Chiến Phan

Thứ Hai, 14 tháng 2, 2022

[Đời Sales] Để kẻ sang sông không phải lụy đò


Hướng thứ hai, người bán hàng cũng đi lên từ sự chịu khó, thông minh, bước lên một vị trí vinh quang của người bán hàng xuất sắc nhất để giữ cho mình một sự nhạy bén và rèn luyện một đức tính trung thực nhưng thiếu đi một sự thích ứng, trong cách nói của người sales thường gọi là thức thời, nên một “trang tuấn kiệt” bắt đầu loay hoay mãi trong cái bóng hào quang của quá khứ, tiếc nuối về một thời của vinh quang, mờ dần trước tương lai chào đón vì một nỗi sợ mơ hồ hình thành và đóng khung mình trong một chiếc hộp tự tạo rằng bản thân mình không thích hợp để làm điều đó chút nào. Họ sẽ chọn dừng lại một người bán hàng chuyên nghiệp

Họ là những con người đầy sức lôi cuốn trong chuyện trò, hấp lực về sự tin tưởng dâng cao đối với những khách hàng đã từng biết họ nhưng đó sẽ là sự bào mòn khi họ đi tiếp, tìm kiếm những khách hàng mới ở một môi trường đã đổi thay. Họ sẽ chọn một sự đầu tư ổn định hơn cho con đường của mình ngoài sự thăng tiến

Bạn giờ phụ trách công việc đào tạo. Tôi cứ nhớ khoảng thời gian hai thằng rong ruổi trên chiếc xe đi khắp các nẻo đường đến nhà của khách hàng, kể nhau nghe chuyện nhà, chuyện phố và chuyện của người khách hàng sắp ghé đến.

Bạn sở hữu một nền tảng bán hàng và lợi thế của người thân trong ngành nhưng gã đàn ông muốn chứng minh năng lực của mình hơn nhờ vã. Gã đàn ông trong thân hình gầy gò, tóc hớt cao, gương mặt ghi dấu đầy những nét thời gian bào mòn làm hốc hác. 

Sự ngông nghênh làm nên một tính cách. Tôi thích sự ngông nghênh và ngang tàng đó; dù không ít lần phản đối quyết định của bạn và chị bạn là quản lý bán hàng về việc sao cứ phải sống cho vừa lòng mọi người. Đạp lên dư luận mà sống như một trong những quan điểm của mình phản biện, dù rằng nếu không làm vậy liệu người ta có nghĩ khác không. Đó là chuyện tìm khách hàng. Bạn muốn tự mình tìm kiếm một khách hàng và chị bạn cũng hạn chế giới thiệu khách cho bạn; chưa kể gặp phải sự từ chối của bạn. 

Gió bụi cuộc đời vắt kiệt sức trai. Bạn đi từ Toyota Hiroshima Tân Cảng đến với Toyota Bến Thành, nơi người chị mình làm quản lý vẫn giữ cho mình một tâm thế đó từ những ngày bán hàng cho đến khi gặp phải sự thay đổi của thời cuộc. Một thế hệ bán hàng tiếp theo hình thành. Một môi trường đã thay đổi hoàn toàn; sự canh tranh trở thành khốc liệt khi giá trị của chiếc xe đã chuyển đổi từ tài sản trở thành phương tiện. 

Sự đối kháng giữa tồn tại và giữ gìn. Thế hệ mới tìm mọi cách để tồn tại, cách thức tiếp cận và bán hàng đã thay đổi, sự hứa hẹn của một người chưa bao giờ có thể đưa ra quyết định cuối cùng là nhân viên bán hàng được sử dụng rộng rãi. Thế hệ cũ là bạn vẫn loay hoay chọn cho mình một tâm thế, giữ gìn một sự uy tín, hạn chế đưa ra mấy lời hứa hẹn mà bản thân không thể biết được rằng có thể thực hiện được không. 

Cuộc sống như dòng sông chảy. Mọi thứ cứ trôi đi, thời gian không dừng lại, bạn sẽ không bước lên đỉnh vinh quang của người bán hàng xuất sắc nhất, bạn dừng lại ở việc đảm bảo đủ chỉ tiêu.

Giấc mơ của đời bạn là căn nhà dưỡng già. Căn nhà đó sẽ nằm ở một trời đón nắng, giữa màn sương bao phủ trong cái se se lạnh của một miền núi rừng Đà Lạt. Thế thôi, giấc mơ của đời bạn và bạn đời, bạn không muốn trở thành quản lý. Con đường của bạn và tôi đi khác nhau. 

Tiếc nuối của một thời đã qua. Tôi thấy cả hai cùng chung một niềm nhớ về một thế hệ, về một thời đã trôi qua; rong ruổi cùng anh, chị, em bán hàng ở trong một tâm thế khác biệt trong ánh mắt khách hàng dẫu rằng cơm đường, cháo chợ cũng chẳng sao. Đi riết rồi thành quen, bạn thích sự phiêu bạt, dành những ngày cuối tuần trên mấy con “ngựa chiến” để xuyên rừng, dọc núi, ghé vào một bản nào đó…tìm quên. 

Xuân về, Tết đến; bạn đời đăng ảnh về một giấc mơ đã hình thành. Ắt hẳn chắc là bạn mình vui. Tôi cứ thấy thấp thoáng mấy lời gạt ngang chuyện tiến lên một vị trí từ mấy lần tôi khuyến khích, động viên để bạn đảm nhận một vai trò như một sự thức thời theo định nghĩa của cá nhân. Bạn cứ là vậy. Bán xe. Nhân viên bán hàng ôm một hoài niệm. Trần Quý Dương trở thành một cái tên để tôi nhớ.

Tôi nhớ về cách sống. Đứa em đồng nghiệp của tôi đã từng nhắc mãi về chuyện suýt đánh mất một hài nhi còn trong dạ mẹ nếu như không có sự đồng cảm để khuyên vượt qua, kiểm tra lại rồi đi tiếp thì ắt hẳn bây giờ đứa nhóc ấy sẽ không tung tăng gặp khoanh tay chào một ông chú là tôi. Bạn cho người đối diện sự thành thật và cách cư xử chẳng “màu mè’ khách sáo trong một thế giới phân cấp đánh giá năng lực một con người. 

Tôi ghi lại một cách làm. Bán hàng không chỉ tìm kiếm vinh quang, khoảnh khắc ấy chỉ là thoáng qua. Bán hàng phải có khách hàng và cao hơn hết là làm sao để khách hàng quay trở lại. Ắt hẳn phải bắt nguồn từ một cách bán và đằng sau cách bán là một cách sống để kẻ sang sông không phải lụy đò.

(Trích Đời Sales)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

[Nhật ký của cha] Merci, ông già & con chữ

  Ai rồi cũng phải lớn! Ông già nhận ra điều đó khi ngồi ly trà cúc còn ủ hơi nóng ở một đêm cuối hạ, lắng nghe thằng nhóc Merci nói bằn...