Chiến Phan

Thứ Năm, 11 tháng 2, 2016

Giọng Sài Gòn

 photo mynuvietxuathatdaylungongvoitaaodaithuotthajpg1376536148_zpseb7f7b8b.jpg 
Đầu năm lướt web, lướt face thấy đầy những bài viết tản mạn về kỷ niệm, hồi ức hay chỉ là cảm xúc mà Sài Gòn mang lại; đến cả những bài xã luận về tên gọi hay lịch sử hình thành của vùng đất này. Sài Gòn. Thủ phủ một thời với thương hiệu Hòn Ngọc Viễn Đông.
Thuộc lớp trẻ trâu sinh sau đẻ muộn, lượm lặt những kiến thức về Sài Gòn chỉ đủ chấp vá viết vài bài tản văn cho riêng mình về mãnh đất mang trên mình quá nhiều lịch sử. Mãnh đất lôi kéo và mê hoặc những người tìm đến và trong phạm vi hiểu biết chấp vá đó nên nó không dám bước vào để mạn đàm như một chuyên gia, đành rẻ sang một nhánh khác với sự may mắn mà Sài Gòn cho nó được dịp gặp những con người sống tại nơi đây, để nghe giọng nói chất & riêng của Sài Gòn.
 photo mynuvietxuathatdaylungongvoitaaodaithuotthajpg1376536134_zps17ecd1d7.jpg 
Âm điệu vừa trầm vừa bổng trong trọn một câu nói. Sự trầm ấm của chút điệu đà vừa đủ, sự bay bổng của chút tâm hồn vừa chạm. Chắc có lẻ từ cuộc sống mang lại nên trầm, bổng kiến tạo giọng khác hoàn toàn!?
Nó gặp gỡ nữ ca sỹ Ý Lan – người nghệ sỹ ở một thời Sài gòn xưa, trong buổi tiệc cuối năm dành cho khách hàng mua xe Lexus. Nữ ca sỹ khoác lên chiếc áo dài cổ thuyền – niềm tự hào của dân Sài Gòn xưa với phong trào khởi xướng bởi Madame Nhu, đã tự tin bước lên bục sân khấu để bắt dính lấy những ánh mắt nhìn khi mọi người vẫn đang say sưa với món ăn của Christine Hà – Master chief mùa thứ ba tại Mỹ.
Âm điệu tạo chất keo kết dính. “Ý Lan không thích biễu diễn lúc mọi người đang ăn nhưng lần này thì phá lệ”. Cái phá lệ của cái chất giọng nhẹ nhàng rất đặc trưng không thể diễn tả hết bằng ngôn từ về sự  khác biệt hoàn toàn với những giọng Nam (miền Tây), Trung, Bắc mà các nghệ sĩ thường giả tiếng biểu diễn. Sự khác biệt đó cần một sự tập trung cao độ để phân biệt rõ ràng. Nếu không người nghe rất dễ nhầm lẫn rằng Ý Lan đang nói giọng Bắc khi ai đó có tìm hiểu về gia đình của cô với mẹ là ca sỹ Thái Thanh sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, vậy thì âm điệu đó thay đổi do đâu? Nó đặt trong đầu câu hỏi đó khi nhận thức nói với nó rằng: âm điệu khác biệt hoàn toàn.
 photo mynuvietxuathatdaylungongvoitaaodaithuotthajpg1376536138_zpsc316dabb.jpg 
Từng chữ, từng từ được trau chuốt mỗi khi nói, không vội vàng như nhịp sống Sài Gòn hiện đại mang lại, không khô khan bỏ đầu, gọt cuối để làm đơn giản rõ lời cho người nghe tiếp nhận. Chắc có lẻ cũng từ cuộc sống mang lại, từ tốn và thênh thang qua từng câu nói!?
Ngôn từ tạo chất thẩm thấu sâu. Ý Lan làm chủ hoàn toàn không khí tạo ra cho khán phòng có cả người Việt lẫn người Nhật. Giọng hát của Ý Lan vẫn sáng trong thân hình vẫn giữ được lửa của thanh xuân từ những bài hát Việt, Pháp, Anh; đâu đó nó nhìn ra chất “điên” đầy lửa của người nghệ sỹ trên sân khấu bùng cháy và đẩy không khí lên từ từ theo nhịp điệu mình mong muốn. Nhịp nhàng. “Lần đầu tiên trở về”. Câu nói như chất chứa điều gì u uất, tiếc nuối?
Nó bắt gặp điều u uất và tiếc nuối đó ở người phụ nữ của Sài Gòn thứ hai ở một buổi trưa cuối tuần lúc nắng Xuân bắt đầu lan ra các ngả đường. Em được chọn để thiết kế căn hộ the Green vừa mới hoàn thành & để nó may mắn tìm ra câu trả lời về một chất giọng và cả niềm u uất lẫn tiếc nuối kia.
Ở một Sài Gòn thời vang bóng. Người phụ nữ được tiếp xúc với ngôn ngữ Pháp ngay trên ghế nhà trường đến tú tài chuyện sang ngôn ngữ Anh đã mang lại cho người phụ nữ phát âm cực chuẩn cho cả hai ngoại ngữ khi được đào tạo dưới mái trường đầy những giảng viên người nước ngoài hay người Việt tốt nghiệp tiến sĩ với bằng cấp phương Tây. Âm điệu và giọng nói ảnh hưởng một phần bởi âm hưởng Pháp, Anh.
 photo mynuvietxuathatdaylungongvoitaaodaithuotthajpg1376536117_zpseec113ec.jpg

Mĩa may cho câu: thế thời, thời thế, thời phải thế. Dấu mộc đỏ trên tấm bằng ghi rõ: không được đi dạy ở một thời kỳ nặng mang tính chất “tư sản”, để rồi sau đó lại chễm chệ ngồi một ghế trong phái đoàn ngoại giao đi đàm phán. Người phụ nữ Sài Gòn thứ hai giờ tóc đã phai màu, không còn giữ được tuổi thanh xuân vẫn luôn mang theo bên mình chiếc giỏ đệm như một nghề đã nuối sống mình trước khi bước vào con đường ngoại giao. Hào sảng.
 photo a10551acbjpg1376536516_zps4e9cf41b.jpg 
Một Ý Lan làm bùng nổ cả một khán phòng với vai trò làm chủ vừa chuyện trò, hát ca bởi một âm điệu Sài Gòn mà được chị dùng từ “khéo” để đặt vào khi nó loay hoay tìm từ, sau bữa ăn được chuẩn bị bởi vua đầu bếp khiếm thị Christine Hà. Nó thấy mình tự hào được là một người Việt.

Một người phụ nữ thứ hai với âm điệu nhẹ nhàng, trau chuốt trong từng từ, chữ để gắn kết một buổi nói chuyện không chỉ quẩn quanh với thiết kế và căn phòng. Nó thấy giọng Sài Gòn vẫn đầy sự ám ảnh và kích thích về một thời ta đã sống và tự hào hơn cả hôm nay.
(Ảnh: Internet)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

[Nhật ký của cha] Merci, ông già & con chữ

  Ai rồi cũng phải lớn! Ông già nhận ra điều đó khi ngồi ly trà cúc còn ủ hơi nóng ở một đêm cuối hạ, lắng nghe thằng nhóc Merci nói bằn...