Một trong những quyển sách bạn tặng. Bạn chọn vì thấy mấy bài viết của nó có khuynh hướng thiên về âm nhạc. Nó đọc ở một sớm mùa xuân.
Một thiên tiểu sử đồ sộ được viết ra. Nó phải nhắn tin, gọi điện đứa em đang làm luận văn âm nhạc để hiểu thêm về những khái niệm của âm nhạc cổ điển, vì bản thân chưa đủ tầm để thấu hiểu thể loại âm nhạc bác học nhưng vì đây là sách, là quà của người bạn từ Hà Nội gửi tặng nên đọc.
Từ concerto, sotana, koda...những khái niệm cơ bản được hiểu ra; nó bắt đầu hiểu thêm về những bản nhạc của Beethoven, người chỉ được biết đến như nhà soạn nhạc thiên tài bị điếc ở tuổi xế chiều, giờ bản thân có thể phản hồi một phần nào những câu hỏi của đứa con mình khi đã từng lúng túng đào bới trên youtube để tìm một giai điệu thằng nhóc thích nghe: bản giao hưởng số 5. Nghe nhưng không hiểu hết.
Một cuộc đời đầy thăng trầm nếu như không muốn nói đầy nghịch cảnh của Beethoven; người đã thần tượng Bach, sinh thời cùng Mozart như một trung gian âm nhạc dẫn lối để Beethoven bước lên đỉnh thăng hoa.
"Ông có thể không bao giờ tìm được một "ngày vui trọn vẹn". Nhưng trong những năm sau đó, ngay cả khi thính giác tệ hại hơn, việc ông tiếp tục theo đuổi các mục tiêu nghệ thuật mới và khả năng duy trì tính toàn bích nghệ thuật - ngay cả khi thi thoảng ông từ bó nó rong các tác phẩm thứ yếu dành cho đại chúng - hẳn đã tăng cường cảm giác của ông về sự phát triển năng khiếu bản thân và sự toàn diện của các nhân mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét