Chiến Phan

Chủ Nhật, 19 tháng 9, 2021

[Nhật ký của cha] Julie - Ba, Chơi, Chó và thế hệ hy vọng!



“Những thế hệ chịu đựng và chứng kiến nỗi đau là những thế hệ được chuẩn bị tốt nhất để nghênh chiến”
Tác giả Scott Galloway đưa ra nhận định trong quyển sách viết về thời kỳ hậu Corona khi bắt đầu đặt bối cảnh của số lượng người chết bởi dịch Covid-19 so với chiến tranh thế giới lần 1 và lần 2; để rồi đằng sau nhận định là sự hy vọng đặt vào tương lai, vào thế hệ trẻ.

Ông già ngó quanh; nhìn những đứa trẻ của mình...đang lớn lên từng ngày. Yêu thương. Ông già đặt vào trong ánh mắt khi ngắm cô nhóc bé bỏng nhất của căn nhà đang bất khuất trước sự yên tĩnh của việc giãn cách mang lại khi mọi người hạn chế ra đường bởi tiếng trò chuyện, tranh luận, tranh cãi, gào thét...cười đùa của hai ông anh. Riêng cô nhóc thì vẫn như “gìn giữ” cái đặc tính di truyền của hai ông anh về “chậm nói” cũng đã bắt đầu tham gia dần. 


Sài Gòn như bất lực trước tiếng ồn ào phát ra từ trong căn nhà mỗi sớm trời thức dậy, chỉ đến khi ba đứa trẻ bắt đầu đi vào thiêm thiếp ngủ say thì sự yên tĩnh kia mới trở lại, như sự tranh đấu bất khuất tạm dừng. 


Cô nhóc muốn nói nhiều hơn từ áp lực của “cộng đồng”, nơi cô nhóc sống, em và người thân đang đặt lên nhiều hy vọng về việc phát triển ngôn ngữ khi thấy rằng với bạn bè của cô nhóc - mấy đứa trẻ lên ba giờ đã ngân nga hát. Lặng im. Cô nhóc thả ảnh mắt mình lên bầu trời khơi trong những áng mây như đang ngừng trôi để lăng nghe hơi thở của cô nhóc đang bắt nhịp tiếng nói của ông già về việc: Đừng so sánh cô nhóc của ông già! Có gì đâu, cứ từ từ, chuyện không mới.


Sài Gòn như tạm quên sự bất khuất của ba đứa nhóc để lắng nghe hơi thở của đất trời chuẩn bị giã biệt hạ để đón thu về bằng những cơn mưa bất chợt đến rồi đi; ngày cũng như đêm. 


Cô nhóc trong mắt của ông già lớn lên trong những ngày giãn cách. Đó không còn là những thể hiện vui, buồn qua nụ cười to phá vỡ bất cứ không gian thiền định, trang nghiêm hay cả những giọt nước mắt rơi lã chã vì bị phạt ở một góc nhà. Ngạc nhiên, cô nhóc của ông già đã bắt đầu nói những từ đầu tiên.


Ba - Cô nhóc gọi ông già ở một đêm về lất phất những cơn gió mát ghé vào trong gian nhà. Chuyện trò. Em và hai đứa nhóc nói về mảnh trăng treo ở trên ô cửa không hay có tiếng thì thầm của cô nhóc vào tai của ông già ngọt lịm của một cái tên vừa gọi. Đâu đó, có bàn tay ôm ấp, vỗ về như cảm xúc ùa về đã đôi lần chạm, quên từ ông già với hai chú nhóc đã trôi qua, giờ được may mắn cảm nhận lại. Thiết tha.

Chơi, chơi, chơi chơi..! Cô nhóc lắc lư thân hình của mình trên chiếc ghế màu của bầu trời những ngày nắng hạ, tự do không bị mây phiêu bồng che khuất; đang lấy từng món đồ được đặt trên khung gỗ cạnh sào phơi chưa kịp lấp đầy những chậu cây nhỏ, chiếc đầm của cô nhóc đong đưa theo từng ấy nhịp chân. Ông già thả ánh mắt theo những lần lắc lư; tự dặn lòng không cắt ngang làm phiền. Vậy mà, ông già lại cất tiếng lập lại lời cô nhóc: Chơi, chơi, chơi...Cô nhóc nhìn ông già; bẽn lẽn, rồi ánh mắt quay lại với khung gỗ cạnh sào phơi, nói thì thầm điều gì đó khi ánh mắt liếc nhẹ về phía ông già. Ngô nghê.

Chó...CON CHÓA! Cô nhóc lên tông cao; giọng vang lấn lướt luôn giọng của hai thằng nhóc đang chơi trò chiến đấu ở xung quanh. Đó là lúc cô nhóc ngắm nhìn...hai chú heo con bằng đất nung. Hai chú heo con như được cô nhóc của mình đặt lại tên hoặc phân lại giống loài mà trước giờ cứ ngỡ đúng. Hai chú heo con theo trí nhớ của ông già thuộc về một cô bé sống lâu là em; đã theo chân em từ lúc độc thân cho đến khi về với ông già. Giờ, hai chú heo con mỗi người mỗi ngã dưới bàn tay của cô nhóc, tính từ ngày gọi lại đúng tên: chóa! 


Ai rồi cũng phải lớn! Cô nhóc của ông già lớn lên trong mùa giãn cách. Nghe em kể, cô giáo bắt đầu cũng nhớ nhung mấy cô, cậu học trò, từ mấy vòng tay ôm, từ mấy bận mớm cơm, từ mấy lần gợi từ, mớm chữ...Đủ thứ. Cô trò nhớ nhau, nói hoài không hết chuyện. Thương yêu. Một thế hệ ấp ôm.


Ngẫm chuyện ông già từng viết về những thế hệ 

https://chienphan.blogspot.com/2012/07/inh-nghia-ve-cac-he.html

    Thế hệ bùng nổ trẻ sơ sinh (1946 -1964) - Thế hệ bồi đắp và xây dựng như cách ông già dùng để miêu tả cho thế hệ của cha mẹ mình đã lớn lên dưới khói lửa chiến tranh, trưởng thành khi ngọn lửa bùng phát rồi thanh xuân đi mãi trong những tháng ngày tự do sau điêu tàn, tang hoang của những gì chiến tranh để lại. Họ bắt đầu dựng xây, tích lũy để lại gì đó cho con cháu mình gọi là “thế hệ mai sau” như có thể gọi là phôi thai. 

    Thế hệ X (1965 - 1980) - Thế hệ tiếp nối và triển khai những gì “để lại cho con cháu mai sau” của cha mẹ mình, (ông già tính luôn của những thế hệ sinh vào những năm đầu của 8X trong cách định nghĩa thế hệ này). Thế hệ không niếm trãi chiến tranh nhưng lớn lên từ nghèo khó, bắt đầu dựa trên nền “đề lại cho con cháu mai sau” để phát triển lên với cánh cửa mở rộng hơn cho một tầm nhìn thoáng hơn ở một thời “cửa mở” như định luật hình chuông của Guass được áp dụng vào kinh tế (triển khai rồi tăng trưởng). Phôi thai thành hình.

    Thế hệ Y (1981 - 1996) - Thế hệ tiếp quản và phát triển từ những gì đã triển khai. Thế hệ không còn nếm trải nhiều những đau thương mất mát của chiến tranh để lại hay sự nghèo khó từ một thời “cửa đóng then cài”, “ngăn sông cấm chợ”; thế hệ Gen Y - thế hệ thiên niên kỷ biết được rõ lợi thế của mình và mang khát khao chinh phục (tăng trưởng rồi phát triển). Thành hình lớn khôn.  

    Thế hệ Z (1997 - 2012) - Những đứa con của thế hệ X được thừa hưởng sự “bù đắp” từ cha mẹ hết mức như họ đang tự vỗ về mình cho những ký ức thiếu thốn xa xưa, mang về hiện tại bù đắp cho thế hệ tiếp theo của mình để rồi hình thành  Thế hệ hoa tuyết (Snowflake Generation) “dễ tổn thương và ít kiên cường hơn thế hệ trước” (Từ điển Collins). Ai đó đã định nghĩa về vòng đời bước vào giai đoạn suy thoái. Chu kỳ được lập lại với thế hệ Alpha!? 

  

Ông già nhấp ngụm nước ấm, ngắm nhìn mấy đứa trẻ, thấy bây giờ cũng mang theo hy vọng của giống Scott Galloway về một thế hệ chịu đựng và chứng kiến những nỗi đau sẽ lớn lên với khát khao, hoài bão mang đến sự sẻ chia chứ không chỉ dừng lại ở việc chứng minh bản thân mình là ai là đủ. 


Ông già tưởng tượng rồi những đứa trẻ của thế hệ này sẽ ngồi lại với nhau đan kết hoài bão, dệt khát khao giản đơn thành những mộng lớn cho một cuộc sống    


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

[Nhật ký của cha] Merci, ông già & con chữ

  Ai rồi cũng phải lớn! Ông già nhận ra điều đó khi ngồi ly trà cúc còn ủ hơi nóng ở một đêm cuối hạ, lắng nghe thằng nhóc Merci nói bằn...