Nó ngỡ ngàng trước sự nghiên cứu của người Pháp. Có phải chúng ta nợ họ những đóng góp trong nghiên cứu và sử sách ghi chép lại, ngoài việc là một đế quốc xâm lược cứ ô danh chép lại trên mấy trang sách học trò từ thế hệ này đến thế hệ khác?
Càng đọc về lịch sử đa chiều, càng thấy có nhiều sự nghiên cứu đáng phải trân trọng của cái gọi là thực dân Pháp. Quyển sách của Henri Courdon là một trong những quyển sách như thế.
"Các nho sĩ tạo thành tầng lớp lãnh đạo đất nước hoàn toàn được đào tạo theo văn hóa Trung Quốc...Cho đến hiện nay (thời điểm viết 1933), các thi sĩ, sử gia, triết gia xứ này vẫn lấy cảm hứng, đôi khi đến mức phỏng theo các bậc thầy Trung Quốc...
Sở dĩ nền nghệ thuật này không tạo ra những công trình đồ sộ có thể so sánh với các quốc gia láng giềng, sở dĩ trong nghệ thuật trang trí không có những tác phẩm xứng đáng để cạnh tranh với Trung Quốc và Nhật Bản, thì như chúng tôi đã phân tích, đó là bởi đây là nghệ thuật của một nước nghèo....Tương tự như nền văn chương non trẻ của người An Nam, vốn chỉ là được bắt chước, thậm chí phỏng theo văn chương của thiên triều trong suốt một thời gian dài, mới chỉ bắt đầu thể hiện bản sắc riêng dưới tác động của nền giáo dục mới mà chúng tôi thực thi hiện nay, nghệ thuật hiện đại của An Nam cho ra đời những tác phẩm đầu tiên nhờ ảnh hưởng của những kẻ khai hóa đầu tiên"
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét