Chiến Phan

Thứ Hai, 3 tháng 9, 2012

Bỏ lại SÀI GÒN

Anh không nghĩ rằng được gặp lại em?
Bỏ Sài Gòn đi anh.
Photobucket
Anh ngước mặt nhìn. Người nữ sinh trung học Lasan Taberd với nét đầm thấm, dịu dàng làm nắng ngỡ ngàng đang cười với anh.
Tà áo dài tung bay nghịch gió. Mơ mộng. Áo dài đi dưới hàng cây phượng già, chìa tay đưa cuốn lưu bút vào tay áo trắng ngẩn ngơ vẫn còn ngẩn ngơ vì có một nụ cười say nắng gắn trên môi áo dài.
Photobucket
Đề từ. Tặng vội. Tuổi học trò với những cảm xúc chạy ngược xuôi dưới góc bàn. Những lá thư tình bắt chéo giờ học. Nhắn gửi. Bằng những mãnh giấy vụn xé vội viết lời ngô nghê. Cứ thế tình đầy qua những mãnh giấy vụn ráp lại thành trang. Nội dung. Đa tầng cảm xúc yêu, thương, hờn, giận.
Photobucket
Sài Gòn độ ấy ngợp những tờ giấy bay. Kêu gọi kháng chiến. Kêu gọi hòa bình. Những dòng người đi tìm lý tưởng sống cho riêng mình.
Áo trắng – dân thường trong lớp học đến mấy chục thường dân - thích đọc những trang tin về chiến trường lửa đạn. Hẹn một ngày vai vác súng trường giữa giờ chơi cùng bọn áo trắng thường dân khác. Nhìn sang. Áo dài – một bông hoa của trường, nổi bật giữa nhưng bông hoa khác bởi những kịch bản được áo dài viết với tư tưởng ảnh hưởng sâu đậm từ Moliere. Khóc cười. Thật giả. Đương thời.
Một lần. Áo trắng nhận những vết tím bầm trên gương mặt từ đám tàn binh chột què, theo như lý luận ba đánh một không chột cũng què. Áo dài thoát khỏi đám tàn binh chột què. Nghe đâu có tính phản động trên những bài thơ, kịch bản vẫn còn đang thảo chưa xong sau những hưởng ứng từ những con người trẻ đi tìm một lý tưởng sống. Nghe đâu không phải khi không xuất hiện những đám tàn binh chột què.
Photobucket
Như thế thôi rồi yêu. Nhẹ nhàng. Nhắn gửi. Bằng những mãnh giấy vụn xé vội viết lời ngô nghê. Cứ thế tình đầy qua những mãnh giấy vụn ráp lại thành trang. Nội dung. Cảm xúc vượt rào. Trao cho nhau tất cả những gì quý giá nhất khi Sài Gòn tiếng súng át tiếng ve kêu. Gọi hè. Phượng đỏ một màu như máu.
Sài Gòn độ ấy ngợp những tờ giấy bay. Kêu gọi kháng chiến. Kêu gọi hòa bình. Những dòng người đi tìm lý tưởng sống cho riêng mình. Xuống đường. Có chiếc áo trắng đi trong nhóm  đầu.
Giữa những tiếng bom rơi, đạn lạc. Có tiếng khóc từ một gia đình đã mất người thân. Áo dài đẫm máu của người ra đi. Giữa đêm hè có áo trắng ngồi cắm vai dưới hàng phượng già, nhận từng đợt nước lăn dài từ khoé mắt hút sâu hồn người.
Bỏ Sài Gòn anh nhé!? Tiếng nói nhẹ nhàng vang lên giữa đêm hè sau khi dằn đi những tiếng nấc. Đôi mắt được tắm rữa nhiều lần đang chờ đợi một câu trả lời.
Đi đâu em!?
Đâu cũng được, miễn là đi khỏi chốn này.
Đi về đâu đây và chúng ta sẽ sống vì điều gì!?
Photobucket
Anh không nghĩ rằng gặp lại em nơi đây?
Anh ngước mặc nhìn. Người phụ nữ đã biến mất khỏi cuộc sống anh sau đêm hè áo dài ngồi gục vai áo trắng anh. Lặng thầm. Dưới gốc phượng già. Đã ba mươi lăm năm ngồi ôm những ký ức của ngày xưa trở về. Không một vết tích gì để lại từ ngày Sài Gòn rực trời khói lửa đến lúc tàn chinh chiến.
Anh không còn xuống đường với những biểu ngữ giăng ngang. Không còn hô vang những tiếng nói từ tận con tim đi tìm lý tưởng sống giữa tôi và ta hòa nhập. Không còn những vết tím bầm sau những đợt càn. Không còn…không còn…và không còn nữa.
Sau ba mươi lăm năm. Ngồi đây. Quán café này. Dưới chân góc phượng già. Đếm mỗi mùa qua. Nhớ về những vở kịch mang đậm ảnh hưởng của Moliere. Cứ thế ngồi nhớ mà đến giờ anh vẫn còn một mình. Ngồi đây. Dước chân góc phượng già.
Photobucket
Em vừa về Việt Nam. Nghe bạn bè kể một gã thương binh hay ngồi ở một góc quán café, dưới một góc phượng vĩ già sau hơn ba mươi năm mất liên lạc. Tình cờ gặp lại trên đất khách quê người. Đáp chuyến bay sớm nhất có thể để về xem gã thương binh qua lời kể như thế nào. Người phụ nữ nở nụ cười làm nắng ngỡ ngàng.
Áo trắng của ngày nào của em với ánh mắt rạng ngời khi nói đến những dự định về sau giờ chỉ còn là một màu đen ảm đạm, vẽ vài nét thời gian dưới mí. Đôi môi đã thâm xì vì khói thuốc bay. Không biết. Gương mặt ấy đã bị thời gian tô lên vài vết ố đen với làn da xạm nắng, làm đậm màu đàn ông.
Chợt thấy. Một vách tường rào chắn với xung quanh là tiếng kêu gào khát khao, lý tưởng sống của những người trẻ cùng thời, khi đang vật lộn với trò tra tấn, ép cung.
Đôi mắt đã kèm nhèm hơn sau khi chinh chiến tàn, ắt hẳn đón nhận những trận đòn vào tư tưởng với những gì mắt thấy tai nghe. Khi ấy. Ắt hẳn rằng anh sẽ rất nhớ về những bài thơ, vở kịch của áo trắng với ảnh hưởng sâu đậm từ Moliere. Khóc cười. Thật giả. Thế thời đảo điên.  
Áo trắng của ngày nào giờ nhìn người con gái của ngày trở về rất phiêu lưu. Dấu yêu vẫn còn đầy. Nhưng không nói được gì ở đây. Tất cả chỉ đếm đầy trong một khoảng thời gian đếm bằng con số.
Thời gian như dừng lại. Tất cả lặng im. Thịt da đã bị thời gian làm cho chãy nhão. Não nề. Nó đã quyết định rời xa Sài Gòn giữa một ngày khói lửa, đạn bom. Những con người đi tìm lý tưởng. Xuống đường. Trong đó có anh đi đầu.
Con tim nó đã một lần rĩ máu khi nhìn thấy từng người thân trong gia đình lần lượt ra đi. Mãnh khăn trắng đã chít qua đầu. Quá nhiều lần. Đau thương đưa vào trong những bài thơ, vỡ kịch.
Con tim nó không còn chịu đựng nỗi nữa với điều gắn nó lại với cuộc sống này. Là anh. Kẻ khát khao vác súng trường. Hỏi. Chúng ta sẽ sống vì điều gì?
Photobucket
Nó không trả lời được. Đến tận ba mươi năm lang thang trên đất khách quê người sau. Vật lộn với một cuộc sống mới, đến tận giờ nó cũng không trả lời được câu hỏi của anh: chúng ta sẽ sống vì điều gì?
Câu hỏi cứ từng ngày ăn sâu vào não nó. Đến tận khi nghe câu chuyện về gã thương binh ngồi dưới góc phượng già. Câu hỏi ngày xưa với nó giờ đã có câu trả lời.
Nó bước đến nâng gương mặt đã bị thời gian bào mòn. Gửi một nụ hôn của hơn ba mươi năm. Chất chứa. Dằn dặt.
Dư vị chạy dọc khắp hai thân thể đã bị thời gian bào mòn.
Photobucket
Anh và em đã phí phạm quá nhiều thời gian. Nó xoa gương mặt anh sau nụ hôn khiến người ngạt thở, tim ngưng đập.
Anh nhìn nó. Nước đã ngập tràn trong đôi mắt không còn ảm đạm, tang thương. Cười. Gật đầu.
Anh không nghĩ rằng được gặp lại em.
Bỏ Sài Gòn đi anh.
Sài Gòn độ ấy KHÔNG còn  những tờ giấy bay. Kêu gọi kháng chiến. Kêu gọi hòa bình. Những con người KHÔNG đi tìm lý tưởng sống cho riêng mình nữa.
( Ảnh: Sưu Tầm )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

[Nhật ký của cha] Merci, ông già & con chữ

  Ai rồi cũng phải lớn! Ông già nhận ra điều đó khi ngồi ly trà cúc còn ủ hơi nóng ở một đêm cuối hạ, lắng nghe thằng nhóc Merci nói bằn...