“Về lại trường xưa với bao kỷ niệm.
Bóng dáng cô thầy vấn vương không rời
Một thời tuổi thơ trôi theo cánh phượng”
Sến sủa. Lời hát của những cô gái Mắt Ngọc cùng thời chạy ngang đầu ông già nay khi chiếc xe honda gắn bó với mình một thời phổ thông đang dừng lại trước ngôi trường cũ.
Trường Trung học Phổ thông Thành phố Cao Lãnh. Tồn tại chỉ còn là ký ức, đến tên của trường cũng chẳng còn, một nơi từng in sâu trong ký ức, giờ đây hiện lên như một bức tranh nhạt nhòa giữa những đổi thay.
Ba mươi năm trôi qua, ông già quay lại nơi đã lưu giữ tất cả ký ức của một thời học sinh. Ngôi trường, nơi thằng nhóc hòa vào dòng cô cậu học trò, mờ nhạt như thể mây trời cứ hết trắng lại đen, hết dừng lại trôi, như thể dòng sông cứ lên lại xuống trong đám bạn bè “nổi danh như cồn”. Một thằng nhóc nhàn nhạt trong đám “cô, cậu” nổi đình đám về gia thế và thành tích “nổi loạn” của trường.
Dĩ vãng chưa nhạt nhòa. Những bức tường cao trên hai mét bao quanh, chứng kiến một thằng nhóc “leo rào” theo năm tháng học hành, dấu chân in lên rồi mờ dần bởi những bước chân khác bước qua hay đợt lũ tràn về. Thầy trò bì bòm trên những chiếc cầu “dã chiến”, từ bàn ghế tạo thành cầu bắt ngang các dãy lớp.
Khuôn viên trường với bốn mặt tiền hiện ra, nằm nép mình bên con đường Nguyễn Huệ – con đường lớn nhất thành phố Cao Lãnh. Đây từng là nơi rộn ràng tiếng xe đạp, nơi những tà áo trắng tung bay trong gió chiều. Lũ chúng tôi - đám học trò “nổi loạn” được gom về một lớp …”để trị”, nghịch đùa tà áo theo những cách khác nhau theo kiểu “nhất quỷ, nhì ma” từ cột đơn, cột đôi đủ trò.
Chợt. Nhớ có đám bạn cũ rũ nhau về chụp những tấm hình kỷ niệm. Chẳng biết lời hẹn đó có kịp thực hiện không?
Ngôi trường này, giờ đây, không chỉ còn là kỷ niệm. Nó đã trở thành một "mảnh đất vàng", nhà đầu tư bất động sản khó tính nhất ắt hẳn cũng phải “động lòng” trước mãnh đất bốn mặt tiền này. Đứng giữa khuôn viên, ông già cảm nhận rõ từng chút một quá khứ đang bị cuốn trôi đi.
Cảm nhận rõ của con tim bồi hồi nhịp đập, lần đầu tiên ai chẳng loạn nhịp một vài lần. Điều gì mới, điều gì lạ lại khiến con tim như thể hát ngân nga liên hồi, khoảng trường của những buổi chào cờ nhốn nháo. Lũ chúng tôi dắt tay nhau lên đứng…cột cờ; chẳng để vinh danh, chỉ là để làm gương cho những lớp khác không phạm tiếp tục lỗi lầm. Ngó sang hàng đứng cạnh, những cá thể được vinh danh, mang vinh dự về trường từ những cuộc thi các cấp.
Cười. Không thể ngây thơ hơn ở tuổi hồn nhiên đẹp nhất; tuổi học trò cũng có những cảm xúc đan xen, yêu thương như thể tình đầu rồi như cánh én vụt bay đến một chân trời nào đó tưởng tượng. Nổi buồn vu vơ tự tìm tòi. Cười ngay cả khi cấm đoán đến phạt làm gương, lá cờ tung bay trên cột như thể muốn nói: kệ đi, học trò mà!
Ai rồi chẳng lớn. Lũ chúng tôi rời xa mái trường, bôn ba và chẳng còn thiết tha gặp lại!? Khoảng cách tự tạo khi cuộc sống đan cài trong suy nghĩ về phân biệt với rẽ khinh. Tự mình. Từng cô, cậu học trò mắc lên trong suy nghĩ gọi là tư duy.
Lũ chúng tôi chỉ còn lại vài đứa, tụ lại vài lần, nhạt nhòa như dĩ vãng. Ký ức chỉ ôn lại được vài lần.Cả đám bạn cũ từng học chung, giờ chỉ biết ôm lấy những câu chuyện xưa để kể lại cho nhau. Nhưng không phải ai cũng cảm nhận được đầy đủ những ký ức ấy. Có người lặng lẽ mỉm cười, có người chỉ gật đầu cho qua, bởi câu chuyện đã quá xa vời với thực tại.
Tất cả rồi sẽ bị xóa sạch!? Thông tin về dự án san lấp và xây dựng mới. Chỉ trong vài tháng tới, có lẽ tất cả sẽ bị xóa sạch. Những phòng học cũ, những góc sân trường thân quen, tất cả sẽ bị thay thế bởi những bức tường bê tông hiện đại.
Xóa cả những ngày tháng xưa. Xóa những ngày khốn khó tìm con chữ, xóa cả mãnh ký ức dòng nước lũ đang lên, xóa cả những chiếc xe ngược gió ghẹo tà áo tung bay, xóa cả những buổi trốn học để lén chèo ghe qua sông… Từng ký ức như những mảnh ghép, ghép lại thành một bức tranh thanh xuân rực rỡ, được gói gọn trong câu hát quen thuộc: “Về lại trường xưa với bao kỷ niệm”. Xóa tất.
Buổi chiều ấy, ông già chở đám trẻ đi lòng vòng quanh ngôi trường. Qua từng góc phố, ông già kể cho chúng nghe về những ngày tháng mà ông già đã lớn lên bên trang sách trắng, về nơi mà mọi ước mơ bắt đầu. Mỗi đứa đều hỏi, tò mò muốn biết ông già và em mình đã trải qua thời đi học thế nào. Liệu rằng đám trẻ này tha thiết nhớ!? Ký ức của ông già, dĩ vãng của riêng ông?
Ông già ngồi xuống, nhìn lên bầu trời với làn khói chiều nhẹ trôi, lòng bỗng trầm lại. Ông kể cho bọn trẻ rằng không có điều gì trên đời này là mãi mãi. Mọi thứ rồi sẽ thay đổi, dù đó là những điều ta trân quý nhất. Liệu chúng có hiểu không, ông già cũng chẳng chắc.
Trước mắt ông già, những bức vẽ trên tường – mô phỏng cuộc sống miền quê – vẫn còn đó. Màu rêu đã phủ lên, nhưng ông già vẫn tưởng tượng ra cảnh đám học trò ngày nào hí hoáy vẽ từng nét cọ. Những bức vẽ ấy, giờ đây, giống như lời chào tạm biệt cuối cùng của ngôi trường cũ.
Tốc độ san lấp khiến ông già choáng váng. Mới chỉ một tháng trước, ngôi trường vẫn còn nguyên vẹn, vậy mà giờ đây, nó đã trở thành một bãi đất trống. Tất cả mọi thứ thân quen dường như biến mất chỉ trong chớp mắt. Như thể một cơn say chấn khi đột ngột thay đổi múi giờ, ông già vẫn còn ôm ấp ký ức của học trò thì giờ đây thực tại bắt ông già quay lại rằng cuộc sống đang đổi thay nhanh chóng.
Ký ức về ngôi trường dần phai nhạt. Những câu chuyện cũ, dù sống động đến đâu, giờ cũng chỉ là những mảnh ghép rời rạc được kể lại trong những buổi họp mặt bạn bè, hay trong những khoảnh khắc hiếm hoi khi một ai đó nhắc về ngôi trường cũ như thể để nhớ …một lần, viết ra rồi tự xóa đi. Dĩ vãng ôm mãi để làm gì, chỉ làm đám trẻ thấy ông già đã già lại già thêm, lèm bèm mấy câu chuyện cũ rích, cứ nói đi nói lại một ngày…hôm qua.
Đứng nhìn mảnh đất trống, ông nhìn thấy từ đầu bên này đến đầu bên kia mà không còn bất cứ điều gì cản trở. Tất cả chỉ còn là một khoảng không mênh mông, trống rỗng, và lạnh lẽo. Trên trời gió lộng.
Ông già tự hỏi, liệu các đứa nhóc của ông già có giữ lại những kỷ niệm tuổi trẻ của chúng, hay cũng sẽ để nó phai nhòa như cách ông già buộc phải làm với ngôi trường cũ. Có lẽ, chúng cũng sẽ lớn lên, trải qua những đổi thay, và học cách chấp nhận rằng mọi thứ đều có thể mất đi.
Giữa mảnh đất được san bằng ấy, ông già ngước nhìn bầu trời. Mây trời vẫn lơ lửng trôi, mang theo một chút nắng yếu ớt của ngày cuối năm. Mùa xuân đang đến gần, mây ở tầng không, lộng gió.
Ông già quay sang đám trẻ, ánh mắt dừng lại thật lâu trên khuôn mặt chúng. Cười.
“Ừ, đây là nơi ba mẹ đã học.”
Returning to the old school with countless memories,
The shadows of teachers linger, never fading away,
A childhood once flowed with the wings of the phoenix tree.
So sentimental. The lyrics of the Mat Ngoc girls from a bygone era flashed through the old man’s mind as his Honda, which had been his loyal companion during high school, stopped in front of the old school.
Cao Lanh City High School. Now it exists only as a memory. Even the name of the school has disappeared. A place once deeply etched in his heart now appears like a faded painting amidst all the changes.
Thirty years have passed. The old man returned to where all his schoolboy memories were stored. The school, where a shy boy blended in with the crowd of lively students, is now faint like clouds drifting between bright and dark skies, like the river ebbing and flowing, mingling with friends “famous for their mischief.” A quiet boy amidst a group of peers well-known for their prominent family backgrounds and “legendary” rebellious deeds.
The past hasn’t completely faded. The over-two-meter-high walls surrounding the school bore witness to a boy climbing over them throughout his years of study. His footprints, once left behind, faded over time under the footsteps of others or the rising floodwaters. Teachers and students waded through the floods on makeshift bridges built from school desks to connect the classrooms.
The schoolyard, surrounded by four streets, emerged modestly beside Nguyen Hue Street—the widest road in Cao Lanh City. It was once lively with the sound of bicycles and the sight of white ao dai fluttering in the afternoon breeze. We—rebellious students grouped into one class for “discipline”—had our own ways of teasing the ao dai, living up to the mischievous saying: “first the devil, second the ghost.”
Suddenly, a memory of old friends reuniting for photos came rushing back. Did we ever fulfill that promise?
Now, the school is no longer just a memory. It has become “prime real estate.” Even the pickiest investors would be drawn to this valuable piece of land with four street-facing sides. Standing in the schoolyard, the old man felt the past slipping away piece by piece.
He could feel his heart racing, reminiscent of the first time someone’s heart skips a beat. New and strange feelings often make the heart sing. He remembered chaotic flag-raising ceremonies when we were called to stand under the flagpole—not for honors but to set an example for other classes to avoid making the same mistakes. Next to us were students being celebrated for bringing glory to the school in competitions at various levels.
Laughter. The innocent joy of youth is unparalleled. As students, we experienced intertwined emotions, fleeting first loves, like a swallow soaring to an imaginary horizon. Melancholy found its way into our otherwise carefree days. We laughed, even in moments of punishment. The fluttering flag seemed to say, “Let it go, they’re just kids!”
We all grew up eventually. We left the school, scattered across the world, and rarely felt the urge to reunite. The gaps we created, as life’s complexities entwined with thoughts of discrimination and judgment, became barriers. Each of us carried our own perceptions, what we called “maturity.”
Only a few of us remained, meeting sporadically, our reunions as faint as our past. Our shared memories resurfaced just briefly in stories, told and retold. Not everyone could grasp the depth of those recollections. Some smiled quietly, others nodded absentmindedly, as the tales felt distant from the present.
Will everything be erased? News of a redevelopment project meant that in a few months, the school would be gone entirely. The old classrooms and familiar corners of the schoolyard would be replaced by modern concrete structures.
Gone would be the difficult days of seeking education, the memories of rising floodwaters, the bicycles battling against the wind teasing the fluttering ao dai, and the sneaky trips across the river on boats during skipped classes. Each memory, a piece of the vibrant puzzle of youth, encapsulated in a familiar song lyric: Returning to the old school with countless memories. All of it, erased.
That afternoon, the old man drove his children around the school. At every corner, he told them about the days he grew up with blank pages, about the place where dreams began. Each child asked questions, curious about how their father and his peers experienced school life. Would they remember this fondly? Would the old man’s memories become theirs?
The old man sat down, gazing at the sky with the light haze of dusk drifting by. A sense of calm washed over him as he told the kids: “Nothing in this world lasts forever. Everything will change, even the things we cherish most.” Did they understand? The old man wasn’t sure.
Before him, murals depicting rural life still remained. Moss had crept over them, yet he could still imagine the scenes of students painting each brushstroke. Those murals now felt like a final farewell from the old school.
The speed of the redevelopment shocked him. Just a month ago, the school was intact, but now it had become a vacant lot. Everything familiar vanished in the blink of an eye. Like jet lag from suddenly changing time zones, the old man, still clinging to his memories, was jolted back to the rapidly changing reality.
The memories of the school began to fade. Old stories, no matter how vivid, became fragmented pieces shared at rare reunions or during fleeting moments when someone mentioned the school as if to remember… just once, to write it down and erase it. Why hold on to the past? It only made the children see how much older he had grown, rambling on and on about yesterday.
Standing before the empty land, the old man could see from one end to the other without any obstruction. All that remained was a vast, open void—cold and desolate. The wind blew fiercely overhead.
The old man wondered whether his children would hold onto their youthful memories or let them fade as he had been forced to do with the old school. Perhaps they, too, would grow up, face change, and learn to accept that everything can be lost.
Amidst the flattened land, he looked up at the sky. The clouds drifted lazily, carrying a faint glimmer of sunlight from the last days of the year. Spring was approaching, the winds high in the sky, blowing freely.
The old man turned to his children, his gaze lingering on their faces for a long time. He smiled.
“Yes, this is where your mother and I went to school.”
https://doisales.com.vn/index.php/2024/12/10/nhat-ky-cua-cha-juie-nen-truong-toi-my-highschool/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét