Chiến Phan

Thứ Sáu, 23 tháng 4, 2021

[Nhật ký của cha] Lavie - Ba đi đi


Ba đi đi! Thằng nhóc với thân hình như cây sào đang nằm đo dọc những miếng gạch bông.

Đi đâu? Ông già hỏi lại thằng nhóc. Đầu đấu đầu.

Ba đi đi ra ngoài đi! Thằng nhóc lập lại và tìm cho ông già một chỗ đến.

Đi ra ngoài là đi đâu? Ông già hỏi lại tiếp. Miệng cười. Ngộ. Bị đuổi lại cười. Thằng nhóc của ông già của những buổi ôm chân, nói ông già ở lại với thằng nhóc cho mấy đợt hành trình quay cuồng giữa công việc và cuộc sống.

Ba đi vòng vòng đi! Thằng nhóc nghẻo đầu mình sang một bên, mắt thả lên trần nhà như đã tìm được một địa điểm cho ông già.

Ba không đi vòng vòng! Ông già trêu tức thằng nhóc của mình.

Ba đi đi!

Đi đâu?

Ông già và thằng nhóc. Lập lại. Đến vô tận. Đêm. Ông già tắt ti vi để những con thú trên màn hình trôi tuột hút vào một màu đen để bắt đầu trận chiến trước khi đi vào giấc mộng con.

Từng đọc. Ba ơi mình đi đâu. Giờ đây, ông già thằng nhóc xác lập những điểm đến. Quanh nhà.

Từng hỏi. Giờ chúng ta đi đâu. Vòng vòng. Ông già và thằng nhóc cứ dọc ngang những con phố như những người lính ra trận. Vào hầm. Dưới những con đường chạy dưới đường cầu. Hét vang. Như trút xã những mệt mõi của ngày.

Đi đâu. Đi đến những nơi có vạt nắng cuối trời, trên những tầng không có mây trôi phiêu bạt. Tự do.

Đi đâu. Đi đến những nơi có những cánh chim trời, trên những con sóng vỗ bờ đến mênh mông. Du đãng.

Đi đâu. Đi đến những khói lam chiều mang mùi của cuộc sống, đất mẹ miền Tây; nơi những cánh cò cứ bay, bay mãi không mỏi mệt cho những buổi cơm chiều mằn nồng những giọt mồ hôi và tình yêu nung nấu.

Ông già trở người, cù lét, thằng nhóc vừa nói vừa cười không rõ lời. Đêm. Ngỏ vắng xôn xao. Chuyện của hai người đàn ông tìm một điểm đến trong tiếng phụ của thằng anh và cô em gái đang vùi vào lòng của ông già như thể muốn nói. Đi đâu cũng được, miễn là đi cùng.  

Sài Gòn, ngày 24 tháng 04 năm 2021

 

Thứ Ba, 20 tháng 4, 2021

Nhật ký của cha – Lavie – Đi về nhà

Hạnh phúc, đi về nhà

Cô đơn đi về nhà

Thành công, đi về nhà

Thất bại, đi về nhà

Mệt quá, đi về nhà

Mông lung đi về nhà

Chênh vênh, đi về nhà

Không có việc gì vậy thì đi về nhà

Đường về nhà. Ông già ngạc nhiên bởi một bài nhạc của giới trẻ có ca từ hay đến vậy, bởi ở một sớm mai của ngày xưa. Ông già từng viết về một đời Sales khi quan sát xung quanh mình, những mệt mõi trên gương mặt của những con người đầy nặng gánh trên vai những áp lực cân bằng giữa hai bên khách hàng và công ty ấy như biến mất đi khi họ nói về…nhà. Người nói về cha, mẹ; kẻ nói về con cái. Tất cả đều sáng lên một niềm tin yêu đời đến lạ.

Đường về nhà của Ông già là một ngõ vắng xôn xao mà bao lần rồi chị hỏi: sống sao em? Ngõ vắng là hẻm cụt, trước khi Ông già chỉ có tiếng chó sủa hòa cùng tiếng chửi. Đôi khi. Nắng nhẹ nhảy lên vai rồi bay xuống thềm nhà trong những ngày nắng sớm hay vài giọt nước lất phất trên đầu rồi chạy xuống đất để chơi cùng mấy giọt nước anh em đang hòa chung một dòng.

Từ lúc Ông già về, ngõ bắt đầu xôn xao bởi mấy tiếng trẻ. Thằng nhóc trọ trẹ gọi ông già ở mỗi lần về nhà, nắng lặn mất tăm. Hớn hở. Mở cửa và gọi Ông già như vốn dĩ đấy chỉ là một cái tên thứ hai đặt cho ông già mà thằng nhóc được nghe rồi lập lại, riết thành quen.  

Thăm hỏi nhau như xa xôi bao ngày gặp lại. Thằng nhóc hỏi ông già: ngày ra sao? Ông già hỏi thằng nhóc: học thế nào? Cứ thế mà liên tu bất tận, mấy cái cảm xúc của ngày trào ra, cô đọng thành từ. Cả hai. Mạnh ai nấy nói. Cười.

Gã ngông nghênh ngạo đời như tìm được tri kỷ. Nói cười thiếu một chút men cay rồi thả khói bay về trời như ở một thời thanh xuân đi tìm cô đơn để rồi tự tạo cô đơn trên ở mấy miền khói lam chiều hay mấy chiều góc núi bảng lãng sương bay. Ôm đàn mà hát cho quên tháng ngày.

Gã ngông nghênh ngạo đời như tìm lại tri kỷ. Nói cười với những nghĩ suy được ghi nhớ lại, viết ra thành một quyển nhật ký dành cho những tình yêu của đời mình. Mấy bận. Em hỏi: cảm xúc ở đâu ra? Ông già cười: chất liệu nằm ở quanh ta, yêu thương là đủ cả đắng, cay, ngọt, bùi, phần còn lại là cứ viết ra bằng đủ cả yêu thương.

Gã ngông nghênh là ông già giờ ở đây. Là đà không còn là lơ lửng trên mặt đất này, thiên đường gọi tên, thiên đường nhân gian gọi tên Ông già ở mỗi độ nắng lặn mất tăm. 

Đi về nhà, đi về nhà,...

Đường về nhà là vào tim ta

Dẫu nắng mưa gần xa

Thất bát, vang danh

Nhà vẫn luôn chờ ta

Đường về nhà là vào tim ta

Dẫu có muôn trùng qua

Vật đổi sao dời

Nhà vẫn luôn là nhà

Tất cả tình yêu ở lại.

Sài Gòn, ngày 21 tháng 04 năm 2021


Thứ Sáu, 16 tháng 4, 2021

[Nhật ký của cha] Lavie – Trận giả, trận thật


Máu tảy thành thông. Thằng nhóc Lavie ngọng nghịu la to như khẩu hiệu ra trận ở những trận chiến về đêm sau khi Ông già rũ bỏ những công việc của ngày.

Ngày xưa. Ông già mê kiếm hiệp với những câu chuyện của Kim Dung, Cổ Long, chẳng có bộ phim nào dựng lên từ những tiểu thuyết của hai tác giả này mà Ông già bỏ qua. Ông già mê cái thế giới “giang hồ”, “người chạy nhanh hơn ngựa” được dựng lên đầy sáng tạo với những môn phái võ công. Chẳng phải con người ta dệt mộng từ những điều không thể. Tương tự. Nơi gã khổng lồ Toyota gã làm, cũng thấp lên đam mê từ những điều tương tự vậy.

Ngày nay. Ông già biết thằng nhóc trong thân hình trơ xương ấy, cứ như một gã trai dậm trường sương gió, mấy phần thịt máu để ngoài da như vốn dĩ sống là để chiến đấu. Ở lưng chừng đêm, Ông già nói mấy câu của kiếm hiệp ăn sâu như để một cách hù dọa thằng nhóc sợ máu lại thích mấy trò đánh trận giả bằng câu máu chảy thành sông.

Có lúc. Trận đánh tay đôi.

Thằng nhóc Lavie chiến đấu với ông anh ở những trân đánh đêm, lấy gối mềnh làm vũ khí rồi chuyển sang tay chân. Lôi ông già hoặc em làm trong tài phân xử ở những lúc mạnh tay hay chơi “nhây” chẳng chịu ngừng nghĩ khiến ông anh bực mình “xuống tay”

Ở mấy trận đánh đó, Ông già ngó lơ, giả đò như không biết bởi …quen rồi. Cãi nhau đó rồi cười đùa trở lại. Đánh nhau đó rồi lại nằm cạnh nhau ở giấc ngủ mơ màng.

Có khi. Trận đánh tay ba. Thằng nhóc Lavie nhảy lên một chỏm đá đấp nổi ở một khu trẻ trơi, nằm một góc đường sách. Nhiệt tình. Như một chú gà tre “cà khịa” với mấy chú gà chọi. Thằng nhóc rượt đuổi hai ông anh chơi cùng, thân hình to vật vã trong đôi mắt e ngại của ông anh Merci nhà mình. Ông già nhìn cười, thấy trận đánh có phần chênh nhau. Ngộ. Đánh đấy rồi lại cười. Hồn nhiên. Trẻ dễ kết thân, trẻ dễ bỏ qua dẫu là vui buồn hay đau đớn.

Nhiều khi.  Trận đánh tay tư. Ông già thực hiện mấy màn “song kiếm hợp bích” với cô nhóc của nhà mình, lấy gối làm “kiếm”, chiến đấu với mấy ông anh. Cô nàng nằm trên đôi tay của ông già, tung cước với múa may loạn xa. Rượt đuổi. Rộn rã. Dưới một mái nhà giữa phố thị lên đèn trước khi đi vào mấy giấc mộng con. Trút xã hết mấy năng lượng của ngày còn sót lại. Để rồi, ba mái đầu chụm lại ở một nửa khuya khi ông già giấc mình thích giấc. Cười. Đặt lên những vầng trán về những nụ hôn sâu như đâu đó nhắc nhở ông già về tình yêu còn lại để rồi một sớm mai thức dậy, ông già biết mình sẽ đi đâu, làm gì và trên tất cả ông già biết rõ hơn vì sao phải làm, phải đi.

Tất cả vì tình yêu ở lại.

Sài Gòn, ngày 10 tháng 04 năm 2021

Thứ Năm, 15 tháng 4, 2021

[Nhật ký của cha] Lavie – Yêu thương, thương yêu



Sài Gòn của đêm chuẩn bị vào mùa đỏng đảnh – chợt nắng chợt mưa. Sài Gòn bắt đầu chịu đựng cái nắng oi nồng của ngày bắt đầu trút xã xuống đêm. Rộn rã. Ông già chở hai thằng nhóc của mình vi vu để đón mấy cái cơn gió lành còn sót lại để tạm gác qua một bên những bộn bề ngày. Khát khao. Sự gắn bó trong thời gian còn sót lại của ngày của ông già và đám nhóc. Nhỏ nhoi. Yêu thương chỉ trong tầm đ
ó.

Ông già vừa thoát khỏi mấy căn hẻm ngoằn nghèo như một trong những nét đặc trưng của Sài Gòn – Gia Định như muốn cho hai đứa nhóc của mình thấy một hình ảnh khác thênh thang chật những chiếc xe đi là những con đường nhỏ hẹp lẻ loi người lại.

Thằng nhóc của ông già yêu cầu quay lại. Đường một chiều. Con đường Phan Đăng Lưu đông nghịt người đi. Vội vã. Ông già lướt qua cả những chàng trai, cô gái đang mời gọi người đi đường đón nhận bóng bay như một trong những cách thu hút người đi đường dừng lại cho một quán cháo dinh dưỡng mới khai trương.

Ông già nhớ. Rõ ràng. Thằng nhóc Lavie của ông già không thích chơi bong bóng.

Trọ trẹ thằng nhóc nói: Cho bánh bèo! Thằng nhóc Lavie của ông già muốn lấy bong bóng làm quà cho cô em gái Julie. Ngộ.

Thằng nhóc của yêu thương vơi đầy. Đón nhận cô em gái của mình trong lòng đầy bối rối, đây vơi yêu thương. Hờn, yêu trộn lẫn.

Mấy độ. Thằng nhóc được ngủ trong vòng tay em, no căng sửa mẹ trong suốt một năm dài. Rồi phát hiện ra dưới bầu sữa ấy, bụng ngày một to ra, vị không còn như trước nữa. Thằng nhóc Lavie của ông già cũng chẳng còn thiết tha giọt sữa mẹ. Thằng nhóc nằm ngang.

Mấy bận. Thằng nhóc nằm ngủ kế bên, lắng nghe hơi thở của em. Trở mình, có tiếng khóc trẻ ở kế bên. Lòng động sóng trào. Thằng nhóc của Lavie của ông già chẳng còn thiết tha hơi ấm của mẹ, thằng nhóc quay sang với ông già. Thằng nhóc nằm dọc. Rối lòng.

Mấy đợt. Thằng nhóc ngồi trong lòng ông già thả ánh nhìn về cô em gái Julie đang đòi, có một điều gì đó như là tranh đấu. Lòng rối. Thằng nhóc như chỉ có thể nhường đồ chơi, nhường ti vi, nhường tất cả…luôn cả em, riêng ông già thì không. Tự dưng. Ông già thấy mình có giá như gia tài còn lại duy nhất của thằng nhóc nhà mình.

Tượng hình. Một tình yêu.

Sài Gòn, ngày 14 tháng 04 năm 2021

Thứ Hai, 12 tháng 4, 2021

Nhật ký của cha – Lavie – Anh Em

Thằng nhóc Merci trong thân hình được em gọi là khủng lòng vừa bỏ cặp xuống là bắt đầu kể với thằng nhóc Lavie trong thân hình gày gò đang đung đưa chân thưởng thức sữa chua của em làm, như thể sau một ngày làm việc vất vả vậy. Làm việc của anh chàng là ăn và chơi theo một phong cách Regio Emilia.

Chuyện. Thằng nhóc Merci vừa kể trên đường về của một Sài Gòn gió bụi, vài cánh lá phương rơi rụng xuống vai của Ông già như muốn nghe cùng.

Chuyện. Thằng nhóc Merci bị mấy đứa bạn “khủng long” cùng trường bắt nạt trong một lớp học Yoga, anh chàng thấy không vui vì cánh tay của mình gần như bị gãy vì quá đau. Cô giáo hỏi han rồi thôi, không trút xã hết sự hã hê của anh chàng. Mọi thứ tưởng đã xong, Ông già đâu hay thằng nhóc Merci về kể lại.

Lavie đánh nó đi Lavie! Thằng nhóc Merci hậm hực trong khi miệng toét cười nhìn phản ứng của thằng nhóc Lavie đang vét hết hủ sữa chua.

Ừ, oánh nó! Thằng nhóc Lavie hưởng ứng cho một trận đánh mà chẳng biết rõ là ai.

Hai anh bự lắm! Ông già chen vào câu chuyện.

Oánh luôn! Thằng nhóc Lavie đung đưa chân, đủng đỉnh đáp trong khi đã vét sữa chua cạn đáy. Giọng ngọng nghiệu của anh chàng như chắt nịch.

Ông già giấu đi nụ cười, bởi không muốn khuyến khích mấy thằng nhóc của ông già thực hiện mấy trò đánh nhau.

Ông già không biết điều ấy gọi là gì cho đến cuộc gọi đêm về cho người tình tóc bạc. Ký ức ùa về. Người tình kể: giống bác hai, bác ba

Chuyện. Ngót nghét gần năm mươi năm về trước. Gia tài của cả nhà chỉ là một chiếc xe đạp, bác ba nhường bác hai đi. Thời kỳ nào thì cũng có chuyện bắt nạt…học đường.

Mấy trò của trẻ, bắt nạt bác hai chở về. Núp lùm. Một bận. Bác ba dặn dò, tới một khúc xa trường. Một đấu ba, Bác ba dần cho đám nhóc một trận…

Rồi họp phụ huynh? Ông già chen vào, cắt ngang câu chuyện của người tình tóc bạc với một trận cười rộn vang ở hai đầu.

Sài Gòn khi đó như bớt đi oi bức, chỉ còn nồng nàn khám phá ra một điều – phản ứng cùng chung một dòng máu. Đó là anh em.

Thứ Sáu, 9 tháng 4, 2021

[Review Sách] Những kẻ xuất chúng - Outliers - Malcolm Gladwell


Những Kẻ Xuất Chúng (Tái Bản 2017) | Nhà Sách Vĩnh Thụy | Tiki

Thêm một quyển sách tiếp theo nó đọc của Malcolm Gladwell, dù rằng ngần ngại đọc quyển sách này khi trước đó được biết ít nhiều về cách tác giả nhận định về một thói quen lập đi lập lại sẽ dẫn đến thành công đó vì chẳng có gì là đúng tuyệt đối hoàn toàn.

Vẫn là một cách kể cũ, theo cách thức tác giả sử dụng việc tường thuật một sự kiện để rồi dẫn dắt người đọc đến với nhận định của mình. Rồi thấy trong quyển sách này, tác giả nhận định rằng những con người thành công theo tập hợp của tác giả

"Con người ta không vươn lên từ chỗ hoàn toàn trống trơn...họ thụ hưởng từ những lợi thế ẩn giấu....Các di sản văn hóa là nguồn lực đầy quyề năng"

[Review Sách] The life changing magic of tidying - Marie Kondo

Mua The Life-Changing Magic of Tidying Up: The Japanese Art of Decluttering  and Organizing trên Amazon Mỹ chính hãng 2021 | Fado 

Thật ra thì quyển sách đã đọc rồi bằng tiếng Việt, giờ đọc lại Tiếng Anh. Quyển sách theo như lời đứa em kể lại "về nhà em quăng hết đồ đạc trong nhà", đó chính là ảnh hưởng từ tác giả lên người đọc về cách thay đổi cuộc sống bằng cách sắp xếp lại nhà cửa sao cho "giản đơn". 

Sắp xếp đó được gọi là...bỏ đi những gì không cần thiết theo trình tự được một cô gái Marie Kondo nghiên cứu và bắt đầu trở thành một nghề nghiệp thực sự. Một công việc hoàn toàn lạ lẫm hướng đến một lối sống tối giản mà bất kỳ ai cũng nghĩ rằng dễ thực hiện nhưng rồi đâu lại hoàn đấy nếu không có quyết tâm.

Cho đi chính là thứ nó cảm nhận nhiều nhất về cách tác giả tìm được bí quyết cho cuộc sống tối giản đó. Sắp xếp từ yêu thương đến cần thiết. Việc bỏ đi thì làm theo quy trình ngược lại

The process of deciding what to keep and what to discard will go much more smoothly if you begin with items that are easier to make decision about ..."

{Nhật ký của cha] Lavie – Sống để yêu thương

 


Thằng nhóc mang tên gọi cuộc sống – Lavie đang cố gắng với những bàn tay con chỉ có da bọc xương để với lên giành điện thoại của ông già ở một Sài Gòn đêm vào hạ.

Em ở trên màn hình. Phờ phạc. Sau những đợt kiểm tra sức khỏe ở trong một căn phòng đầy mùi ê te, nói chuyện với nhau qua màn hình điện thoại. Em nhớ đám nhóc của mình.

Thằng nhóc có đôi mắt đen tròn đang nhìn chăm chú vào màn hình điện thoại, trong lúc ông già cố gắng xoay chiếc điện thoại để bắt hình ảnh của thằng nhóc Merci và cô nhóc Julie đang giận dỗi vì em đi quá lâu (quá lâu trong trẻ tính bằng giờ? Em nằm viện đã một ngày vì những triệu chứng không rõ ràng)

Thằng nhóc Lavie của ông già cố gắng thả tim cho em.

Sống là để yêu thương. Ông già và thằng nhóc. Tường thuật. Chuyện nhà. Thằng nhóc kể lại cho em nghe bằng giọng ngọng nghiệu về ông anh Merci không nghe lời ra sao, về cô nhóc Julie nũng nịu thế nào. Ngôn từ không biết từ đâu tuôn trào bất tận qua cái miệng có hàm răng sữa thưa. Đâu biết. Cách đấy mới hai năm, thằng nhóc là một nổi lắng lo về chậm nói.

Sài Gòn bắt đầu đi về khuya. Thằng nhóc kể ông già nghe chuyện của cô giáo mình, mấy chuyện thương yêu theo tình yêu của trẻ.

Sống là để yêu thương. Ông già và thằng nhóc. Ngẩng mặt nhìn lên chuỗi thiên hà dệt bằng trí tưởng tượng từ trần nhà trong căn hẻm nhỏ. Thằng nhóc của ông già cho đi tình yêu trẻ bằng mấy món quà buổi sớm mà em kể lại. Đủng đỉnh. Mang hai phần mỗi sáng, một cho mình và một cho cô giáo từ mấy món ăn em làm.

Thằng nhóc mang tên cuộc sống. Tập tành chuyện yêu thương. Hối thúc ông già gọi lại bằng một ứng dụng xã hội có thể thả những trái tim thay cho lời nói. Em cứ hỏi, thằng nhóc thì cứ thả những quả tim đỏ bay lên. Trẻ chơi, trẻ thả, trẻ nhớ và trẻ nhờ nhắn gửi những yêu thương.

Trong chặng đường của đời mình, ông già ngẫm lại đã mấy lần thả tim cho những con người mình yêu thương? Đếm không hết những đoạn mình thả tim. Vô hồn. Đâu đấy chỉ là mấy lời hợp lý. Đâu đấy thiếu vắng tự nguyện gửi tình yêu bay lên.

Ông già ôm thằng nhóc của ông già vào lòng trong những câu chuyện đêm. Lắng nghe tiếng phì phò. Ngỡ đâu tình đã quên mình, đâu hay tình giờ như tóc gió thôi bay, neo đậu trong căn nhà không xác định hình thù, ngủ với yêu thương của trẻ. Mê say. Học lại từ đầu. Cách sống để yêu thương.

Sài Gòn, ngày 07 tháng 04 năm 2021

Thứ Năm, 8 tháng 4, 2021

[Review Sách] Mười hai học thuyết về bản tính con người - Leslie Stevenson, David L.Haberman, Peter Matthews Wright

Sách Khai Tâm - MƯỜI HAI HỌC THUYẾT VỀ BẢN TÍNH CON NGƯỜI - Leslie  Stevenson, David L. Haberman, Peter Matthew 

Một quyển sách khái quát về những nhận định liên quan đến bản tính con người theo chiều thời gian được gọi là lịch sử qua các quan niệm tôn giáo trên khắp thế giới như: Khổng Giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo, Hồi giáo v.v. cho đến các học thuyết của Platon, Aristotles, Darwin...

Từng học thuyết được khái quát theo cấu trúc: lược sử - chuẩn bệnh - ra toa. Như đâu đó gọi là cách để giải nghiệp 

"Bản tính con người là một chủ đề vượt lên trên các rào cản giữa khoa học, nhân văn và văn hóa. ..Bản tính con người cũng như những khả năng tích cực của tiến bộ, và rằng cảm thức của chúng ta về hai mặt tối và sáng vẫn còn cần tiếp tục được thông tri và giáo huấn bởi những hệ thống triết lý và tôn giáo lớn của quá khứ mà chúng ta đã khảo sát"

Thứ Hai, 5 tháng 4, 2021

[Nhật ký của cha] Lavie - Có những thứ con cháu chúng ta không bao giờ biết



Đang tải lên: Đã tải 234106/234106 byte lên.

 Có những thứ con cháu chúng ta không bao giờ biết

Ông già cùng bạn đồng hành tấp vội vào một quán ăn của đôi vợ chồng đã ở tuổi bên kia triển dốc – vượt ngưỡng của Y Vân trong một căn nhà cổ gần hơn hai trăm năm dọc đường rẽ tránh quốc lộ 1A, ở địa phận của Cai Lậy, Tiền Giang.

Ông già lắng nghe về tâm sự của một Ông già khác. Khắc khoải. Ông già khác kể về những đứa cháu của mình, về những trò chơi không còn được đám nhóc thiết tha.

Ông già có chòm râu bạc phơ trong căn nhà cổ thả ánh mắt vào đêm đen khi kể về chuyện bắt cá giửa đồng cùng mấy đứa cháu. Đám cháu của ông sợ bùn lầy. Đám cháu của ông được ông già có chòm râu bạc phơ ấy cởi trần, đứa sáu tuổi và đứa bốn tuổi cùng nhau lưng trần quảy gánh chú cá đi dọc con đường lộ trong ánh mắt và nụ cười tủm tỉm của hàng xóm chung quanh.

Nắng miền Tây rọi xuống làn da phố thị của hai chú nhóc con. Ông già của quán bánh canh vịt tự nhà làm. Khắc khoải. Một nổi niềm, mấy đứa cháu giờ chỉ còn thích thú với tivi và điện thoại, không còn thích mấy trò ông bày chơi.

Ông già ngắm nhìn gia trang của ông già râu bạc phơ ấy, thấy có đầy đủ của điều kiện cho mấy trò của âu thơ từng làm.

Một căn nhà gỗ hơn hai trăm năm, có con sông ôm mình ở phía sau, có vườn cây quấn lấy ngôi nhà cho thỏa những thú leo trèo, bơi lội….những thứ con cháu chúng ta không bao giờ biết

Vì có biết chúng cũng chẳng còn quan tâm?

Ông già nhớ thằng nhóc của mình – Lavie, chẳng biết thằng nhóc ấy sẽ cảm nhận thế nào ngoài…nóng, khi cuộc sống chỉ còn là dưới anh đèn loe loét của ngọn đèn dầu trong căn nhà lá, xung quanh cũng là những ánh đèn loe loét của ven sông.

Mấy bận. Cởi truồng tắm sông, tắm mưa hay …chạy giửa đồng của một màu lúa mới gặt xong. Không biết thằng nhóc của ông già của nhảy xuống mà thả ra chơi đùa hay thằng nhóc đó sẽ ngồi mãi ở một con đê ngắm nhìn ông già đang mời gọi xuống chơi trong cái nhìn nghi ngại như tự hỏi: Ông già của tui đâu!?

Thứ Năm, 1 tháng 4, 2021

[Review sách] Lateral Thinking - Edward de Bono

Lateral Thinking: A Textbook of Creativity by Edward de Bono (2009-11-12):  Edward de Bono: Amazon.com: Books 

Nó đọc tiếp quyển sách thứ hai của Bono để tìm hiểu tiếp về những định nghĩa mới. Quyển sách thứ hai này gần như không chỉ dành cho sinh viên sử dụng như đề từ mà cho mọi người về cách suy nghĩ đa chiều "lateral thinking" thay vì chỉ suy nghĩ theo chiều ngang hay chiều dọc để tiến đến giải quyết một vấn đề

Sự phân loại được tác giả đưa ra: (1) requires for its solution more infor/techiniques, (2) no new infor but a rearrangement of info, (3) the problem of no problem.

A problem is simply the difference between what one has & what one wants. The emphasis in education has always been on logreal sequential thinking which i by tradition the only proper use of information. 

[Nhật ký của cha] Merci, ông già & con chữ

  Ai rồi cũng phải lớn! Ông già nhận ra điều đó khi ngồi ly trà cúc còn ủ hơi nóng ở một đêm cuối hạ, lắng nghe thằng nhóc Merci nói bằn...