước sang ngang, tuổi bắt đầu đếm hàng rát đau) 
Biết vậy nên Sài Gòn có hờ hững với ai đâu. Ấp ôm những mái đầu. Chở che những mãnh đời. Vỗ về những cuộc sống. Rối ren. Để khi xuân sang ta về lại, Sài Gòn vẫn mở rộng vòng tay thì tại sao ta tự kỷ bỏ mặc sự thương yêu. 
Nhủ lòng thôi làm lại, ta bắt đầu lại với tin yêu.
(Ảnh sưu tầm)

Thứ Hai, 16 tháng 2, 2015

CHỢ (4) - NGƯỜI ĐI BUÔN HỒN CŨ

photo images-4_zpsa1c5d38c.jpeg
Hai mươi bảy tết. Đêm. Chờ ngày mới. Lèo tèo vài ba sạp. Ngập vắng những vạc tre. Đèn sáng trưng như hội, gom vào mấy góc tù, ánh đèn dội thiếc phản quang. 
Ríu rít trên góc chợ, lỡ vài tiếng chim non… 
Hai mươi bảy tết. Đêm. Chờ ngày mới. Đến tận nửa đêm. Ngập vắng những mái đầu. Đèn điện sáng như ngày, gom vào mấy góc nhọn, trống vắng những nóc mùng. 
Chít chít ở dưới cống, lạc vài tiếng chuột kêu… 
Điểm qua hàng rau củ, bạc phũ trắng đỏ xanh, đầu quấn khăn đâu mất, thấy lạc quanh giữa chợ - nơi đã từng lớn khôn. Nóc mùng nào hâm hở, chờ một buổi sớm hôm, chiến đấu mấy ngày cuối, giờ chỉ thấy bạt căng. 
Điểm qua hàng thịt mở, mất tiếng liếp xuyên đêm, chỏng chơ vài móc sắt, mấy thanh ngang bóng mở, soi bóng xuống mặt bàn. Quầy hàng nào rộn rã, đón một buổi nửa đêm, đánh trận mấy hôm sau, giờ chỉ còn bóng soi. 
Dạo qua mấy hàng khác, thiếu mấy tiếng ngáy vang, sau ngày dài mệt nhọc, thiếu luôn mấy đứa nhóc, mừng chợ tết xuân sang, rộn ràng nơi góc chợ, không biết gì nổi lo… 
Lò mò trong ánh sáng, thấy người cứ mặc người, chăm lo phần hàng nhỏ, đâu có chuyện lo ngoài, không nghe lòng phấp phới, câu chuyện ngày cuối năm. 
Chuyện xưa giờ đã khác. Thời đã có chợ đêm. Vắt vẽo vài ba miếng, khói bốc ở mấy tô, tiếng xì xồ một khúc, rồi mất lặng giửa đêm. 
Lục lọi trong bài viết, tìm kiếm những món hàng, khăn rằn quấn gọn tóc, phập phòng với nóc mùng, ì đùng ở một đêm. Hai mươi bảy tết. Những phận đời yêu chợ (không yêu rồi cũng yêu vì lỡ sống một đời), rộn rã với nổi lo, rộn ràng cùng hy vọng trong hai ba ngày cuối (hai tám, hai chín đến ba mươi) như chơi bài “đón chợ” – đặt mấy ván cuối cùng. Ăn tết to, thua tết nhỏ. Cở nào thì cũng có tết chờ đón một xuân sang. 
Lang thang post bài cũ, mộng mơ những mái đầu, trắng tinh sau khăn quấn, hồn bây giờ ở đâu? 
Lạc loài mấy đứa nhỏ, like cho bài viết cũ, thấy vấn vương tình đầu. Những người thế hệ đó, hồn bây giờ ở đâu?

https://chienphan.blogspot.com/2015/02/cho-4-nguoi-i-buon-hon-cu.html

https://chienphan.blogspot.com/2013/01/cho-2.html

https://chienphan.blogspot.com/2013/02/cho-3-nhan-sinh-nhu-mong.html

Twenty-seven Tet. Night. Awaiting the new day. Wandering through a few makeshift stalls. Flooded with deserted bamboo strips. Lights shine brightly like a festival, gathered in a few narrow corners, the light reflecting off tin creating a dazzling display.

Whispering at the corner of the market, a few young birds chirping...

Twenty-seven Tet. Night. Awaiting the new day. Until midnight. Crowded with absent-minded heads. Electric lights shining as bright as daylight, gathered in a few sharp corners, the emptiness of the market's peaks.

Squeaking under the drain, a few sounds of mice calling...

Passing through the vegetable stalls, covered in white, red, and green, cloth-wrapped heads lost, seen wandering around in the middle of the market - a place that used to be bustling. Whichever peak of the market was wide open, waiting for an early morning, fighting for the last few days, now only sees a taut canvas.

Passing through the open meat stalls, missing the sound of bargaining through the night, leaning on a few iron hooks, a few shining horizontal bars, shining down on the table. Which once lively stall, welcoming a midnight session, fought in the days after, now only sees a shining shadow.

Strolling through other stalls, missing a few echoing snores, after a long and tiring day, missing a few kids, celebrating the arrival of Tet, lively in a market corner, oblivious to any worries...

Peeking in the light, seeing people focused on their work, taking care of the small items, no concern beyond, not hearing the faint heartbeat, the story of the last day of the year.

Times have changed. There is now a night market. Squeezing in a few pieces, smoke rising from a few bowls, the sound of matches in a segment, then silence in the middle of the night.

Searching through the article, looking for the items, neatly wrapped hair, snuggled under the peak, silently enduring one night. Twenty-seven Tet. Lives that love the market (whether or not they love, they end up loving because they live a lifetime), bustling with worries, lively with hope in the last two or three days (twenty-eight, twenty-nine to thirty) like playing cards, "welcoming the market" - placing the last few bets. Eating big during Tet, losing small during Tet. No matter what, there's always a Tet waiting for a new spring.

Wandering, posting old articles, dreaming of those heads, pure white under the wrapped cloth, where are the souls now?

Lost are a few small ones, liking the old posts, feeling the lingering first love. Where are the souls of those from that generation now?

Chủ Nhật, 8 tháng 2, 2015

Khoảnh khắc cuối tuần

Những tiếng khóc lặng lẽ của trẻ thơ gây đau đớn sâu sắc hơn nhiều cơn thịnh nộ của người trưởng thành. (Elizabeth Barrett Browing) 
 photo dad-son-kite-120112_zps1c109c61.jpg
Ở đây không có tiếng khóc lặng lẽ. Ở đây chỉ có tiếng khóc trẻ không ai hay. Trẻ ngồi trẻ khóc, một góc đời trẻ. Khóc từ miếng ăn, khóc đến giấc ngủ, nghĩ rằng trẻ hư, nghĩ rằng trẻ quấy. 
Nó sẽ nghĩ vậy, nếu như không có buổi gặp gỡ ấy. Tình cờ. Một sáng cuối tuần, cái lạnh ngập khắp đường, ai ai cũng biết rằng Giáng Sinh đang đến và Năm Mới chuẩn bị về. Lê thê. Những con người ôm mái đầu trẻ của riêng mình; trong đó có nó, nghẹn ngào về một câu chuyện đang xôn xao về việc trẻ bạo hành lan truyền trên tất cả các phương tiện thông tin để rồi hôm nay bắt gặp ở chốn này. Phòng khám nhi đồng thành phố. 
Đứa nhóc “nếm đòn” nhiều nhất trong vòng tay người ông, áo sơ mi kẻ sọc xám trắng cùng chiếc quần tây đua tranh nhau bạc màu, đang vội bước ra ngoài để né tránh những ánh nhìn. 
Tạm biệt. Thằng nhóc “lì đòn” nói với nó khi thoát khỏi dòng người. Không biết. Chỉ khi em nói: đó là đứa nhóc bị bạo hành, trong khi người ông mĩm cười dạy cháu nói lời chào pha chút đắng cay. Sợ. Sự thương cảm làm vết thương lòng nhiễm trùng xót xa.
Nó nhìn. Thương cảm. Nó nói. Cảm thương. Chung một đề tài. Bàn tán một chuyện. Thấy đâu đấy vẫn là lên án và miệt thị khi bản chất con người bị mất đi, chỉ thấy ánh mắt trẻ thơ lóng lánh trong nụ cười khi được kẹo và như nghe về câu chuyện của ai đâu chư đó không phải câu chuyện về mình. 
Nó nghe. Giận dữ. Nó chửi. Nghiệt cay. Cùng một đề tài. Lên giọng một kiểu. Thấy đâu đấy cảm xúc như một con người đang xét xử một con vật, chỉ thấy ngập ngừng chẳng biết cảm xúc đấy có kéo dài được bao lâu khi nó được tự cho mình là người phán quyết ở tòa án lương tâm lấy lý lẽ con người lên án. 
Rồi sẽ chóng vánh quên đi như một gợn nước lăn tăn tiến gần bờ rồi biến mất trên mặt biển nhiều sóng dữ vẫn còn ở khơi xa? Nghe, nhìn, nói, chửi. Góp một tiếng cho đấy là sẻ chia. Góp đôi lời cho thấy là tôi - người. Ai bảo? 
 photo children-around-the-world-65_zpsceb1e9a9.jpg
Tha thứ là một điều thật buồn cười. Nó làm ấm con tim là và làm mát cơn đau. (William Arthur Ward) 
Đồng tình một phần. Nhưng nó không phải là người được quyền tha thứ giữa một cộng đồng sống tôn thờ chủ nghĩa “ăn theo”. 
 … 
Thời gian qua nhanh như vừa hoàn tất xong câu chửi. Một cảm xúc của ngày cũ vẫn không viết được trọn khi tham lam quá nhiều triết lý lẫn lộn trong xỉ vả để rồi sau từng ấy thời gian ngồi lại, lật bản thảo ra vẫn chẳng thể viết ra cho liền mạch vì nó tự hỏi ta là ai để mà được quyền xỉ vả và ta đã làm gì để được tự cho mình cái quyền lên tiếng với lương tâm hay công lý. Ai tạo? 
Thằng nhóc của những trận đòn ngày hôm qua đã điều trị tâm lý xong chưa? Thằng nhóc của nụ cười và tiếng nói ngô nghê theo lời ông dạy giờ đã thế nào? Ai hỏi? 
Thì thôi! Dòng đời thì cứ trôi. Nghiệt cảnh thì cứ đây. Như gió thoảng mây trôi. Mấy ai ngồi lại. Trả lời: ai bảo? hay ai tạo? 
(P/s: Viết cho cảm xúc của một ngày cuối tuần rã đông vẫn còn xơ cứng)
(Ảnh : Sưu Tầm)

[Nhật ký của cha] Merci, ông già & con chữ

  Ai rồi cũng phải lớn! Ông già nhận ra điều đó khi ngồi ly trà cúc còn ủ hơi nóng ở một đêm cuối hạ, lắng nghe thằng nhóc Merci nói bằn...