Chiến Phan

Thứ Sáu, 17 tháng 9, 2021

[Review Sách] Ba gã cùng thuyền - Jerome K. Jerome

Ba gã cùng thuyền (chưa kể con chó) - Jerome K.Jerome - Mira Tran
Đi du lịch tại chỗ, thậm chí là xuyên không! Nó chọn hình thức du lịch "tiết kiệm" này cho bản thân để du lịch bằng "ngôn từ" của những trang sách. Ba gã cùng thuyền là một trong những quyển sách mang nó đến vùng đất London của nước Anh rồi trở về thế kỹ 18 để ngắm nhìn cuộc sống ở nơi đây cùng ba gã bạn thân (chưa kể con chó) 
Sự hào nhoáng, thanh lịch và lố bịch của thành phần quý tộc hiện lên thông qua các câu chuyện kể lại của ba gã bạn thân trong quá trình lên kế hoạch cho một chuyến du hành trên sông Thames. 
Cuộc sống của con người ở nơi đây cũng phơi bày và mang đến những trãi nghiệm về sự hào nhoáng, vương giả và lố bịch đó như màng sương mờ che phũ quanh năm ở đất nước này. 
Jerome K. Jerome viết một câu chuyện; bản thân không biết có phải có phải là tiêu biểu cho một trong những cách viết của đương đại (thế kỷ 18) của văn học Anh hay không, khi ở đây tác phẩm được viết một cách nhẹ nhàng, hài hước ý nhị như thấy con người ta của thời đại này đến sự vui nhộn cũng tiết chế và thâm thúy; thay vì những thủ pháp kích thích sự tò mò hay đẩy lên cao trào cho các kết cấu của văn chương hiện đại. 
Nghệ thuật miêu tả được tác giả sử dụng nhiều nhất "Từ cánh âm u hai bên bờ, đoàn quân ma quái của Bóng đêm, những bóng xám lặng lẽ bò ra xua đuổi đạo quân tập hậu của ánh sáng lãng vãng, với đôi chân vô hình không gây tiếng động...Bóng đêm ngự trị trong tỉnh lặng" 
Mưa đỗ xuống với một sự dai dẳng lặng lẽ. Mọi thứ trên thuyền đều ẩm ướt và lạnh giá.

Nó chẳng hiểu sao khi đọc đến đoạn này lại nhớ đến Thạch Lâm cũng từng đặt ngòi bút viết miêu tả về bóng đêm ập xuống một góc nghèo, nơi hai đứa trẻ và đường tàu về đêm. Sinh ra và lớn lên đều dưới khói lửa của chiến tranh, nhưng sự cảm nhận để rồi miêu tả là khác nhau hoàn toàn của cả hai tác giả. Một Jerome có một sự miêu tả đâu đó thấy rõ sự chiến đấu nằm trong sự hiếu chiến của một đất nước đã từng có "mặt trời không bao giờ lặn"; rồi một Thạch Lam của thế kỹ 19 miêu tả bóng đêm ấy phảng phất một nổi buồn của số phận, chắc vì lẽ đó mà nó thích Thạch Lam như "dưới bóng hoàng lan" không bao giờ mất đi những hoa nắng cùng bóng râm mát lòng người xuyên không.  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

[Nhật ký của cha] Merci, ông già & con chữ

  Ai rồi cũng phải lớn! Ông già nhận ra điều đó khi ngồi ly trà cúc còn ủ hơi nóng ở một đêm cuối hạ, lắng nghe thằng nhóc Merci nói bằn...