Chiến Phan

Thứ Ba, 2 tháng 10, 2012

ĐỜI CẠN


Chương 1
Đời có bao năm? Nhẫm đếm năm, mười, mười lăm…chỉ được vài lần. Đời cạn.
Photobucket
Lướt thướt đi trên con đường cỏ ướt hơi sương. Con đường mòn trở về làng vẫn như thế. Không gì thay đổi qua bao năm tháng, kể từ ngày nó ra đi, ra đi từ lúc ngạo đời. Ngông nghênh. Mái đầu lúc ấy vẫn còn xanh, áo trắng mõng manh còn vương mùi bùn thương nhớ. Giờ trở về mùi đã mất tăm chỉ còn thoảng một mùi nước hoa xa lạ.
Nó ngồi lại trên con đê già, nghe tiếng nước róc rách len lén chãy vào những thửa ruộng đang trổ bông đầy đồng. Một mùa lúa ngậm sữa, với tay hái vài bông lúa bỏ vào miệng ngậm thấy chất bột dần tan ra từng giọt. Nồng nàn. Chả hiểu nước từ đâu túa ra từ khóe mi không dừng lại.
Photobucket
Một thời. Trong hai con mắt.
Không thấy ai ngoài bà ngoại nó, long nhong mắt hí trên mãnh đất nghèo. Sáng chợ, trưa đồng, chiều sông, tối nhà.
Photobucket
Sáng nào nó cũng theo bà ngoại ra chợ từ thuở lên năm. Bà cháu thức dậy đi từ lúc ông mặt trời còn nằm lười trong tấm chăn đêm. Tranh thủ hái, bán vài bó rau, dăm trái dưa, cà từ mãnh vườn con còn sót lại sau khi dành cho lúa giống phần nhiều. Thoai thoãi đưa, mắt hí sáng ngời ngời quen chợ. Ai cũng thương. Thương thằng nhỏ không còn cha, mẹ. Không còn theo ý nghĩa của bỏ đi đến một nơi nào đó, miễn là thoát khỏi cái mãnh đất nghèo.
Ba nó. Ra đi từ một ngày nắng cháy giữa đồng, quãy gánh đi sau một điếu thuốc tàn. Mẹ nó. Ra đi từ một đêm gió lặng phía sau vườn, áo rách bươm, sau năm ngày mòn mõi tìm kiếm dưới nắng cháy giữa đồng, cuốn đồ đi tìm một điếu thuốc tàn. Ngỡ ngàng. Hai mái đầu lơ thơ tóc trắng nhìn thằng nhỏ. Nghẹn ngào. Tiếng khóc trẻ thơ trong chiều bơ vơ.
Photobucket
Trưa ra đồng long nhong trên những con đê già qua bao năm oằn lưng đi lồi lõm vì mưa nắng, cứ đấp lên chỗ này lại lõm xuống chỗ kia, mặt chãy xệ xuống hai bên. Nó thích đạp lên lưng đê già, chạy nhảy suốt những áng trưa thiếu thời. Điểm cuối là mô đất cỏ mọc đã xanh, bà ngoại nói ông ngoại nằm đấy giữ đồng những lúc không có ai.
Ngoại nó không thích nhai trầu, chỉ móm mém răng úa vàng thả khói thuốc bay, thi thoảng trong hơi thở lại có hơi cay nồng, lắm lúc có nước ứa ra từ khóe mắt khi nhìn nó. Nó hỏi, ngoại nói vì khói thuốc cay.
Rũi đời, ai tạc hình nó mà gắn lên người khuôn mặt, đôi môi mẹ, sóng mũi và vầng tráng của cha. Ngoại nó cứ thẩn thờ mỗi khi nhìn gương mặt nó rồi thả khói thuốc bay. Thuốc tàn ngoại giữ lại đầu lọc trong chiếc lọ bên mình. Không biết làm gì. Nó hay lượn lờ ngồi quanh ngoại để ngửi mùi cay nồng, mở sách ra đọc bài vần, thấy ngoại ngoái nhìn cười, nó thích chí lại đọc to hơn. Tiếng vang vang giữa đồng “ công cha, nghĩa mẹ “. Ngoại ngồi dựa gốc cây, mỗi khi nó long nhong trên cánh đồng ngập lúa. Lưng phơi giữa trời, sơn lên da màu nắng ram rám. Lớp mười nhổ giò, ưởng người lớn lên như Thánh Gióng, vậy mà cứ thích ngồi quanh để ngửi mùi cay nồng kèm tiếng ho sặc sụa. Một mùi hương đâu đó thoảng qua bay phấp phới nơi đầu mũi không tan.
Chiều về chiến đấu cùng bọn nhóc trên những nhánh sông. Phơi mình,ngụp lặn. Lờ đặt rảo quanh, tìm một mẻ cá kho thơm nồng nơi cháy bếp. Ngoại nó nấu thiệt tài, cá lớn cá nhỏ lên bếp đều thơm nồng ngập cả một khúc sông. Khúc sông ôm người nó, mỗi lúc một dôi ra, lớn phổng sau những lần nước lên, lũ kéo về mõi mòn một chiều quê. Chờ đợi. Khói thuốc nào trở lại có đôi, nó bảo ngoại đừng chờ, nó không còn thẩn thờ hỏi cha, mẹ nó đâu mỗi lần đấm, đá với lũ nhóc cùng xóm.
Nó nói nội: nó chả cần cha, mẹ. Giữ lại lòng lời nói: chỉ cần ngoại thôi. Nó ngông nghênh trên con đê già. Bỏ học. Đi ra thị xã làm thêm kiếm tiền mặc kệ ngoại can ngăn. Nói, khuyên, khóc, chữi trong cơn ho vương mùi cay nồng đứt quãng. Nó biết ngoại đã già. Thửa ruộng tàn và mãnh vườn con không còn chống chọi được nữa với cơn đói và bệnh tật. Nghe mấy thằng bỏ học, đi làm công sống cũng khá hơn ôm mãi miếng đất nghèo. Đời chưa thay đổi nhưng cũng bớt đi nhọc nhằng dẫu rằng là kiếp sống nhọc lòng khi nó lỡ yêu sách vỡ.
Ngày nó đi, ngoại ngồi dựa gốc cây, thả khói bay, nó nói gì mặc kệ. Sách vở ngoại để kế bên, nói nó đi khuất dạng là tao đốt liền. Ngoại không biết trong cuốn sách dấu đâu đó bức thư tình vừa viết. Ngô nghê. Nhỏ hàng xóm cứ đong đưa nhìn nó chơi đùa trên những khúc sông, mặt đỏ au mỗi lần nó lặn chổng mông trần trêu ghẹo. Giờ nó đã ra dáng một gã đàn ông trong thân thể mười tám, chỉ có đầu óc mỏng manh như hạt lúa, bên trong chỉ chứa hạt lúa đang tỏa hương yêu ngào ngạt.
Photobucket
Tối nằm lấy hơi ấm lòng ngoại, vẫn còn giận nó quay mặt vào trong, người run lên đứt quãng khi nén từng cơn ho. Ngoài vườn vẫn còn nghe những lời ca không bao giờ hiểu. Từ là từ phu tướng,
Bảo kiếm sắc phong lên đàng.
Vào ra luống trông tin chàng.
Năm canh mơ màng.
Em luống trông tin chàng,
Ôi gan vàng quặn đau.
Khàn đặc. Giọng ông chín bên nhà cứ qua nhà ngoại, ngồi ngoài hiên nhà mỗi lúc đêm về, hát một câu vọng cổ, không hiểu sao nghe lần nào ngoại cũng nói não lòng. Nó cứ quay về mỗi lúc nhớ quê, nhớ ngoại dẫu rằng chẳng cách bao xa. Thị xã về nhà chỉ chừng vài tiếng. Mỗi lần về mỗi lần thấy cách xa.
Những con người trẻ miệt mài với những đam mê không bao giờ cạn, vật chất xếp hàng ngang đến vô tận. Nó cũng đi theo tiếng gọi của những gì mới mẻ, bạn bè tụ tập mỗi đêm khi phố thị lên đèn. Những chiếc áo nhàu nhĩ được thay bằng những chiếc áo mới vẫn hợp thời cho những bia rượu về khuya. Rộn ràng. Tiếng cười nói gái, trai. Thời gian như bất tận cho hương vị giữa đêm bay lên. Nặng mùi. Cay nồng trên đôi môi nó, không biết vì sao lại không giống mùi cay nồng trên người ngoại nó, hình như thiếu chút mằn mặn của nước mắt. Chấp chới trở về. Tìm lại mùi cay nồng khi chăn đêm vừa đắp lên mãnh trăng khuya.
( Ảnh: sưu tầm )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

[Nhật ký của cha] Merci, ông già & con chữ

  Ai rồi cũng phải lớn! Ông già nhận ra điều đó khi ngồi ly trà cúc còn ủ hơi nóng ở một đêm cuối hạ, lắng nghe thằng nhóc Merci nói bằn...