Bản thân thường ngần ngại đọc những quyển sách đoạt giải Nobel bởi sức nặng của sự truyền tải mà tác giả gửi gắm với đa phần miêu tả các thời cuộc diễn ra.
Đọc lại "trăm năm cô đơn" như xem lại một bức tranh được khắc trên hang động của những cư dân cổ xưa; ở quyển sách, nó thấy được quá trình hình thành tìm đến và lập làng Macondo (tưởng tượng của tác giả) của dòng họ Buendia qua 7 thế hệ; để họ sống rồi chiến đấu với thời cuộc bị giam cầm trong sự ..loạn luân.
Thời cuộc ở đây chính là thăng trầm của Úrsula Iguarán, người sống trên cả trăm năm mang một sự sợ hãi về việc sinh ra những đứa con có hình dạng của loài vật, để chứng kiến những đổi thay của làng, từ những đứa con, đứa cháu trong gia đình với ý thức hệ sản sinh khác nhau; đứa theo cách mạng, đứa ở hướng ngược lại trở thành người lãnh đạo làng độc tài, những đứa lạc lối chìm sâu trong dục vọng hoặc chỉ đơn thuần không biết bản thân mình phải làm gì hay sống ra sao.
"Ursula chết vào một sáng sớm thứ năm lễ thánh. Lần cuối cùng mà người ta giúp cụ tính tuổi thọ, dựa vào những năm tháng của công ty chuối, để ước tính rằng cụ sẽ sống khoảng từ một trăm mười lắm đến một răm hai mươi hai lắm.."
Vẫn là trăm năm! Trăm năm của "ông già trăm tuổi" của một tác giả thời hiện đại với giọng văn trào phúng mang đến tính chất giải trí của người đọc thu hút hàng triệu độc giả, thì trăm năm của Gabriel Garcia Marquez đi theo hướng dai dứt của văn chương miêu tả hiện thực cuộc sống.
"Thế giới chẳng còn gì nực cười hơn khi con người được ngồi ở toa khách còn văn chương phải nằm ở toa hàng"
Bản thân cứ tự đặt cho mình một câu hỏi như một lời nhắc nhở về cuộc sống như một trò chơi trốn tìm khi người tìm cứ nhẩm đến năm, mười, mười lăm...đời cạn, khi đã trốn quá lâu trong cái cuộc sống đời thường mà bản thân chưa tìm hiểu được hết, ít ra là bản thân mình muốn gì khi nhu cầu thay đổi liên tục và cuộc sống cơm, áo, gạo, tiền cuốn sâu trong trò chơi tìm trốn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét