Chiến Phan

Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2017

CHỢ (5) – Một tình yêu

photo 6_c3c98_zpsoafpkanf.jpg 
Đêm chờ năm mới, gia đình – ba thế hệ ngồi với nhau lại quanh phòng để nghe nó, anh & người tình ngồi đếm lại những con người gắn liều với chợ. Một đời. Thường thiếu.
Anh – người tất tả với cả cuộc đời mình ở những ngành nghề ngược xuôi, đường về bỏ xa con chợ cũ ngày xưa nhưng vẫn lang thang mấy con chợ gần anh, những ngày giáp Tết, để cho vơi đi một nỗi nhớ nhung mang tên tuổi thơ mình.
photo 17-TranhDat_zpsgs9qsrdi.jpg

Bà – người đàn bà mang trên mình căn bệnh lãng quên, cứ không ai canh chừng lại tông cửa ra ngoài chỉ miệt mài muốn tìm về con chợ xưa, nơi có những người bạn rao bán ở mấy phiên chợ cuối cùng.
Đâu hay, vài ba người bạn đó giờ đã ngừng tiếng rao mãi mãi. Đâu biết, dăm ba người bạn nọ, giờ chân tay chẳng còn chịu nghe lời, nước mắt chảy dài ở mỗi lần con cháu dắt dìu về chợ ở mấy ngày cuối năm.
Bà – người đan bà mang trên mình căn bệnh lãng quên. Lang thang. Nghêu ngao. Nghe tên người bạn cũ, có kẻ biết được dẫn về…nhà, không phải chốn chợ xưa. Thấp thỏm. Bà lại cứ ngóng không ai canh chừng để lại tông cửa ra đi. Bấy giờ cửa ngoài đã đeo ba ổ khóa làm cho nổi ngóng thêm dài thêm.
photo ce1baa3nh-he1bb8dp-che1bba3-e1bb9f-be1babfn-sc3b4ng_zpsmvmwxbaj.jpg

Người tình – người đàn bà vượt thất thập cổ lai hi, cứ thích ngồi lì ở chợ mặc cho ánh mắt thương lo của mọi người, chẳng hay với tình yêu ấy chẳng dễ gì bỏ buông. Một tình yêu gắn bỏ hơn nữa đời người.
Đêm chờ năm mới, gia đình – những người già ngồi đếm lại cho mấy đứa nhỏ thêm thấm một tình yêu sẽ không bao giờ thấy lại những con người của mấy phiên chợ cuối cùng, văng mùng ngủ sạp, sắp xếp dưa cà, sáng ra chiến đấu, trưa về tan trận, tính chuyện thắng thua, vài ba lời chửi, dăm tiếng cười khà, ra về đón Tết, vài ngày lại ra nơi yêu thương đó, người ta gọi …Chợ!
Chợ (4) – Người đi buôn hồn cũ
Chợ (3) – Nhân sinh như mộng
Chợ (2)
Chợ (1)



On the eve of the new year, the family—three generations—gathered around the room to listen to it. He and his lover sat recounting the people closely tied to the market. A lifetime. Often lacking.

He—the man who engraved his entire life in various professions, straying far from the old market of his youth but still wandering the nearby markets on the days leading to Tet, to ease the longing named after his childhood.

She—the woman carrying the burden of forgetfulness disease. Whenever no one was watching, she stubbornly wanted to return to the old market, where some friends used to announce their goods in the final market sessions. Unbeknownst to her, those few friends had now fallen silent forever. Little did she know that those few friends, now with limbs that no longer obeyed, shed tears every time their descendants led them to the market in the last days of the year.

She—the woman with the forgetfulness disease. Wandering. Dreaming. Hearing the name of an old friend, some knew the way back home, not to the old market. Restless. She kept staring, hoping no one would notice her intent to open the door. By now, the outer door had been locked with three additional locks, making the waiting even longer.

The lover—the woman who surpassed the age of seventy, loved sitting at the market despite the compassionate gazes of everyone. Unbothered by the loving eyes, that love was not easily abandoned. A love that stayed even beyond half a lifetime.

On the night waiting for the new year, the family—the elders—counted again for the little ones the deep love that would never see the return of those people from the last market sessions. Falling asleep on the makeshift beds, arranging pickled vegetables, going to battle in the morning, returning home for lunch, discussing victories and defeats, a few curses, some hearty laughs, celebrating Tet, and a few days later going to that beloved place, people call it... the Market!

