Chiến Phan

Thứ Năm, 30 tháng 9, 2021

[Review Sách] Sang chấn tâm lý - Bessel Van Der Kolk


Review Sang Chấn Tâm Lý – Hiểu Để Chữa Lành | beatsach

Thuật ngữ "sang chấn tâm lý" đã được nghe nhiều trong thời gian gần đây, điều đó thôi thúc nó tìm hiểu đó là gì. Đọc sách mới biết là "sang chấn làm con người ta cảm thấy mình như có một cơ thể khác, hoặc hông có cơ thể nào cả" 

Sự sang chấn xảy ra với những sự kiện gây tổn thương tinh thần được lập đi lập lại gây ảnh hưởng đến tâm lý của người bị ảnh hưởng. Tác giả chứng kiến những người lính trở về từ chiến tranh Việt Nam, từ những đứa trẻ bị quấy rối tình dục từ thuở nhỏ...mang theo những sáng chấn tâm lý đi vào cuộc sống của mình với sự giận dữ hoặc thu mình với mọi người xung quanh. 

"Những nguyên nhân chính của nổi đau khổ của chúng ta là những lời nói dối ta tự nói với bản thân...Việc sớm bị cha mẹ bỏ bê hoặc bị cư xử khắc nghiệt dẫn đến việc trẻ có những hành vi gây rối ở trường, dể gặp rắc rối với bạn bè, thiếu cảm thông với người đang đau khổ. Điều này đã tạo ra một chu kỳ lẫn quẫn đau lòng: bị kích động kéo dài, cùng với việc thiếu vắng niềm an ủi từ ba mẹ làm cho trẻ trở nên quậy phá, chống đối và hay gây gỗ..." 

Một trong những cách điều trị được tóm tắt chính là phương pháp "thừa nhận, trãi nghiệm và thích nghi"

Chủ Nhật, 26 tháng 9, 2021

[Nhật ký của cha] Julie - Làm bánh



Sài Gòn của những ngày giãn cách! 

...

Sài Gòn cứ chợt nắng rồi chợt mưa! Như gửi một lời chào của hai mùa mưa, nắng sắp qua; một mùa hạ sắp qua và một mùa thu sắp đến không rõ ràng như đất Bắc. Nhưng giữa lòng Sài Gòn, con người ta cảm nhận được nhịp điệu im ắng của nơi đây trừ bên trong những nếp nhà vẫn còn đó những ...xôn xao. 

Rộn ràng. Ông già lắng nghe âm thanh phát ra từ ở trong khu vực bếp; em và ba đứa nhóc, bắt đầu phân chia ra mấy công việc nhà, nhờ đó mà biết sơ sơ về cái gọi là làm bánh.

Cô nhóc của tiếng gọi ba chùm. Ông già đặt thêm một tên nữa cho cô nhóc của mình ngoài cái tên Julie, bánh bèo. Chuyện. Em cột lên cho cô nhóc đỡ nóng, khi mái tóc bắt đầu dài ra sau vài lần cắt. Em nuôi tóc cho cô nhóc. Thật ra thì cũng chiều lòng ông già - cái gã đã bước qua bên kia ráng chiều của cuộc đời, nên có chút “đăm hơi” về chuyện con gái là phải để tóc dài trong sự phản đối của em. Nhiều lần. Ánh mắt của ông già ngắm nghía mái tóc; rồi vụng về cột dỡ mấy chùm tóc rối bung. 

Chẳng qua là ông già nhớ mái tóc cũ của người tình tóc bạc kéo dài như một mảnh trăng trôi trên dòng nước đằng sau chiếc ghe nào vừa tạo sóng lướt ngang. 

Mái tóc dài đi theo chiều con gái, tóc xõa một bờ vai, không biết có dại khờ không nhưng đầy những đê mê cho gã trai thề khoác màu áo lính. 

Mái tóc dài xuôi theo chiều thiếu nữ, tóc quấn ở sau đầu, không biết có chuân chuyên nhưng đầy cay nồng; ngọt đắng của tình yêu đi qua, hôn nhân ở lại rồi lời thề theo gió theo mây ngàn trôi. Biệt tâm.   

Mái tóc dài thả luôn theo chiều đàn bàn, tóc búi ở trên cao, không biết từ bi thế nào nhưng hỉ xả là có khi đã bỏ qua chuyện của ngày nào gã trai thề đã để lại trần gian mấy chuyện nặng mang tình nghĩa vợ chồng với cháu con. 

Mái tóc gợi cho ông già mấy điều để nhớ, mấy điều để nhắc nhở rằng còn đó một tình yêu còn hiện diện ở trần gian; sợ một mai theo gió theo mây ngàn về nơi cát bụi phù vân thì giọt nước mắt chỉ là để cho vơi đi chứ không làm nhẹ gánh cho đôi vai quằng cứ diễn giải “nước mắt chảy xuôi”

Ông già thấy hai chuyện ấy là khác nhau nhưng dù diễn tả ở nghĩa cảnh nào thì ông già cũng thích mái tóc dài ấy. Tự lòng. Ông già nhắc mình đừng gán ghép để rồi áp đặt chuyện ai phải làm gì; huống chi cô nhóc của ông già rồi sẽ lớn mang theo những cá tính của riêng mình. Đoán. Bởi ông già thấy một tuổi thơ nổi loạn, chẳng tìm được nết na phần nào…



Cho đến hôm nay, ông già thấy cô nhóc của mình đưa bàn tay nhỏ bắt đầu đảo đều theo chiều kim đồng hồ; bàn tay nhỏ nằm dưới bàn tay to, khuấy đều cho trứng tan ra, vài bọt trứng đâu đó nổi lên rồi biến mất.

Ông già dựa vai vào bức tường đã nhuốm màu của thời gian, nhện giăng ở một góc trần, vôi tróc đi vài mãng như vẽ một màu thời gian rõ rệt cho căn nhà.      

Ông già nhìn hai thằng nhóc bắt đầu thay phiên nhau nhào nặn những khối bột trước khi chuẩn bị ủ để bước vào giai đoạn hai của làm bánh. 

Thú thật. Cho đến tận lúc này, ông già cũng chẳng biết nấu nướng gì chứ đừng nói chi là chuyện làm bánh; nên một trong những tiêu chí lấy vợ của mình nhiều khi kể ngô nghê lại trở thành câu chuyện hài cho mấy người nghe. 

Ấy vậy mà, hôm nay ông già cũng ít nhiều biết được đôi ba bước của làm bánh khi góc bếp rộn ràng tiếng trẻ vừa làm vừa nói láo nháo theo kiểu anh nào cũng muốn tỏ ra là đầu bếp thực thụ với kinh nghiệm lâu năm. Bao năm không biết chỉ thấy đứa vừa lên năm, đứa vừa lên tám. Ngỡ ngàng. Ông già thấy yêu quý thời gian của đời chậm lại; mặt còn lại của đời sống giãn cách đang trôi vội vàng dù rằng có nhiều ngỡ ngàng bởi mất mát. 

Thênh thang. Ông già thấy nếp nhà xốn xang, mấy chuyện này rồi cũng sẽ trở thành kỷ niệm khó quên. Nhắc chuyện anh em cùng nhau tạo thành kỷ niệm, ông già nhớ gian bếp của chiếc ghe chòng chành trên sóng nước của ấu thơ thuở nào. Bốn anh em bắt đầu chia nhau làm mấy món bánh, mứt của ngày Tết nơi góc bếp nghèo. Ông già nhỏ nhất ngồi chèo queo, lắng nghe và quan sát cách làm của mứt dừa được cắt, được rửa, được sên trên bếp củi than nồng; ấm cả một bầu ghe được mái lá chở che trước những giọt mưa rào. Hôm nay, mái lá không còn bởi chuyện đời mới đấy đã hơn ba chục năm; trôi qua ào ào như mưa rào tuôn trên lá dừa kết thành của hôm nao.

Thơm lừng. Bánh qua bàn tay mấy đứa nhóc tạo hình đủ thứ khi làm bánh con cua, lúc làm bánh chuối hay thích thú nhìn chiếc bánh pizza của mình làm đang bắt đầu vàng rực trong lò nướng đang tỏa nhiệt như thấp thêm sự đợi chờ của mấy đôi mắt thèm thuồng.

Ông già ngắm nhìn đám nhóc bắt đầu phân chia những chiếc bánh mình làm; để rồi tất cả vào miệng tan đi, trôi vào ruột trong mấy lời bình luận theo kiểu “già đời”: ngon quá lần sau cần phải thêm này, ít kia. Hân hoan. Từ trong ánh mắt trẻ, ông già thấy sự thích thú khi thưởng thức chiếc bánh có công sức bỏ vào; ông già định nói gì đó rồi chậc lưỡi bỏ qua vì giờ không phải là lúc chêm vào ba cái triết lý.

Ông già tự hỏi mình: không biết rồi mai đây những khoảnh khắc này có trở thành kỷ niệm?    


Thứ Sáu, 17 tháng 9, 2021

[Review Sách] Ba gã cùng thuyền - Jerome K. Jerome

Ba gã cùng thuyền (chưa kể con chó) - Jerome K.Jerome - Mira Tran
Đi du lịch tại chỗ, thậm chí là xuyên không! Nó chọn hình thức du lịch "tiết kiệm" này cho bản thân để du lịch bằng "ngôn từ" của những trang sách. Ba gã cùng thuyền là một trong những quyển sách mang nó đến vùng đất London của nước Anh rồi trở về thế kỹ 18 để ngắm nhìn cuộc sống ở nơi đây cùng ba gã bạn thân (chưa kể con chó) 
Sự hào nhoáng, thanh lịch và lố bịch của thành phần quý tộc hiện lên thông qua các câu chuyện kể lại của ba gã bạn thân trong quá trình lên kế hoạch cho một chuyến du hành trên sông Thames. 
Cuộc sống của con người ở nơi đây cũng phơi bày và mang đến những trãi nghiệm về sự hào nhoáng, vương giả và lố bịch đó như màng sương mờ che phũ quanh năm ở đất nước này. 
Jerome K. Jerome viết một câu chuyện; bản thân không biết có phải có phải là tiêu biểu cho một trong những cách viết của đương đại (thế kỷ 18) của văn học Anh hay không, khi ở đây tác phẩm được viết một cách nhẹ nhàng, hài hước ý nhị như thấy con người ta của thời đại này đến sự vui nhộn cũng tiết chế và thâm thúy; thay vì những thủ pháp kích thích sự tò mò hay đẩy lên cao trào cho các kết cấu của văn chương hiện đại. 
Nghệ thuật miêu tả được tác giả sử dụng nhiều nhất "Từ cánh âm u hai bên bờ, đoàn quân ma quái của Bóng đêm, những bóng xám lặng lẽ bò ra xua đuổi đạo quân tập hậu của ánh sáng lãng vãng, với đôi chân vô hình không gây tiếng động...Bóng đêm ngự trị trong tỉnh lặng" 
Mưa đỗ xuống với một sự dai dẳng lặng lẽ. Mọi thứ trên thuyền đều ẩm ướt và lạnh giá.

Nó chẳng hiểu sao khi đọc đến đoạn này lại nhớ đến Thạch Lâm cũng từng đặt ngòi bút viết miêu tả về bóng đêm ập xuống một góc nghèo, nơi hai đứa trẻ và đường tàu về đêm. Sinh ra và lớn lên đều dưới khói lửa của chiến tranh, nhưng sự cảm nhận để rồi miêu tả là khác nhau hoàn toàn của cả hai tác giả. Một Jerome có một sự miêu tả đâu đó thấy rõ sự chiến đấu nằm trong sự hiếu chiến của một đất nước đã từng có "mặt trời không bao giờ lặn"; rồi một Thạch Lam của thế kỹ 19 miêu tả bóng đêm ấy phảng phất một nổi buồn của số phận, chắc vì lẽ đó mà nó thích Thạch Lam như "dưới bóng hoàng lan" không bao giờ mất đi những hoa nắng cùng bóng râm mát lòng người xuyên không.  

Chủ Nhật, 12 tháng 9, 2021

[Review Sách] Tâm lý học tội phạm 1 & 2 - Stanton E Samenow

Sách - Tâm lý học tội phạm tập 1 | Shopee Việt Nam

Hai quyển sách là tập hợp 16 chương được chia đều cho tập một và tập hai của tiến sỉ tâm lý Stanton. E. Samenow chia sẻ về nghiên cứu của mình diễn giải một cách phổ thông về các nguyên dân dẫn đến hành vi phạm tội của các phạm nhân mà tiến sĩ đã nghiên cứu trong quá trình hành nghề của mình.

Sự tác động đến từ các môi trường mà tội phạm tiếp xúc có phải là nguyên nhân chính dẫn đến việc phạm tội hay không là câu hỏi đi xuyên suốt quá trình nghiên cứu của tác giả; từ môi trường giáo dục của gia đình, trường học, công việc,..hay thậm chí đi sâu vào suy nghĩ của tội phạm thông qua các buổi phỏng vấn, điều trị về vấn đề của ma túy, tình dục tác động ra sao. 

"Tội phạm không biện minh cho tội ác của họ "trước khi" thực hiện hành vi nào đó. Chúng hình thành mục tiêu, quyết định cách thức thực hiện, xem xét khả năng bị bắt và sau đó tấn công...Tội phạm mong đợi người khác hành xử theo cách chúng mong muốn" 

Tác giả cũng hướng đến giải pháp. 

"Thay vì học cách kiềm chế cơn giận, mục tiêu khi làm việc với những người như vầy là hướng tới việc "chấm dứt" cơn giận" 

Tác giả mở rộng nghiên cứu về cách thức và giải pháp để việc tội phạm chấm dứt hoàn toàn với may tuy, đến việc nhìn nhận về phản ảnh trạng thái tâm lý (tâm thần) ở trong môi trường mở rộng như nhà tù hay bệnh viện điều trị cho các bệnh nhân sử dụng để thoát tội. 

"Khi không đạt được thành công ngay lập tức, anh ta khẳng định bản thân bằng các hoạt động phạm tội có cảm giác đáng hài lòng hơn nhiều" bởi "hành vi là sản phẩm của tư duy" như chính là yếu tố cốt lõi để thay đổi kẻ phạm tội 

Từ nghiên cứu có thực nghiệm của bác sĩ Yochelson - với rất nhiều lời khuyên đưa ra cho các tội phạm trong một quá trình điều trị một cách dứt khoát không thỏa hiệp "khuyên người phạm tôi nên biết ơn những điều không theo ý muốn vì nó có thể giúp họ học cách đối phó với nghịch cảnh và được trang bị tốt hơn khi đối mặt với tình huống đó trong tương lai

Tôn giáo là nơi mang đến "những lời khuyên không nên lừa dối, giận dữ và kiêu ngạo" 


Thứ Năm, 2 tháng 9, 2021

Sài Gòn đặc biệt yêu thương! (2) Vét sạch nhe!

Vét sạch nhe! Sài Gòn nghe lúc quay lưng đi để tìm kiếm thêm mấy chuyện đặc biệt thương nhau, câu nói dặn dò mấy cha con ăn đến từng hạt cơm cuối cùng. Thật lòng thì mấy câu kêu gọi tiết kiệm này trước đây Sài Gòn ít nghe. 

Sài Gòn thấy đến cả mấy món ăn “quê” mà trước đây chẳng thấy nhiều người thiết tha, vụn vãi, bỏ dư cho mấy bận ăn nhiều...đâm ngán, hay vì có nhiều thứ ... ngon hơn; giờ bắt đầu lên ngôi trở lại, như kiểu đồ xưa thành cổ hiểm, người săn lùng thỏa mãn một đam mê...thèm thuồng. Tất cả gửi nhau, chia nhau mấy món “quê” tự làm hoặc hiếm hoi mua được chứ không còn là...để dành ăn.

Sài Gòn thích những gian bếp lúc lên lửa, như kiểu con người gọi làm cách mạng gì đó ở một thời kêu gọi thành bài hát “nổi lửa lên em”, có gì đó lớn lao chứ giờ nổi lửa Sài Gòn thấy mấy nhà như ấm áp hẳn lên xua đi không khí vốn dĩ đã lạnh lẽo bởi vắng tanh kéo dài sau những đêm dài chìm lặng.

Sài Gòn thích những gian bếp lúc lên lửa, nấu gì cũng được, miễn sao thấy bếp đỏ lửa thì thấy sự sống vẫn còn lúc bình minh hửng nắng như bài hát đang phát đi phát lại trên mấy bản tin thời sự “Sống như tia nắng mặt trời” vang lên mỗi ngày. 

Nói chuyện “miếng ăn khi đói”, Sài Gòn thấy người ở đây - trong căn hẻm nhỏ với hoa nắng đổ xuống sân chung mỗi ngày, gọi nhau gửi mấy ổ bánh mì, mấy hộp cơm cho mấy căn nhà đóng kín cửa… đôi khi chỉ là móc lên trên tay nắm cửa của mấy căn nhà đóng kín cửa. Mấy căn nhà đóng kín cửa có người bị nhiễm bệnh, có người nằm trong diện khó khăn. 


Thế rồi, người ở cạnh nhà người bị nhiễm gào khóc cho số phận...lo trước vì người ở cạnh và người ở nhà có người nhiễm bệnh quên đeo một chiếc khẩu trang trong lúc lấy đồ ăn được cho tặng miễn phí, tiếng gào thét dậy cả một khu xóm. 

Người nghe chua chát, buồn cho một phận có người nhà bị nhiễm, được đặt tên là F0 gì đó đang được đưa đi điều trị tại bệnh viện dã chiến cùng quận sau khi thở oxy tại nhà không mấy khả quan. Người nghe là ông cụ tóc bạc phơ chơ tấm thân gầy guộc sống đằng sau cửa đóng kín, đang đợi chờ người vợ đã đưa đi điều trị trở về trong hơi thở dài sau khi đáp lại lời: tôi có cố ý đâu, sao cô nói tôi ác rồi chửi tôi chi vậy! 

Chưa bước chưa ra khỏi căn hẻm nhỏ, Sài Gòn thấy cặp vợ chồng với ba đứa nhóc nhìn cảnh hàng xóm gào thét, cửa chưa kịp khép vì lo lắng mấy đứa trẻ nghe, thấy cảnh này trong ánh mắt ngỡ ngàng rồi hoang mang vì sự kỳ thị

Sài Gòn nghe mấy câu đó thấy xôn xao lòng! Sài Gòn nhớ họ từng gọi nhau là xóm giềng. Sài Gòn cũng từng nhớ mấy người cũng nói nhau: Không sao đâu! Bình tĩnh sống! 

Nói chuyện “tình làng nghĩa xóm”. Sài Gòn thấy chuyện nhạt đó cũng ít thôi! Sài Gòn thấy vẫn còn “mặn mà” lắm trong cách đối đãi nhau. 

Sài Gòn thấy cặp vợ chồng cũng bắt đầu chia rau cho mấy nhà ở gần; rau được người nhà ở quê gửi lên thì phải, nghe đâu tiền vận chuyển còn nhiều hơn cả tiền hàng từ miền Tây về thành phố, rồi từ bến xe được vận chuyển đến trước đầu hẻm nhỏ…

Nói chuyện “tình làng nghĩa xóm”, Sài Gòn như thấy chẳng ai dặn nhau nhưng thấy câu nói của ông bà cũng được mang ra trong lúc này theo kiểu “bánh ít đi thì bánh quy lại” 

Mấy người được tặng cũng gửi lại cặp vợ chồng mấy ổ bánh, đường, dầu...như có gì thì gửi đó,  với khẩu trang che kín, hơi sương của mấy giọt khử khuẩn bằng cồn phũ đầy trên những bịch đóng gói mấy món đồ gửi nhau của những con người suy nghĩ “tối lửa tắt đèn có nhau”. 


Nhìn đi nhìn lại, Sài Gòn thấy vậy cũng nguôi ngoai lòng, bởi chuyện dịch dã từ đâu đến chẳng biết, đâu ai muốn đâu, đừng để trong lòng rồi nói lòng vòng mấy câu làm tổn thương nhau.

 

Sài Gòn bước ra đầu hẻm, thấy mấy anh chàng mặc đồng phục màu xanh của rừng đang bắt đầu chia nhỏ những bó rau, không biết vì sao, không biết vì đâu họ bắt đầu tự làm mấy chuyện này. 

Từng nghe! Ông già trong căn nhà có ba đứa nhóc kể chuyện đồng nghiệp nhắn tin trên nhóm: Tưởng chỉ có trong truyền thuyết, xóm chị chạy ra xem, kêu chú bộ đội ơi. Chú bỏ đi rất nhanh. 

Nghe đâu! Chính quyền gì đó nói họ chống dịch như chống giặc; nên việc chống đói cũng nằm trong chiến dịch đó một phần...Họ đi chợ hộ! Ba cái chuyện chủ trương, đường lối; cũng nghe người được gọi thủ tướng nói “phường, xã trở thành pháo đài” rồi hỏi người được bí thư gì đó trả lời “phường, xã là...lô cốt” để rồi chấp nhận “không làm được rồi đứng sang một bên”. Nghẹn ngào. Sài Gòn thấy có mấy câu có gì đâu mà khó nhớ vậy! 

Giờ thấy! Mấy chú bộ đội nhìn đến tội khi xách mấy món đồ đi bộ vào trong mấy căn hẻm cách ly để gửi cho mấy nhà...đặt hộ. 

Sài Gòn thấy chú nhóc của mấy buổi cơm trưa vội dưới thềm hoa nắng phũ đầy của hôm nào bước vào giao hàng. Bận rộn thấy rõ về cuộc sống mưu sinh khi được cho trở lại giao hàng từ mấy “cuốc xe” thời công nghệ. Hai mẹ con không còn ngồi ăn dưới thềm nhà nhìn những hoa nắng phũ đầy, bởi giờ đây đang tập trung vào những “cuốc xe” giao hàng, đâu đó cũng chỉ là những chuyến hàng loanh quanh xóm, phường của một quận. 

Sài Gòn nghe tiếng trẻ con vang vọng ra tận đầu hẻm khi nhâm nhi từng miếng bánh mì ngọt mà miệng vẫn không ngơi nói: Ngon quá mẹ! 

Nắng rọi ở cuối trời! Sống như tia nắng mặt trời! Có người phụ nữ cười: Vét sạch nhe!


Thứ Tư, 1 tháng 9, 2021

[Review Sách] Trăm năm cô đơn - Gabriel Garcia Marquez

Trăm năm cô đơn- Tác giả: Gabriel García Márquez | Nhã Nam
Bản thân thường ngần ngại đọc những quyển sách đoạt giải Nobel bởi sức nặng của sự truyền tải mà tác giả gửi gắm với đa phần miêu tả các thời cuộc diễn ra. 
Đọc lại "trăm năm cô đơn" như xem lại một bức tranh được khắc trên hang động của những cư dân cổ xưa; ở quyển sách, nó thấy được quá trình hình thành tìm đến và lập làng Macondo (tưởng tượng của tác giả) của dòng họ Buendia qua 7 thế hệ; để họ sống rồi chiến đấu với thời cuộc bị giam cầm trong sự ..loạn luân.
Thời cuộc ở đây chính là thăng trầm của Úrsula Iguarán, người sống trên cả trăm năm mang một sự sợ hãi về việc sinh ra những đứa con có hình dạng của loài vật, để chứng kiến những đổi thay của làng, từ những đứa con, đứa cháu trong gia đình với ý thức hệ sản sinh khác nhau; đứa theo cách mạng, đứa ở hướng ngược lại trở thành người lãnh đạo làng độc tài, những đứa lạc lối chìm sâu trong dục vọng hoặc chỉ đơn thuần không biết bản thân mình phải làm gì hay sống ra sao. 
"Ursula chết vào một sáng sớm thứ năm lễ thánh. Lần cuối cùng mà người ta giúp cụ tính tuổi thọ, dựa vào những năm tháng của công ty chuối, để ước tính rằng cụ sẽ sống khoảng từ một trăm mười lắm đến một răm hai mươi hai lắm.."
Vẫn là trăm năm! Trăm năm của "ông già trăm tuổi" của một tác giả thời hiện đại với giọng văn trào phúng mang đến tính chất giải trí của người đọc thu hút hàng triệu độc giả, thì trăm năm của Gabriel Garcia Marquez đi theo hướng dai dứt của văn chương miêu tả hiện thực cuộc sống. 
"Thế giới chẳng còn gì nực cười hơn khi con người được ngồi ở toa khách còn văn chương phải nằm ở toa hàng"
Bản thân cứ tự đặt cho mình một câu hỏi như một lời nhắc nhở về cuộc sống như một trò chơi trốn tìm khi người tìm cứ nhẩm đến năm, mười, mười lăm...đời cạn, khi đã trốn quá lâu trong cái cuộc sống đời thường mà bản thân chưa tìm hiểu được hết, ít ra là bản thân mình muốn gì khi nhu cầu thay đổi liên tục và cuộc sống cơm, áo, gạo, tiền cuốn sâu trong trò chơi tìm trốn. 

[Nhật ký của cha] Merci, ông già & con chữ

  Ai rồi cũng phải lớn! Ông già nhận ra điều đó khi ngồi ly trà cúc còn ủ hơi nóng ở một đêm cuối hạ, lắng nghe thằng nhóc Merci nói bằn...