Chiến Phan

Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2019

[Sách] Quảng trường ngôi sao - Patrick Modiano


Tháng sáu năm 1942, một sĩ quan Đức tiến về phía một thanh niên và hỏi: 
"Xin lỗi, quãng trường Ngôi Sao nằm ở đâu thưa anh?" 
Người thanh niên liền chỉ lên ngực mình

Một lời dẫn nhập quá hay, gần như thu hút người đọc như nó, ngay lập tức hòa vào trong câu chuyện kể. 

Patrick Modiano là một nhà văn Pháp, mang trên mình một giải Nobel văn chương, thổi hồn vào trong những trang sách của mình tính thời sự và triết lý riêng mang. 

Điều đó khiến quyển sách ít nhiều kén người đọc. Sự khó khăn trong tiếp nhận quyển sách không phải mỏng hay dày, mà nằm ở dữ liệu cuộc sống tác giả đưa vào làm sao để thẩm thấy hết. 

Quảng trường ngôi sao mang trên mình một thời cuộc đen tối. Đó là thời điểm của tư tưởng bài Do Thái xuất hiện tràn ngập ở Châu Âu. 

Chất liệu của quyển sách là các dữ kiện mang tính thời sự và trải nghiệm của tác giả được hoạt hóa ngôn từ dưới nhiều dạng hình hài của văn xuôi, thơ ca và triết học được đưa vào câu chuyện của nhân vật chính, được xây dựng như một gã hoang tưởng được tác giả thay đổi vị trí liên tục trong câu chuyện kể của mình.

Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2019

[Sách] Người đàn ông mang tên Ove - Fredrik Back man



Đọc sách hay là một cảm giác khó tả. Cuốn sách hay như một cục nam châm để hút đôi mắt dán chặt vào những con chữ, ngôn từ tác giả vận dụng cho một chuyến phiêu lưu.
Người đàn ông mang tên Ove của Fredrik Backman là một trong những cuốn sách hay; nếu bạn mong muốn phát triển sách nói, đây phải là sự lựa chọn đầu tiên. 
Sự giản dị và đời thường chinh phục người đọc. Câu chuyện và cách kể chuyện nhẹ nhàng như ta bước ra trước nhà, ngồi xuống chuyện trò với hàng xóm về niềm vui, nổi buồn của một câu chuyện đời. 
Một người đàn ông mang tên Ove mất đi người vợ, người yêu thương duy nhất còn lại của ông trên thế giới này. Thế giới nhỏ bé và giới hạn giờ bé lại hơn. 
Một cuộc đời bình lặng trước những bất công. Ove đã mang đến cho người đọc như nó suy nghĩ về một cuộc đời không bằng phẳng, đến rồi đi diễn ra từ đời cha đến đời mình. 
Đấy chính là lý do Ove muốn tự tử. Sự cô đơn diễn ra trong căn nhà được lưu giữ lại từng vết xe lăn của người vợ cũ. 
Mọi lần tự tử đều không thành. Những sự cố ngẫu nhiên xảy ra từ những người...hàng xóm; hay đơn giản chỉ là một con mèo hoang. Fredrik Backman không cần những tình huống lên gân như Jonas Johanson với Ông già trăm tuổi leo qua cửa sổ rồi biến mất
Mọi tình huống đều rất đời thường và gần gủi nhưng dưới ngòi bút và cách xây dựng của Fredrik Backman đã trở nên hài hước và trở hành hợp lý.
Ông già Ove của Backman rất đỗi đời thường đầy triết lý. Triết lý chẳng phải sinh ra từ đời thường và ngược lại sao?
Khi Ove nhìn cô với nét mặt như thể xương sống của chính anh đang gào thét tựa như con thú bị tra tấn mỗi lúc cô di chuyển, Sonja chỉ dịu dàng ngã đầu vào ngực anh và thì thầm: "Chúng ta có thể cố gắng để sống hoặc để chết, anh à! Chúng ta phải tiếp bước"   

Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2019

[Đời Sales] Brown - Khi vị vua từ bỏ vương miện!?

GUIVY - ART FOR SINNERS - TATTOO -  GENEVA.  #crown #tattoo #royal #head wear #fleur de lys #king #queen #guivy #artforsinners #geneve #tatouage #couronne #dessin #annecy #lausanne #suisse #gva #tatoueur #tatouages #tatoo #artist #studio #salon #pec #dessin #photo
Chiếc vương miện! 
Takashimaya tầng 3; một góc café chẳng biết Ý hay Nhật; đoán đấy là Việt Nam. Ăn trưa. Nó và bạn. Bạn – khác nhau ở độ tuổi, biết nhau từ độ đến với mái nhà Toyota đã mười một năm, quen nhau bởi…chửi thề bằng tiếng Quảng, thứ để nhận ra nhau như đồng bọn. Một thằng nhà máy, một thằng cho vay. 
Cứ mỗi độ về lại Sài Gòn, bạn lại ghé thăm. Dăm ba câu chuyện hỏi han; lấn sang hội họa (vợ bạn là một nghệ sĩ), đá sang bóng đá (bạn là một fan cuồng của Liverpool). Công việc thế nào được xếp cuối. 
Nó chia sẻ với bạn về cảm xúc gần đây. Vơi đầy. Những câu hỏi lẩn quẩn trong đầu nó; đem ra sẻ chia, hy vọng một góc nhìn khác sẽ làm câu chuyện thú vị hơn cho những món ăn trôi vào miệng tan đi cùng vị. 
Câu hỏi về những gì trong buổi họp miền Nam vừa diễn ra: 
 (1) Nó không hiểu vì sao người ta lại cười khi khuyến khích người khác phát biểu? Nó thích gã đến từ núi rừng Tây Nguyên ấy; quyết tâm bảo vệ quan điểm mình dẫu những nụ cười vẫn còn đậu lại trên vành môi những con người trong khán phòng ấy. Với nó, gã là một gã mạnh mẽ. Nó thích gã đơn giản là như thế. 
Bạn hỏi: Biết tên người đó không? Nó trả lời: trước giờ nó chẳng để tâm đến điều đó. Không ít lần nó phật lòng các “chức sắc huyện làng” bởi gọi nhầm tên. Nó lưu ý bạn, nó chỉ là “dân đen” trong căn phòng ấy. Kẻ duy nhất mang cà vạt để phân loại chính mình. 
(2) Nó không hiểu đấy có phải là sự khuyến khích giả tạo trở thành bệnh thâm căn? Tất cả phải qui về sự nhìn nhận và công nhận. Điều đó sẽ không thành nếu vẫn còn đó sự cố chấp của bề trên càng làm mọi thứ không thể tốt lên (!) Như việc trích dẫn một câu nói mà cố tình hay hữu ý không ghi tên tác giả vậy. Trí trá là từ chị thích dùng. 
Bạn hỏi: Gã hỏi đó là ai? Nó trả lời – một người nó chưa nói chuyện trực tiếp bao giờ, vì trước giờ chỉ thông qua mấy đứa nhỏ để biết về con người đó. Một gã núi rừng, một đại lý “nhỏ” – theo định nghĩa so sánh về mấy con số vứt đi, lại mang một phong thái lớn. 
(3) Nó không hiểu vì sao người ta lại muốn bàn về marketing, mà không phải là sản phẩm? Nếu không có sản phẩm đủ tốt – định nghĩa trong thị hiếu của người dùng - thì marketing chỉ là thứ vứt đi. Giả dối sẽ không tồn tại lâu dài. Việc nhìn nhận và công nhận một lực lượng bán hàng với ánh mắt cầu thị để kêu gọi đóng góp ý kiến thực lòng lại quá khó khăn. 
Đó là một lực lương hơn hai ngàn người chứ không ít. Chỉ cần 10% trong số đó đủ có thể tạo ra sự khác biệt của sản phẩm. Bạn trầm ngâm về câu hỏi cuối cùng của nó. Tại sao không có ai đủ thời gian để ngồi lại hỏi han: Khách nói gì về sản phẩm của chúng ta hôm nay? 
Kết quả hình ảnh cho xe toyota crown
Khi vị vua vứt đi vương miện!? 
Brown. Bạn nói về đề tài sản phẩm khi có một sự công nhận của cả hai đấy chính là văn hóa. Nó thực sự bị sốc bởi hai phiên bản bạn cho xem khác nhau; cách nhau bởi thời gian như một trong những ví dụ bạn đưa ra. Biết được, đó cũng là cảm xúc của bạn lúc ban đầu. 
Brown. Một mẫu xe không hề kém cạnh các dòng xe sang hiện có trên thị trường. Từng một thời, thương hiệu được nhớ đến như dành cho các doanh nhân hay những con người thành đạt. Từng một buổi, xem lại mẫu thiết kế ấy thấy chẳng khác gì cách định vị thương hiệu trong thiết ấy ấy khác nhau là bao. 
Văn hóa. Đâu đó cần nhiều lý do hơn để thuyết phục là thời gian. Thời gian ngót nghét đã hai mươi năm. 

Tạo ra một thế hệ “trì thần”!? 
Nó ngồi nhìn anh không chớp mắt. Người đàn ông mang tên sông nước, mái tóc đã kéo những đường mây, anh ngồi đấy gật gù như một cái máy để đo nhịp thời gian. Tiếng lành của anh thì bay xa tận bao nhiêu năm trời, nó ngưỡng mộ anh bởi sự am hiểu về sản phẩm – xe ô tô ấy. 
Nó gặp anh trong căn phòng ngột ngạt của buổi dự thính. Cuộc họp get… diễn ra; nó đến muộn bởi chuyến bay dài, cảm nhận không khí nóng lên trong căn phòng ấy. Nó nhìn anh lọt thỏm ở đầu bàn. Anh chắc chắc là chưa từng biết nó. Cần gì, nó biết & ngưỡng mộ anh là đủ. Cần chi, nó biết và thoải mái đưa ra bình luận là được. 

Đó là một cuộc đời bị mắc kẹt. Suy diễn theo suy nghĩ của riêng mình. Cả một thời thanh xuân anh dành trọn cho nơi này; tóc đã hóa mây bay, anh ngồi đấy đợi chờ…họp; và những chuyến đi công tác xa nhà. Cảm giác những gì đam mê chưa bao giờ thành hiện thực trong chớp mắt. 
Tất cả phải đợi chờ. Văn hóa. Đâu đó cần nhiều lý do hơn để thuyết phục là thời gian. Thời gian ngót nghét đã hai mươi năm lẻ. 

Anh ngồi đấy trong khi kẻ đến, người đi. Kẻ ra, người vào căn phòng ấy. Anh đặt nụ cười rớt vào khoảng không như sướng khói mái đầu bao quanh theo ngày tháng, như danh vọng là hư ảo. Nó gật đầu chào tất cả để bước ra. Cúi thấp trước anh xíu trong im lặng. Để ngâng cao đầu ngọng nghiệp tiếp với ngông nghênh.

(P/s: Bài viết chỉ mang tính chất & quan điểm cá nhân không nhằm phục vụ cho việc bôi nhọ, xúc phạm hay bất kỳ mục đích nào tương tự với cá thể hay chủ thể nào) 

Thứ Năm, 13 tháng 6, 2019

[Sách] La Dolce Vita - Người Ý đâu chỉ có ngọt ngào - Raeleen D'agostimo Mautner

Kết quả hình ảnh cho sách la dolce vita
Du lịch Châu Âu 7 nước, chắc chắn không thể bỏ qua nước Ý, nơi sản sinh ra nhiều phong cách dạy trẻ được áp dụng rộng rãi trên thế giới.
Reggio Emilia là một trong những phương pháp được biết đến, bản thân đã trải nghiệm cùng hành trình lớn lên của đứa con mình, nhận ra sự thay đổi mạnh mẽ trong tính cách đầy tự tin tò mò khám phá thế giới xung quanh. 
Tiếc rằng, hành trình bị gián đoạn khi giáo dục đã bị kinh tế làm biến dạng như một thanh sắt bị uống cong và gán ghép đó là nghệ thuật. 

Living La Dolce Vita, tựa đề quyển sách đã được dịch "thoáng" nghĩa để phục vụ cho mục đích tiếp thị, thu hút người đọc tìm hiểu về đất nước hình chiếc ủng.
Tuy nhiên, nội dung vẫn giới thiệu đầy đủ về cuộc sống nơi từng sản sinh ra triết gia đã viết quyển "Quân Vương" là Machiavelli mà bản thân yêu thích. 

Thế giới tắt bớt đèn lại để nhường cho sân khấu đời thường. Sự hào nhoáng của nước Ý như một trong những kinh đô thời trang nổi tiếng (Milan) thoáng trôi qua, quyển sách tập trung viết về đời thường, xoay quanh các mối quan hệ gia đình, bạn bè khi sự lãng mạn thay thế và vượt lên trên sự giàu có của tiền bạc dưới ngòi bút của Raelem.

Thức ăn hữu cơ (hạn chế biến đổi gien) là một trong những chia sẻ. Cuộc sống thường nhật với những loại thức của một vùng Địa Trung Hải được diễn giải theo tháp như của Maslow. Ở đó, thịt và thịt đỏ thuộc dạng không thường xuyên trong thực đơn hàng ngày của mỗi gia đình.

Con người xuất hiện với hình ảnh bản thân tốt nhất có thể, giao tiếp bằng ngôn từ và phi ngôn từ, để lại một khoảng không gian tâm linh đầy thiêng liêng và mê hoặc.

"Hạnh phúc không phải là đích đến mà là một hành trình. Khi gắn bó với những việc bạn yêu, bạn quên đi cảm giác về thời gian."


Thứ Hai, 10 tháng 6, 2019

[Sách] Cảm giác Hygge - Meik Viking



Thao túng tâm lý đang là ngôn từ được sử dụng. Sự tiến hóa của ngôn từ cũng tương tự như con người theo học thuyết tiến hóa của Darwin, tuy nhiên, có những thứ luôn không thay đổi.  
Cảm giác Hygge là cảm giác của hạnh phúc. Quyển sách đưa người đọc đến đất nước Đan Mạch với Meik Viking. 
Một quyển sách giới thiệu về đất nước dễ đi vào lòng người, Cảm giác Hygge nên nằm trong ngăn sách giới thiệu về du lịch Đan Mạch bởi sự sáng tạo nội dung thu hút.  
Sự kết hợp hình ảnh và ngôn từ. Sự kết hợp tạo nên sự khác biệt  Quyển sách là sự kết hợp giữa nhiếp ảnh và ngôn từ miêu tả. 
Dạo quanh đất nước Đan Mạch ở hai mùa: đông - hạ, như Sài Gòn của hai mùa mưa - nắng; đất nước được bầu chọn như đất nước hạnh phúc nhất thế giời, để trãi nghiệm cảm giác "hygge". 
Thưởng thức hygge bằng cả sáu giác quan. Đó là hành trình đạt đến cảm giác "hygge" trong cuộc sống hiện tại. Đơn giản và dễ dàng.
"Hạnh phúc chủ yếu là những niềm vui nhỏ bé diễn ra hàng ngày chứ không phải là những vận may to lớn hiếm khi đến với ta" (Benjamin Franklin)  

Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2019

[Sách] Được học - Tara Westover


Trẻ em là người bao nhiêu tuổi? Tuổi quy định đa phần dựa trên sự phát triển sinh học; còn với văn chương, gần như chẳng có quy định rõ ràng. 
Được học là quyển sách để trở lại là trẻ em; người đọc thấy một phần chương đời của Tara được miêu tả dưới những chương sách. Một gia đình nghèo đông con; người cha của Tara mắc chứng rối loạn lưỡng cực luôn sống với suy nghĩ cực đoan về chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội ...hay những gì gọi là văn minh. Đó là một gã đàn ông cuồng tín, áp đặt lên cả gia đình. Sự khắc nghiệt từ cực đoan mà ra.
Được Học là một hành trình đi đên từ đống phế liệu; nơi cô bé phải chứng kiến các tai nạn lao động của các anh, cha và chính mình. 
Bảo hiểm là một thứ đắt đỏ và xa vời, đối với con người sống ở tầng đáy xã hội khi phân loại bằng tiền thì việc tự chữa lành và chịu đựng là một phần luôn hiện diện trong cuộc sống. 
Tự học là một phần tiếp theo trong gia đình Tara. Anh, chị và chính bản thân cô bé phải nổ lực để đổi đời. Việc vượt ba tiếng đồng hồ để tìm lời giải cho những kiến thức mới và rồi vượt cả bờ đại dương đến với một đại học Cambridge chờ đón một vị tiến sĩ nơi cô bé Tara nghiên cứu về luận án về phong trào tâm linh theo đạo Mặc Môn.
Trãi dài hành trình đó không chỉ là sự chiến đấu để vươn lên của Tara với gia đình, mà là sự chiến đấu về một ý thức hệ. 
"Quá khứ là một bóng ma, không có thực, không có sức ảnh hưởng. Chỉ tương lai mới có trong lượng mà thôi....Trong điều kiện tốt nhất tôi là hai con người, một phần hồn rạn nứt. Các bạn có thể gọi bạn ngã này bằng nhiều cái tên. Biến hình. Lột xác. Dối trá. Phản bội. 
Tôi gọi nó là hành trình giáo dục" 

https://doisales.com.vn/index.php/2023/03/05/sach-duoc-hoc-tara-westover/

Thứ Bảy, 8 tháng 6, 2019

[Nhật ký của cha - Merci] Tự đứng dậy

1b61c020-18de-4984-92b5-6477301a6617
Sài Gòn chiều về luôn chật ních người trên các con đường. Ông già và thằng nhóc. Thăm hỏi nhau bằng mấy câu Vietlish đến độ thằng nhóc thuộc lòng mấy câu trả lời chỉ qua hơi thở của ông già nhanh, chậm thế nào. 
Buổi đấy. Chuyện trò. Mây kéo phũ trời một màu tối. 
Thằng nhóc: Con bị té á...? 
Ông già:… 
Trời bắt đầu lắt rắc vài hạt mưa.
Thằng nhóc: Rồi con tự đứng dậy. Mắc cười lắm
Ông già: Thế bạn bè có cười con không? 
Thằng nhóc: Dạ có 
Ông già: Thế lúc đó con thấy thế nào? 
Thằng nhóc: Con thấy bình thường. 
Ông già: Ừ! Điều quan trọng là té đứng dậy mà không sợ bì cười trêu chọc con trai ạ! Ông già dặn dò, đâu đấy là một điều khó khăn ngay cả với một đứa trẻ sống lâu như ông già.
Thằng nhóc gật đầu. Lùi lưng dựa ngực ông già. Bờ kè đón gió. Hai gã đàn ông đi giữa chiều giông bão. Nấp sau áo mưa. Thằng nhóc cười thành tiếng. Mặt ngoài áo mưa. Ông già cười ngoác miệng như sớm xuân tràn về, nắng rọi ở trên đầu, hơi thở đâu đấy của hi vọng. Yêu thương ghi vào trong niềm nhớ.

Thứ Tư, 5 tháng 6, 2019

[Sách] Tự truyện của Richard Branson - Đường ra biển lớn


Tủ sách xinh xinh cần có quyển tự truyện. Cuộc đời con người được kể lại thường là hình thức tự truyện 
Richard Branson là ai? Đọc tự truyện cảm nhận như một gã lãng tử hồi đầu, với những ma mãnh trong kinh doanh đến việc ý thức trách nhiệm của bản thân với gia đình, xã hội và công đồng không chỉ ở đất nước Anh mà vươn ra cả lục địa rồi đến hành tinh Trái Đất này ra sao để:
(1) Cách sống hình thành từ cách dạy. Để có được một Richard Branson ngổ ngáo thích chính phục cuộc sống - xem như là những cuộc phiêu lưu (bằng thuyền, bằng kinh khí cầu để xuyên Đại Tây Dương hay vòng quanh thế giới) là một quá trình được dạy dỗ đầy nghiêm khắc với mong muốn con cái tự lập của ba mẹ Richard Branson. Họ là những bậc phụ huynh đầy nghị lực va thương con vô bờ bến trong câu chuyện được kể.
(2) Thành công đến từ đam mê và trực giác nhạy bén. Một gã sinh viên cá biệt - bị đuổi - từng có suy nghĩ tự tử khi đứng bên bờ vực, trở lại để muốn thay đổi mọi thứ. Bắt đầu với tạp chí Student, hệ thống bán lẻ đĩa nhác, cho đến khi Virgin hình thành một đế chế đa ngành. Tất cả ngành nghề nhìn từ phía bên ngoài thấy không liên quan, thực tế lại liên quan. Đam mê chinh phục và phát triển. Từ tạp chí, âm nhạc, hàng không ...vũ trụ. Hàng loạt những lĩnh vực tham gia và gắn với thương hiệu Virgin.
Một quyển sách 559 trang viết lại từ quyển nhật ký mang bên mình Richard chỉ lột tả được những gì của quá khứ, từ nhỏ đến năm 2007. Nhớ. Từng gặp. Ở một chương trình Shark Tank của Mỹ - vẫn mái tóc bờm sư tử trên trang bìa đó và giọng nói đặc sệch chất Anh vẫn còn minh mẫn và máu lửa như thông điệp mà Richard muốn gửi:
Những ai sẽ là người cứu tinh? Mọi người sẽ hỏi câu này. Phản ứng lại bất đồng bên torng và những phên phán bên ngoài với sự cởi mở, quan tâm đến những gièm pha và hướng huy nghĩ của họ theo con đường đúng đắn...
Tôi biết rằng các bạn sẽ đem lòng dũng cảm đến những nơi có sự sợ hãi, đem sự đồng thuận đến nơi có mẫu thuẫn và truyền cảm hưng cho nơi tuyệt vọng.   

https://doisales.com.vn/index.php/2023/03/05/sach-tu-truyen-cua-richard-branson-duong-ra-bien-lon/

Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2019

Sài Gòn

#face
Khi show truyền hình với những màn tấu hài thoái trào thì những màn lấy nước mắt lên ngôi. Như một qui luật. nó chú ý đến show chia sẻ của Quyền Linh về Sài Gòn – thứ thu hút nó từ nào giờ. Quyền Linh kể trở lại Sài Gòn với chiếc nồi nứt của mẹ và chiếc mùng rách, mỗi lần nhớ đến anh đều xúc động. Nó kiểm lại: Sài Gòn với nó thì sao? 
Sài Gòn đô hội. Không khác nhận định của Quyền Linh là mấy, bám chặt lấy nơi này trong thương nhớ. 
Có bận. Anh lên Sài Gòn. Nó dẫn anh đi, ghé phòng trà lắng nghe những bài nhạc sống. Khuya về, chở anh ngoằn nghèo về căn phòng trọ. Bước nhẹ sợ làm ồn, nằm lăn ra nền gạch sau khi anh từ chối một tấm thảm sàn hay mềnh mõng chẳng phân biệt rõ, anh nói: nằm gạch vậy mà quen, cho mát người dễ ngủ. Anh thức sớm hơn tiếng gà gáy, nghe anh nói với đầu dây: Ở Sài Gòn, để ý lo cho em! Nói vậy rồi anh về. Sài Gòn từ đó vắng bóng anh. 
Có lần. Người tình gọi hỏi: làm việc đã mấy năm,..mấy trăm tích lũy rồi. Nó cười mà như mếu. Người tình cắt máy ngang. Buổi trưa hè đấy, Sài Gòn vẫn ở trọ, vẫn chọn áo mới ra đường, nhìn vào chẳng phân biệt được: tỉnh lẻ với thị thành.

Saigon
Sài Gòn hoa lệ. Không khác lắm gia tài ở tại thời điểm ấy. Công việc cũn đàng hoàng. Căn phòng thuê để trọ, rộng vừa đủ 8m2, tài sản vừa đủ một tủ ghép ni long, vài bộ đồ để mặc – cho bằng chị bằng anh. Phần còn lại gia tài là gồm những trang viết, miệt mài trên chiếc bàn lắp ghép, mua vội ở ngã tư ở một đêm cuối hạ. 

Sài Gòn của lứa đôi! Không khác nhau là mấy ở diện tích phòng, khác biệt ở món ăn, cứ thế mà lần tìm, đến rồi đi căng bùng. Giờ hai đứa cười đùa, ngày xưa ham ăn nên bị lừa ba đứa. 

Trong ký ức của mình, viết về Sài Gòn vô kể. Nắng hạn đến mưa rào. Nợ bao nhiêu lời cảm ơn với Sài gòn không nhớ hết, bởi cảm xúc mà nơi này mang đến. Quanh quẩn với chuyện cơm áo, dăm điều tào lao: cơm đường, cháo chợ, vợ người ta. 

Rồi sau những lần căng bụng, hai đứa lại nhìn nhau. Ngẹn nghào. Nhớ. Từng đọc ở đâu đó, từng được nghe câu đó: Mình về quê đi anh!
Rồi sau những lần nghe vậy, nó lại tự nhìn mình trong chiếc gương. Cười. Đã bỏ lại hết để ra đi thì sao hôm nay lại quay về? Nhớ. Trong vùng thanh xuân ấy, có một bận nó được đặt nằm ngang tiền. Vậy là từ ấy ra đi. Ra đi ở đêm thu nằm võng đưa suy nghĩ, người tình lay nhẹ nói: bỏ đi con! Từ đó, Sài Gòn dang tay tiếp nhận nó. 

Một lời biết ơn là chưa phải. Sự ngông nghênh của thanh xuân hôm qua còn đấy. 
Một lời cám ơn là chưa đủ. Sự yêu thương của thanh xuân hôm qua về lại. 
Khi lắng nghe chia sẻ: Sài Gòn của một thời! Tựa đầu tự hỏi: Sài Gòn một thời của những người nó biết ra sao?

Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2019

[Sách] Sức mạnh của khoảnh khắc - Chip Heath & Dan Heath

Kết quả hình ảnh cho sức mạnh của khoảnh khắc
Tỷ lệ thất nghiệp quản trị kinh doanh cao hay thấp? Đây là câu hỏi luôn được tìm kiếm với ai lựa chọn ngành học này, học để ra làm chủ. 
Kinh tế kê ra mà tính. Tất cả cứ quanh quẩn trang bị cho mình những con số để khẳng định cho một quyết định đúng, sai. Mỉa may, đúng sai lại mang tính chất thời điểm. 
Điều đó gặp lại trong "sức mạnh của khoảnh khắc", Chip Heath và Dan Heath mang điều đó vào trong sự khám phá của mình. 
Thăng hoa - Giác Ngộ - Kiêu Hãnh - Kết Nối là bốn khoảnh khắc mà hai anh em Heath đưa vào quyển sách viết về những điều khiến con người ta khó quên. Dẫn dắt người đọc để tìm hiểu vì sao con người ta có được những khoảnh khắc đó bằng những ví dụ để diễn giải và minh chứng.
Kết quả chỉ là minh chứng, khoảnh khắc là những gì còn đọng lại. Nhớ mãi. Fox tivi đã chọn đề tài "khoảnh khắc" làm thông điệp truyền tải dưới dạng trailer cho tất cả những chương trình của mình sẽ phát trong suốt một mùa Xuân. Đó cũng là một bài tập nó dành cho đứa cháu thích "tạo nhạc" là làm sao tổng hợp tất cả hình ảnh và để âm nhạc lên tiếng "tri ân" về sự đóng góp của tất cả mọi người ở một Times Square.
Đó là cách tìm kiếm khoảnh khắc để thay đổi những gì đơn điệu và cũ kỹ, thấy trùng lấp với ý tưởng của cả hai tác giả trong quyển sách này. Sự khác biệt giữa nó và hai tác giả là nghĩ và viết ra.
Thành công bắt nguồn từ việc gắng sức tới vạch đích. Điều các cột mốc làm là buộc chúng ta thực hiện việc gắng sức đó, vì (a) chúng nằm trong khả năng của ta, và (b) ta lựa chọn chúng chính bởi vì chúng xứng đáng.

[Nhật ký của cha] Merci, ông già & con chữ

  Ai rồi cũng phải lớn! Ông già nhận ra điều đó khi ngồi ly trà cúc còn ủ hơi nóng ở một đêm cuối hạ, lắng nghe thằng nhóc Merci nói bằn...