Chiến Phan

Thứ Năm, 19 tháng 1, 2017

Ra đi hay trở về, anh vẫn theo em!

 photo 12391832_1016671735063742_7909296035900271623_n_zps7r7nyzjf.jpg 
Anh: Sài Gòn thay đổi nhiều quá em hả!? Gã đàn ông thả ánh mắt trong chiều nắng tan về phía bên bờ xa có những tòa nhà vừa mới mọc lên như một cung điện nguy nga màu trắng.
Em: Giờ phải gọi là thành phố Hồ Chí Minh đó anh à! Người phụ nữ huých nhẹ khủy tay vài người ông cùng nụ cười nhẹ cùng gió thổi lay lay làn nước như những đứa trẻ chạy tung tăng, lúc đó thiếu vắng những chuyến tàu chở người về phố biển, để lại dòng sông yên bình với những cánh chim bay giữa trời. Tự do.
Anh: Khác gì nhau em hả? Mỗi người có quyền giữ cái tên mình thích về mãnh đất này em ạ! Với anh, nó vẫn mang tên Sài Gòn dẫu rằng…khác đi ít nhiều! Gã đàn ông kéo ánh mắt về lại người phụ nữ với nụ cười nhẹ cùng cánh chim trời. Những chiếc xe bắt đầu hòa nhịp bằng tiếng xe và tiếng kèn ở một đoạn đường bắt đầu ấp ủ thêm nhiều người.
Em: Dạ! Rồi Đồng Khởi với Tự Do, Khởi Nghĩa với Công Lý, đến Quốc Tế lại ra Con Rùa. Mọi thứ đều đã thay đổi bắt đầu từ những cái tên! Nhưng đúng là vẫn còn đấy chẳng đi đâu dù người có về đâu! Người phụ nữ kéo nhẹ chiếc áo che lại vai gầy lúc tiếng chửi rủa vang lên ở đoạn đường bắt đầu giam giữ thêm nhiều người.
Em: Cám ơn anh! Người phụ nữ nhìn gã đàn ông mắt long lanh lúc người đàn ông lấy chiếc áo khoác vãi caro sọc xám đen, khoát lên đôi vai gầy, nắng tan lan một đoạn xuống dưới lòng sông khi mấy con sóng nhỏ lăn tăn gọi bờ.
Anh: Vì điều gì? Gã đàn ông hỏi trong ánh mắt ngơ ngác những đường kẻ thời gian trên vầng tráng như được hằn sâu hơn.
Em: Vì đã cùng em trở lại Sài Gòn! Người phụ nữ nở nụ cười với gương mặt dậm thêm phấn nắng tan lan dần trên đôi má đôi mắt chì thời gian kẻ dài ở mí sâu.
 photo 12391836_1016671971730385_8410335672411761643_n_zpssvtrw6kp.jpg
Đôi mắt ấy đã từng làm gã đàn ông của sáu mươi năm về trước say nắng ở một góc trời Tự Do.
Đôi mắt ấy đã từng ngân ngấn nước nói với gã đàn ông ở giữa lúc trời tan tác chim bay của những số phận bàng hoàng, hoang mang trước sự chọn lựa: Bỏ lại Sài gòn đi anh! Gã đàn ông lúc ấy thả khói bay ở một góc trời Tự Do.
Một chiều tan nắng cuối cùng.
Gã đàn ông đã từng nghĩ vậy về nơi gã đang đứng, nơi cất dấu quá nhiều kỷ niệm của một chuỗi thời gian đi qua. Từ một đứa nhóc chạy hoang trên mấy con đường len lõi giữa những màu da khác nhau, đến thằng nhóc ngổn ngang tâm trạng ở một thời ngập lá cờ bay với những tờ giấy rợp trời kêu gọi kháng chiến với đấu tranh cho dân tộc.
Những tưởng rằng mọi thứ đã rũ bỏ lại phía sau, ngày gã đàn ông quảy lên người đúng chiếc ba lô đến phương trời xa xăm ấy, bước sang trang mới của cuộc đời, gã đàn ông cũng đã có được hạnh phúc của đời mình. Một gia đình nhỏ với ba con, tất cả có thể gọi là thành đạt giữa đất trời Tây, ngất ngây trong lời khen, ghen tị chỉ có gã đàn ông thấy điều gì đó khang khác ở mỗi chiều ngồi trên chiếc ghê mây nhìn ra một khoảng sân vắng lặng bao quanh căn nhà gỗ, có gió chiều thoai đưa, rủ rỉ chỉ có tiếng lục đục phía bên trong nhà đang chuẩn bị những tách trà cho ông để ngồi cùng ngắm mây bay.
 photo 12390993_1016671451730437_1026788997125009966_n_zpsea5dhyiw.jpg
Một buổi chiều Xuân xa xứ ấy!
“Xa xứ” hai từ gần như chỉ tồn tại với gã đàn ông và người phụ nữ. Những đứa trẻ không thích xài tiếng mẹ đẻ vì với chúng đấy chẳng qua là ngôn ngữ của gã đàn ông trao đổi với người phụ nữ, có phần gì ép buộc thời thơ ấu để chúng làm quen. “Xa xứ” hai từ không tồn tại với những đứa nhóc đã lớn khôn trong những buổi về với gã đàn ông và người phụ nữ.
Những đứa nhóc nói với nhau bằng ngôn ngữ ở đất nước chúng lớn lên. Những đứa nhóc biết về nơi gã đàn ông và người phụ nữ lớn lên nằm ở đâu trên bản đồ qua những lời gã kể, các bức hình gã giữ gìn như tài sản của riêng mình cho đến khi thời đại mới bắt đầu, những tấm hình dễ dàng tìm thấy trên các diễn đàn hay vài cái click chuột sau dòng gõ tìm. Những đứa nhóc thôi nghe lời gã kể hay xem những bức hình gã gìn giữ như một tài sản đã hóa giá bằng không.
Những đứa nhóc đi với nhau đến những nơi gợi lại những ngày đau thương. Vài lần. Những đứa nhóc hòa vào dòng người đi trên mãnh đất “xứ xa” với băng rôn, cơ bay rợp đường và tự cho mình là những kẻ đau thương dù chưa một lần hình dung ra điều đó là như thế nào. Những đứa nhóc nói với nhau bằng ngôn ngữ ở đất nước chúng lớn lên về điều ấy. Lọt tai vài lời gì như chửi rủa và khinh khi, miệt thị!  Những đứa nhóc không còn nghe lời gã kể hay xem những bức hình gã gìn giữ như một tài sản không bao giờ mất giá.   
 photo 12366472_1016671988397050_7367462587978634012_n_zpseo2ufz4e.jpg 
Một buổi chiều Xuân xa xứ ấy!
Gã đàn ông thấy bóng chiều Xuân từ phía bên trong nhà bước ra với chiếc áo dài đã lâu rồi chưa gặp. Đôi vai gầy lộ dần ra với chiếc cổ thuyền đang khẻ run run vì vài làn gió xôn xao từ sân vườn chạy vào như mấy đứa nhóc rộn ràng khi thấy điều gì đó mới lần đầu. Có gì đó khác biệt trong căn nhà sàn gỗ ở đất trời ấy, gã đàn ông lật đật dìu người phụ nữ vào nhà sợ gió vô tình vùi dập thân hình mỏng manh ấy. Thân hình đang bắt đầu đón nhận những hành động vô thức như đứng bất động ở một góc nhà hay góc vườn cho đến khi gã đàn ông ấy gọi tên người phụ nữ.
Gã đàn ông lập tức lên mạng đăng ký vé một chiều. Nơi đến: Việt Nam. Gã đàn ông bỏ chiếc ba lô đã úa màu vào chiếc vali trong nụ cười mĩm của người phụ nữ sau vài giây suy nghĩ gã đàn ông bỏ lại trên bàn những bức hình gã gìn giữ như một tài sản vẹn nguyên.
 photo 12360084_1016671561730426_1647396414041267296_n_zpso2l4hcey.jpg 
Một chiều lan nắng Xuân sang!
Ở bên phải dãi lan can có người phụ nữ đang thả tro cốt theo gió bay trên dòng sông, gã đàn ông thấy gương mặt ấy khá quen, hình như về cùng trên một chuyến bay.
Ở bên trái dãi lan can có tiếng nhạc vang từ quán nước dọc bờ sông.
Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về
Mùa bình thường mùa vui nay đã về
Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên
Với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông…

 photo 10653567_1016671348397114_4330522159775622285_n_zpsoynj4u1j.jpg
Gã đàn ông ôm người phụ nữ vào lòng. Thì thầm. “Dù ra đi hay trở về. Anh vẫn theo em”
(Ảnh: Sưu Tầm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

[Nhật ký của cha] Merci, ông già & con chữ

  Ai rồi cũng phải lớn! Ông già nhận ra điều đó khi ngồi ly trà cúc còn ủ hơi nóng ở một đêm cuối hạ, lắng nghe thằng nhóc Merci nói bằn...