Chủ Nhật, 22 tháng 1, 2017

Vạn vật bất biến!?

 photo ed3855289d914e263928b74e53779baf_1224327361.png 
Buôn Mê Thuột ở một ngày cuối năm nó đến, cái nắng bàng hoàng vì đông lạnh. Trốn tiệt. Chỉ còn những cơn gió lạnh bủa vây ở bên ngoài lớp kính. Showroom đã thay da đổi thịt, những vật dụng từ chất liệu laminate hay aluminum thay thế đa số cho các chất liệu gỗ - đại diện cho sự giàu có ở nơi đây, nó linh cảm ở đây có sự đổi thay không chỉ là hình dáng bên ngoài.
Thật ra, linh cảm đó đã xuất hiện trước khi nó trở lại khi thấy phần danh số vượt trội so với các năm về trước, các con số chưa bao giờ vượt hai chữ số trong suốt năm năm, những con số mang tính tượng trưng cho sự xã giao và giữ gìn mối quan hệ đối tác giữa hai bên phần nhiều.
Tròn trĩnh hai con số như cô gái ở tuổi đôi mươi đầy sức sống. Sự tò mò thôi thúc nó tìm hiểu điều gì đã đổi thay nơi đây, nơi bao năm gần như minh chứng cho sự bất biến đã bị lung lay, nơi gã đàn ông nó có dịp chuyện trò, lắng nghe những phàn nàn không ngớt trong đợt khủng hoảng của một năm trước.
 photo 82781350acbc0415afb_zpsbb2e7376.jpg
Sự đổi thay bắt đầu từ một cô bé gái. Linh cảm của người sales mách bảo cho nó điều đó. Nó không xa lạ gì em, cô bé đi ra từ bộ phận admin của ngày nào, giờ ngồi trước nó sự đanh thép, sắc sảo và cương nghị trong lời nói. Nó cảm nhận đâu đó áp lực từ những gì em đã trãi qua trong việc quyết tâm thay đổi chính sách từ bán hàng, nhân sự và phương thức tiếp thị chỉ để đi tìm một luồng gió mới năng động thay cho cái gió lạnh bao lần nó đến nơi đây. Từ từ.
Sự đổi thay từ trong chính sách thặt chặt sát sườn, vốn dĩ không hoàn toàn mới với các nơi khác ở đồng bằng, nhưng lại là mới đối với nơi miền núi trung du. Sức ép để đi tìm những khách hàng mới nhiều hơn khi không còn miệt mài khai thác khách hàng cũ của bao năm. Tàn tàn. Đời Sales bắt đầu được lên dây cót nơi đây.
Sự đổi thay bồi đắp bởi những kế hoạch tiếp thị bắt đầu lên trang giấy rồi triển khai ở những huyện ven thành. Nó tưởng tượng bóng dáng của cô gái nhỏ ôm trong mình nhiệt huyết để chứng minh trong cách làm thay cho lời nói, nó thấy thấp thoáng bóng dáng của đứa em gái ngày nào ở Đông Sài Gòn về lại đất Bình Dương với lòng nhiệt thành tương tự. Ngấm ngầm. Đời Sales bắt đầu nhận thức sự đổi thay nơi này trong phương thức bán.
Gió từ đồng bằng ùa lên trên phố núi. Sự năng động của những nhân tố mới được tôi luyện ở đồng bằng về đây chỉ để “áp dụng” như lời tâm sự của đứa nhóc nó không nhớ nổi tên đã từng tham gia một buổi chia sẻ ở trời Phú Mỹ Hưng trốn nắng tiễn nó ra xe. Đứa nhóc thú nhận nó không học nhiều chỉ áp dụng những điều đã học. Thử thách. Đời Sales bắt đầu cảm nhận được áp lực của cạnh tranh từ trong hàng ngũ của mình. 
Phần còn lại vẫn là chờ đợi bao kẻ đổi thay để thích nghi với sự thay đổi.

 photo 4931364167_6b723f60c5.jpg

Nó ngồi một góc trong căn nhà lớn toàn bằng gỗ, nhấm nháp ly café trong khi thằng nhóc trốn biệt chờ giờ về lại đất Sài Gòn để cảm nhận sự thay đổi như một lời phũ định cho vạn vật bất biến nơi đây. Nó vạch ra vài gạch đầu dòng cho những việc làm sắp tới dành riêng cho nơi đây, chẳng qua cũng chỉ là những ghi chú lại từ những sẻ chia của cô bé gái từ vị trí admin ngày nào đã bắt đầu tham gia vào mãng điều hành kinh doanh. Khác cũ. Ánh mắt và lời nói đánh thép, sắc sảo và cương nghị vẫn ám ảnh mãi không thôi.  

Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2017

Tâm thức người bán!

 photo 82781350ed2cfc8f5e9_zpse03fb6c3.jpg
Nha Trang ở những ngày cuối năm, nắng lắt lay xuống dọc con đường uốn lượn quanh biển để rồi trong căn phòng trốn nắng, nó nghe dòng chia sẻ về câu chuyện cuối năm từ bộ phận dịch vụ - những con người sống xa nhà đang mong muốn về quê để đón một mùa xuân sang trong lúc ngỗn ngang những dòng xe của khách hàng chờ được sửa sang đón cùng một mùa xuân. Có những sự bức bối hay thậm chí là bất chấp tất cả để về nhà mặc kệ ba cái hăm dọa phạt chẳng nề hà trong tâm trí người muốn đi.
Trong khoảnh khắc ấy, nó đặt dòng suy nghĩ cho thông tin vừa tiếp nhận: người bán cần làm gì?
Từ lâu, nó chia sẻ về việc người bán không chỉ riêng sản phẩm mà là cả dịch vụ đi kèm. Ở đây và lúc này, cái người mua cần là dịch vụ. Rõ ràng. Lý thuyết luôn đặt bên lề cuộc sống và công việc nếu không được áp dụng hay chứng minh. Mọi người nói với nhau về trách nhiệm phần nhiều. Mọi thứ đổi trao chỉ quanh đi quẩn lại ở mấy cái qui định mà chính do con người làm. Ở đây và lúc này, trách nhiệm là chưa đủ, nó chọn từ “tâm thức” để đặt vào ngữ cảnh.
 photo 5250709795_de6086501c_z.jpg

Tâm thức – vốn dĩ diễn giải cho ý thức về việc phục vụ khách hàng bằng cả con tim hướng về công ty. Sến sủa. Nó có thể được gọi là màu cờ sắc áo ở một phần nghĩa nào đấy. Nó liên đới đến sự tồn tại không chỉ của công ty mà là ở mỗi con người nằm trong đó. Rõ ràng. Mỗi người sẽ không có giá trị với công ty và công ty cũng sẽ không có giá trị nếu không có mọi người.
Anh kể về điều đó có phần tâm đắc. Câu chuyện được kể về cuộc nói chuyện giữa hai gã đàn ông, đặt lòng về tâm của người phục vụ, chúng ta ở đâu lúc khách hàng cần, chúng ta đi đâu để tìm khi lúc cần chúng ta đã bỏ rơi họ ở những ngày trong năm. Ví von vài ba ví dụ gán ghép cho vai trò của người bác sỹ ở trong những ngày này, bệnh nhân có chờ để họ đón trọn một mùa xuân!?
Nó cười trong lúc suy nghĩ vẫn bám đuổi ở ý sau: người lãnh đạo cần làm gì trong những lúc này!?
Ắt hẳn, trong câu chuyện đấy, không phải duy nhất tồn tại điều răn đe hay trừng phạt. Chắc chắn, trong câu chuyện đấy, điều tồn tại lại chính là việc khơi nguồn “tâm thức”. Có kẻ hành văn, có người hành động. Trong cái cách tìm kiếm sự khơi nguồn. Ở trên mũi tàu đó, những người lãnh đạo có những lúc lùi lại giữa con tàu, hạ mình xuống, ngồi nhâm nhi về thế thái nhân tình chỉ nhằm một mục đích để kẻ chung thuyền có lúc lắng mình lại giữa sóng trùng khơi đang vỗ, bỏ bớt mấy phần tôi ra khi đã mất quá nhiều ngày đặt mình trong suy nghĩ: “Tôi làm điều đó để được gì!”

(P/S: Nha Trang ngày về tốc ký ở một ngày cuối năm)    

Thứ Năm, 19 tháng 1, 2017

Ra đi hay trở về, anh vẫn theo em!

 photo 12391832_1016671735063742_7909296035900271623_n_zps7r7nyzjf.jpg 
Anh: Sài Gòn thay đổi nhiều quá em hả!? Gã đàn ông thả ánh mắt trong chiều nắng tan về phía bên bờ xa có những tòa nhà vừa mới mọc lên như một cung điện nguy nga màu trắng.
Em: Giờ phải gọi là thành phố Hồ Chí Minh đó anh à! Người phụ nữ huých nhẹ khủy tay vài người ông cùng nụ cười nhẹ cùng gió thổi lay lay làn nước như những đứa trẻ chạy tung tăng, lúc đó thiếu vắng những chuyến tàu chở người về phố biển, để lại dòng sông yên bình với những cánh chim bay giữa trời. Tự do.
Anh: Khác gì nhau em hả? Mỗi người có quyền giữ cái tên mình thích về mãnh đất này em ạ! Với anh, nó vẫn mang tên Sài Gòn dẫu rằng…khác đi ít nhiều! Gã đàn ông kéo ánh mắt về lại người phụ nữ với nụ cười nhẹ cùng cánh chim trời. Những chiếc xe bắt đầu hòa nhịp bằng tiếng xe và tiếng kèn ở một đoạn đường bắt đầu ấp ủ thêm nhiều người.
Em: Dạ! Rồi Đồng Khởi với Tự Do, Khởi Nghĩa với Công Lý, đến Quốc Tế lại ra Con Rùa. Mọi thứ đều đã thay đổi bắt đầu từ những cái tên! Nhưng đúng là vẫn còn đấy chẳng đi đâu dù người có về đâu! Người phụ nữ kéo nhẹ chiếc áo che lại vai gầy lúc tiếng chửi rủa vang lên ở đoạn đường bắt đầu giam giữ thêm nhiều người.
Em: Cám ơn anh! Người phụ nữ nhìn gã đàn ông mắt long lanh lúc người đàn ông lấy chiếc áo khoác vãi caro sọc xám đen, khoát lên đôi vai gầy, nắng tan lan một đoạn xuống dưới lòng sông khi mấy con sóng nhỏ lăn tăn gọi bờ.
Anh: Vì điều gì? Gã đàn ông hỏi trong ánh mắt ngơ ngác những đường kẻ thời gian trên vầng tráng như được hằn sâu hơn.
Em: Vì đã cùng em trở lại Sài Gòn! Người phụ nữ nở nụ cười với gương mặt dậm thêm phấn nắng tan lan dần trên đôi má đôi mắt chì thời gian kẻ dài ở mí sâu.
 photo 12391836_1016671971730385_8410335672411761643_n_zpssvtrw6kp.jpg
Đôi mắt ấy đã từng làm gã đàn ông của sáu mươi năm về trước say nắng ở một góc trời Tự Do.
Đôi mắt ấy đã từng ngân ngấn nước nói với gã đàn ông ở giữa lúc trời tan tác chim bay của những số phận bàng hoàng, hoang mang trước sự chọn lựa: Bỏ lại Sài gòn đi anh! Gã đàn ông lúc ấy thả khói bay ở một góc trời Tự Do.
Một chiều tan nắng cuối cùng.
Gã đàn ông đã từng nghĩ vậy về nơi gã đang đứng, nơi cất dấu quá nhiều kỷ niệm của một chuỗi thời gian đi qua. Từ một đứa nhóc chạy hoang trên mấy con đường len lõi giữa những màu da khác nhau, đến thằng nhóc ngổn ngang tâm trạng ở một thời ngập lá cờ bay với những tờ giấy rợp trời kêu gọi kháng chiến với đấu tranh cho dân tộc.
Những tưởng rằng mọi thứ đã rũ bỏ lại phía sau, ngày gã đàn ông quảy lên người đúng chiếc ba lô đến phương trời xa xăm ấy, bước sang trang mới của cuộc đời, gã đàn ông cũng đã có được hạnh phúc của đời mình. Một gia đình nhỏ với ba con, tất cả có thể gọi là thành đạt giữa đất trời Tây, ngất ngây trong lời khen, ghen tị chỉ có gã đàn ông thấy điều gì đó khang khác ở mỗi chiều ngồi trên chiếc ghê mây nhìn ra một khoảng sân vắng lặng bao quanh căn nhà gỗ, có gió chiều thoai đưa, rủ rỉ chỉ có tiếng lục đục phía bên trong nhà đang chuẩn bị những tách trà cho ông để ngồi cùng ngắm mây bay.
 photo 12390993_1016671451730437_1026788997125009966_n_zpsea5dhyiw.jpg
Một buổi chiều Xuân xa xứ ấy!
“Xa xứ” hai từ gần như chỉ tồn tại với gã đàn ông và người phụ nữ. Những đứa trẻ không thích xài tiếng mẹ đẻ vì với chúng đấy chẳng qua là ngôn ngữ của gã đàn ông trao đổi với người phụ nữ, có phần gì ép buộc thời thơ ấu để chúng làm quen. “Xa xứ” hai từ không tồn tại với những đứa nhóc đã lớn khôn trong những buổi về với gã đàn ông và người phụ nữ.
Những đứa nhóc nói với nhau bằng ngôn ngữ ở đất nước chúng lớn lên. Những đứa nhóc biết về nơi gã đàn ông và người phụ nữ lớn lên nằm ở đâu trên bản đồ qua những lời gã kể, các bức hình gã giữ gìn như tài sản của riêng mình cho đến khi thời đại mới bắt đầu, những tấm hình dễ dàng tìm thấy trên các diễn đàn hay vài cái click chuột sau dòng gõ tìm. Những đứa nhóc thôi nghe lời gã kể hay xem những bức hình gã gìn giữ như một tài sản đã hóa giá bằng không.
Những đứa nhóc đi với nhau đến những nơi gợi lại những ngày đau thương. Vài lần. Những đứa nhóc hòa vào dòng người đi trên mãnh đất “xứ xa” với băng rôn, cơ bay rợp đường và tự cho mình là những kẻ đau thương dù chưa một lần hình dung ra điều đó là như thế nào. Những đứa nhóc nói với nhau bằng ngôn ngữ ở đất nước chúng lớn lên về điều ấy. Lọt tai vài lời gì như chửi rủa và khinh khi, miệt thị!  Những đứa nhóc không còn nghe lời gã kể hay xem những bức hình gã gìn giữ như một tài sản không bao giờ mất giá.   
 photo 12366472_1016671988397050_7367462587978634012_n_zpseo2ufz4e.jpg 
Một buổi chiều Xuân xa xứ ấy!
Gã đàn ông thấy bóng chiều Xuân từ phía bên trong nhà bước ra với chiếc áo dài đã lâu rồi chưa gặp. Đôi vai gầy lộ dần ra với chiếc cổ thuyền đang khẻ run run vì vài làn gió xôn xao từ sân vườn chạy vào như mấy đứa nhóc rộn ràng khi thấy điều gì đó mới lần đầu. Có gì đó khác biệt trong căn nhà sàn gỗ ở đất trời ấy, gã đàn ông lật đật dìu người phụ nữ vào nhà sợ gió vô tình vùi dập thân hình mỏng manh ấy. Thân hình đang bắt đầu đón nhận những hành động vô thức như đứng bất động ở một góc nhà hay góc vườn cho đến khi gã đàn ông ấy gọi tên người phụ nữ.
Gã đàn ông lập tức lên mạng đăng ký vé một chiều. Nơi đến: Việt Nam. Gã đàn ông bỏ chiếc ba lô đã úa màu vào chiếc vali trong nụ cười mĩm của người phụ nữ sau vài giây suy nghĩ gã đàn ông bỏ lại trên bàn những bức hình gã gìn giữ như một tài sản vẹn nguyên.
 photo 12360084_1016671561730426_1647396414041267296_n_zpso2l4hcey.jpg 
Một chiều lan nắng Xuân sang!
Ở bên phải dãi lan can có người phụ nữ đang thả tro cốt theo gió bay trên dòng sông, gã đàn ông thấy gương mặt ấy khá quen, hình như về cùng trên một chuyến bay.
Ở bên trái dãi lan can có tiếng nhạc vang từ quán nước dọc bờ sông.
Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về
Mùa bình thường mùa vui nay đã về
Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên
Với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông…

 photo 10653567_1016671348397114_4330522159775622285_n_zpsoynj4u1j.jpg
Gã đàn ông ôm người phụ nữ vào lòng. Thì thầm. “Dù ra đi hay trở về. Anh vẫn theo em”
(Ảnh: Sưu Tầm)

Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2017

Thanh Xuân nơi nao hay Người tình không bao giờ phản bội?

 photo user1312501_pic1108771_1421321288_zps0zsvpqto.jpg
Ở một buổi cuối năm, nắng xuân về trên khắp nẻo người đi, có người con gái thường chắt chiu, nhặt nhạnh những khoảnh khắc của ngày để đêm về tỉ tê tâm sự như muốn gìn giữ một nếp thời gian, đã gửi nó những lời yêu nông nàn, không dành cho nó.
Trong câu chuyện kể ở mấy dòng nhắn tin viber, em – người con gái vẫn cho mình trẻ trung, dẫu rằng đã là mẹ của hai con. Một ngồi ôn luyện mấy phần “siu nhơn”, một nằm trong dạ để thấy bình yên vô bờ.
  photo user1312501_pic1108779_1421321329_zpsspnboutk.jpg
Nhớ thời được gọi trẻ trung, nó thấy người con gái đặt nụ cười ở những chốn đến đi, trong mấy khuôn hình bắt góc đẹp sang đến ngỡ ngàng cùng chúng bạn.
Nhớ thời được gọi trẻ trung, nó nghe người con gái đặt nụ cười ở mấy câu chuyện kể, cùng đám bạn không nhiều để gọi là thân, lan man tuổi trẻ về mấy chàng “hoàng tử” với “soái ca”
Giờ ở một đêm đông, nó thấy người con gái đặt nụ cười ở một cánh tay đưa, thằng ku bỏ vài phân đoạn của “siu nhơn”, nhào qua lộn lại để nâng niu một gương mặt mệt nhoài như người tình chọc ghẹo để tìm vui.
Giờ ở một đêm đông, nó thấy người con gái đặt nụ cười sau dòng tin nhắn ở vài câu nói trẻ: Mẹ bé bỏng của Ci! Thấy xuân về phơi phới, nắng vàng chiếu mênh mông, bớt phần thở than. Chắc người con gái đã quên câu hỏi: thanh xuân nơi nào? Khi con tim đã yêu nồng nàn, một mối tình khác, không còn mình nó.
 photo fkslbtg-e6122_zpsqdhiyfqa.jpg 
Nó gọi kẻ mang tình yêu đến bên em là người tình không bao giờ phản bội.
Nó lẩy kẻ mang tình yêu đến đã làm người phụ nữ chẳng thủy chung với mình.
 photo chi-con-noi-co-don-o-lai_zpsnywtxmxn.jpg 
Gió ru cơn mộng xuân.
Lúc người tình không bao giờ phản bội luôn ngồi lắng nghe em nói mặt dù lúc đấy màn hình còn mấy cảnh “siu nhơn’’.
Lúc người tình không bao giờ phản bội luôn cho em điều bất ngờ với những lời yêu thương nhuộm màu nhục dục: Cái mông của mẹ bé bỏng quá! Chẳng biết khi đó lúc lui cui tấn mùng, thằng nằm trong dạ, có mấy phần thiết tha hay manh nha ganh tỵ khi thấy nụ cười người nó đang yêu dành phần nhiều cho kẻ ngoài kia.

Lúc người tình không bao giờ phản bội luôn cho em những cử chỉ yêu thương bằng mấy nụ hôn bất ngờ. Không còn đôi má ửng hồng, nhưng trong giây phút ấy chắc là đã mê say. Một mối tình khác, không còn mình nó, lúc con tim nồng nàn, hạnh phúc chứa chan, chắc người con gái thấy xuân về phơi phới quên mất câu hỏi hôm nào: thanh xuân ở nơi nao!? 
(Ảnh: Sưu Tầm)

[Nhật ký của cha] Merci, ông già & con chữ

  Ai rồi cũng phải lớn! Ông già nhận ra điều đó khi ngồi ly trà cúc còn ủ hơi nóng ở một đêm cuối hạ, lắng nghe thằng nhóc Merci nói bằn...