Trở lại căn phòng hầm hập nóng. Tôi tự hỏi lòng ai đó và khi nào mở một Toyota Đà Lạt - Lâm Đồng để anh, chị, em tôi - những con người chọn kiếp bôn ba có được mái nhà?
Tôi như tự nói với mình. Cần phải quay trở lại sự lựa chọn ban đầu. Tôi nghĩ mình mơ hồ trong sự lựa chọn nhưng đến khi nhận ra thì biết rằng bản thân mình tiếp tục tiến về phía trước khi biết mình muốn gì.
Tôi “ở” dưới đại lý Toyota. Tôi “ở” dưới đại lý Toyota nhiều hơn ở văn phòng công ty tài chính Toyota thuê mình; dùng từ “ở” bởi vì đại lý không chỉ là địa điểm công việc yêu cầu (dù rằng sự luân chuyển đại lý diễn ra thường xuyên và bản thân thích thú điều đó, đằng sau sự luân chuyển là một sự đổi mới đi kèm thử thách), tôi tham gia sinh hoạt cùng anh, chị, em bán hàng.
Dặn dò như một cách sẽ chia. Tôi lắng nghe người quản lý trực tiếp dặn dò, như người mẹ chăm mấy đứa con, lo lắng khi bước vào đời sau, dặn dò từ trong cả cách nói năng…khi xuống đại lý, tất cả làm sao đạt được sự hòa đồng.
Tôi cứ nhớ mãi hình ảnh người phụ nữ nhỏ nhắn, gầy người khoác tay chào khi bước ra cửa, cảnh cửa tự động từ từ đóng lại khi câu nói cuối cùng cũng vừa kết thúc: chị về nghe! sau khi đã gửi gắm đến những người quản lý của đại lý, như cho tôi gặp lại hình ảnh của người phụ nữ ở quê nhà, cũng nói những lời đó ở một trời bỏ hạ sang thu, thằng nhóc ngày nào tự mình leo lên một chuyến xe đến với Sài Gòn, ôm theo giấc mộng con được gửi gắm.
Chúng tôi - đồng nghiệp bán hàng của tài chính Toyota thực hành những điều đó, tham gia và sinh hoạt cùng.
Đó là những buổi cafe “Huệ” đầu sớm, quán của cô chủ nhủ người, nụ cười luôn đặt trên môi, nằm trong một hẻm nhỏ của Kinh Dương Vương sau buổi họp đầu ngày gần đâu đấy công ty để có gì sếp gọi còn kịp chạy vào, hay quán hàng bánh cuốn chưa đủ mềm như lụa, trong như gương nằm trên con hẻm cắt ngang giữa Điện Biên Phủ và Nguyễn Hữu Cảnh bì bõm những lúc mưa về hay thủy triều dâng cao, hoặc là một buổi trưa thư thả thưởng thức một món gà Tú Lam trong đường vào quanh co như trở lại một nếp nhà ở quê xa, nghe tiếng gà gáy cất lên giữa trưa hè hòa trong tiếng cá vừa đớp nước phía ao bên…nhiều và thật nhiều những sinh hoạt bên lề của công việc.
Tôi cứ hay đùa thân này ăn chực, ở nhà; mặt dày riết thành quen. Cứ nhe răng ra mà cười, ở mỗi lúc anh, chị, em bán hàng mời một buổi ăn. Từ những trưa hè giữa chảo lửa Sài Gòn nằm trên con đường Trần Hưng Đạo, ăn trưa chỉ là mấy món mua vội về, hay chỉ đơn giản là chập choạng tối trời, ngồi ăn nói chuyện chơi ở một giao lộ Nguyễn Văn Linh xập xình xe container chạy nối tiếp nhau. Vậy mà vui. Sao bán hàng dễ dàng chấp nhận nhau đến thế? Có lẽ bắt đầu từ việc xuất phát giống nhau.
Bắt đầu từ không đi tìm một. Sự đào thải chực chờ hăm dọa ở phía sau.
Tôi trở lại căn phòng của phố biển. Tôi chia sẻ một góc nhìn giữa hai thế hệ trẻ, già phân ra rõ rệt đó, già có phần trội hơn về số lượng, áp đảo cả sự đổi thay và tiếp nhận điều mới mẻ. Tôi biết rằng thử thách ở nơi đây sẽ còn dài.
Tôi nới cà vạt đang đeo, móc chiếc áo khoác lên ghế để tản nhiệt cơ thể đang phát ra, ngồi xuống lắng nghe một điều chia sẻ từ mái đầu trẻ, gương mặt đang rạng rỡ một nụ cười khi gặp lại. Đôi mắt sáng của chàng trai từ giã đất Sài Gòn để về quê lập nghiệp, lan tỏa niềm vui và sự tích cực đến bản thân là một anh chàng tôi đã từng gặp, từng hướng dẫn ở một đất trời Phú Mỹ Hưng. Ngẫm nghĩ. Trái đất này không quá lớn, bầu trời không quá rộng, mái nhà Toyota vẫn còn đủ chỗ cho tất cả anh em chúng ta.
Thằng nhóc của đất trời phố biển, gửi lời hứa với theo khi tôi đã yên chỗ trên một chiếc xe về, rằng sẽ ủng hộ một tài chính Toyota. Thế thôi là đã đủ. Lương Công Lịch là một cái tên tôi ghi nhớ lúc này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét