Sài Gòn trưa của những tia nắng rù rì như chưa thức, những cơn gió se lạnh như một dấu hiệu báo mùa đông sắp về. Trong một góc nhỏ của Sài thành, căn phòng vận hành giản dị chỉ còn ánh sáng mờ nhạt từ vài bóng đèn. Một sân khấu dã chiến được dựng lên giữa không gian ấy, không phông nền xa hoa, không ánh sáng rực rỡ. Chỉ có hai chiếc ghế, đặt đối diện nhau.
Đám trẻ Gen Z đầy nhiệt huyết, những người đã tự tay tạo nên buổi talkshow “Mở Lòng,” đang bận rộn hoàn thiện những khâu chuẩn bị cuối cùng. Không gian nhỏ, khát vọng to. Sáng tạo là cả một bầu trời
…
Khán phòng dần đầy lên, bầu không khí vẫn giữ sự tĩnh lặng. Lần đầu tiên. Một cô gái trẻ, cựu sinh viên trường Đại học Bách Khoa, bước lên sân khấu. Với mái tóc ngắn năng động, ánh mắt đầy tự tin, cô đặt câu hỏi mở màn:
"Làm thế nào để học cách mở lòng khi mọi thứ xung quanh mình đều là áp lực?"
Không gian buổi talkshow được chuẩn bị một cách tối giản. Những ánh đèn được tắt bớt, để mọi sự tập trung đều dồn vào sân khấu. Sự đơn sơ ấy không phải là ngẫu nhiên, mà là ý đồ của những người tổ chức. Đám trẻ muốn tạo ra một bầu không khí thân mật, gần gũi, để mỗi người tham gia đều cảm nhận được rằng, trong thế giới phức tạp này, đôi khi sự giản dị lại là sức mạnh lớn nhất.
Chủ đề “Mở Lòng” không chỉ đơn thuần là một chủ đề của buổi talkshow. Đó còn là bài tập mà bản thân đã giao cho nhóm trẻ từ trước. Nó tập hợp thành viên của nhóm đều đến từ bảy trường đại học khác nhau. Đám trẻ không chỉ phải hợp tác để tổ chức sự kiện, khi lựa chọn hình thức là talkshow,sau khi tìm ra cách giải nghĩa cho cụm từ “mở lòng”
Nó được lựa chọn là người mở màn đầu của chuổi talkshow. Tự tình. Dè dặt tới lụi. Nó cứ tự hỏi với lòng mình là có nên can thiệp và đưa ra lời giải đáp, hay để nhóm trẻ tự tìm ra ý nghĩa của hai từ đơn giản mà sâu sắc ấy? Tuần này qua tuần khác, các bạn trẻ vật lộn với những ý tưởng, những câu chuyện, và những tranh cãi không hồi kết. Nó nhận ra rằng, đôi khi, việc không nói gì lại là cách để họ tự mình trưởng thành.
…
Sau nhiều ngày đắn đo, nó quyết định cung cấp cho nhóm trẻ một định nghĩa:
"Theo như anh học được: Mở lòng là chấp nhận tất cả."
Câu nói ấy không chỉ đơn thuần là một câu trả lời, mà là ánh sáng dẫn đường cho cả đội. Những mảnh ghép bắt đầu được kết nối, và mọi người dần hiểu rằng “mở lòng” không chỉ dành cho người khác, mà còn là hành động dành cho chính mình.
Câu chuyện này, với nó, không bắt đầu từ buổi talkshow. Nó đã bắt đầu từ một cuộc trò chuyện với người anh đồng nghiệp cũ; người đã được nó giới thiệu đến với đám trẻ cùng với chị là một trong hai người đã ảnh hưởng đến cách tư duy và quan điểm sống, sau khi cả hai đến thăm một người bạn từng làm việc tại tài chính Toyota. Vừa ngồi xuống, Người anh hỏi nó một câu khiến suy nghĩ mãi:
"Thế mọi người đi làm mỗi ngày vì điều gì?"
Nó cười, trả lời tự tin: "Để có sự thoải mái và thu nhập ổn định."
Nhưng người anh chỉ mỉm cười, gật gù: "Thế thì Phức tạp nhỉ” Có vẻ như sự thoải mái không đơn giản là thứ giúp mình tìm ra ý nghĩa cuộc sống.
Lời nhận xét ấy, dù ngắn gọn, nhưng đã thay đổi cách nó nhìn nhận mọi thứ.
…
Trở lại căn phòng của buổi talkshow.
Để phá vỡ những giây phút im lặng và hồ nghi của khán giả, nhóm trẻ chuẩn bị rất nhiều câu hỏi dự phòng. Họ không để buổi talkshow rơi vào sự lúng túng, nhưng họ cũng không ngờ rằng chính những câu hỏi từ khán giả lại làm nên điều bất ngờ lớn nhất.
Buổi talkshow kết thúc với hàng loạt câu hỏi từ khán giả. Họ không chỉ hỏi về cách mở lòng, mà còn về cách đối mặt với áp lực, sự khác biệt và cả những giấc mơ chưa thành. Những câu hỏi, những chia sẻ ấy giống như một dòng suối mát lành, xóa tan sự nghi ngờ và mang lại một bầu không khí tràn đầy năng lượng.
Buổi trưa khép lại. Nó ngồi lại trong căn phòng trống, nhìn ngắm tấm ảnh tự chụp bên trongđầu mình. AnNó muốn gửi đi một dòng tin nhắn:
"Chủ đề đã từng thảo luận đây anh"
Rồi xóa tin đi. Ngoài kia, Sài Gòn chuẩn bị sang Đông. Lòng nó như thể rộng hơn.
***
Saigon at noon, bathed in languid sunlight that seemed not yet awake, with chilly breezes hinting at the arrival of winter. In a quiet corner of the city, a modest room was dimly lit by a few scattered lights. In the center of the space stood a makeshift stage, unadorned by luxurious backdrops or dazzling lights. Just two chairs were placed facing each other.
A group of enthusiastic Gen Z youth, who had single-handedly brought the talk show “Opening Up” to life, were busy finalizing the event's last details. Though the space was small, their aspirations were vast, brimming with creativity that seemed limitless.
The audience slowly filled the room, yet the atmosphere retained a serene stillness. For the first time, a young woman—a former student of the Polytechnic University—stepped onto the stage. With short, energetic hair and eyes brimming with confidence, she posed the opening question:
"How do we learn to open up when everything around us feels like pressure?"
The setting of the talk show was deliberately minimalist. Most lights were dimmed so the audience’s attention could center solely on the stage. This simplicity wasn’t accidental; it was a deliberate choice by the organizers, who sought to foster an intimate and close-knit ambiance. They wanted everyone present to feel that in this complex world, simplicity could be the most potent strength.
“Opening Up” wasn’t just the theme of the talk show; it was a challenge. The organizer had previously assigned it as a task to the youth group. The team members—hailing from seven different universities—had to not only collaborate to organize the event but also wrestle with defining the term "opening up." The young woman, who had been chosen to kick off the event, found herself grappling with a deeper question: Should she step in to guide the group with her own answers, or let them discover the profound meaning of these two simple words on their own?
Week after week, the group struggled with ideas, stories, and endless debates. She realized that sometimes, silence could be the most powerful tool for growth.
After much contemplation, she finally decided to offer the group a definition:
"Opening up means embracing everything."
The words were not merely an answer but a guiding light for the team. Slowly, the pieces began to come together, and everyone started to understand that “opening up” wasn’t just about others; it was also an action directed at oneself.
For her, this story didn’t start at the talk show. It began with a conversation with an old colleague—a mentor she deeply respected—whom she had introduced to the youth group as one of the two people who had profoundly shaped her perspectives and way of thinking. During a visit to a former coworker at Toyota Finance, this mentor had asked her a question that lingered in her mind:
"So, why do people show up to work every day?"
She smiled confidently and replied, "For comfort and stable income."
But the mentor merely nodded, smiling faintly, "That’s complicated. It seems comfort isn’t the thing that helps us find meaning in life."
Though brief, that remark profoundly shifted how she viewed the world.
Back in the room for the talk show…
To avoid awkward silences or skeptical stares from the audience, the youth team prepared a list of backup questions. They ensured the event wouldn’t lose momentum. Yet, they hadn’t anticipated that the audience’s own questions would be the most surprising and enlightening part of the evening.
The talk show concluded with a flood of questions from attendees. They inquired not only about opening up but also about dealing with pressure, embracing differences, and pursuing unfulfilled dreams. These questions and the stories shared became like a refreshing stream, dissolving doubts and filling the room with vibrant energy.
The afternoon drew to a close.
She sat in the now-empty room, reflecting on the event and gazing at a mental image of the moment that had just passed. She considered sending a text to her mentor:
"Here’s the theme we once discussed."
But then, she deleted it. Outside, Saigon prepared for winter, and inside her, she felt her heart expand.
https://doisales.com.vn/index.php/2024/12/09/pts-talkshow-mo-long-opening-up-talk-show/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét