Chiến Phan

Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2024

Lavie - Câu chuyện về chủ nhân biệt thự Mizuki - The story of the owner of Mizuki Smart, Luxury Villa


Trời Sài Gòn lất phất mưa đầu đông, những cơn mưa vốn dị lịch sự đến rồi lại đi, cũng như những cuộc gặp gỡ bất ngờ trong cuộc đời. Bên trong nhà hàng Ái Huê 2, tầng lầu 2, bốn con người quây quần bên nhau. Bên ngoài kia, phố Trần Hưng Đạo nhộn nhịp ánh đèn, bầu không khí nhộn nhiệp của khu vực người Hoa chuẩn bị chào đón mùa Giáng sinh.

Tiếng cảm ơn, chạm ly vang lên, nhưng trên tất cả, cuộc đối thoại giữa hai người — "nó" và "anh" — mới là điều thật sự được nó ghi lại trong đầu mình, giờ viết ra.

Nó lắng nghe. Giọng nói trong bàn tiệc xoay quanh chuyện kinh doanh căn biệt thự Mizuki cao cấp, con số đầu tư đã lên hơn 1 triệu đô la, đang chạy nước rút để kịp bàn giao trước Tết Nguyên Đán. Đây là dự án cao cấp, thiết kế theo phong cách nhà thông minh—thứ mà gã đàn ông từ Florida trở về rất tâm huyết. Một gã kỹ sư gắn bó đời mình với công nghệ.

Gã đàn ông ấy, với vóc dáng vạm vỡ và nụ cười ấm áp, vừa bán đi căn nhà view biển ở Mỹ, đi đi về về giữa Mỹ và Việt Nam. Một hành trình mà anh muốn khép lại nơi quê cha đất tổ. Duyên khởi. Gặp nhau. Ngầm. Anh tò mò về nó, đứa nhóc sống lâu ngồi im lặng suốt từ đầu đến giờ. Anh xoay người, bất ngờ hỏi nó: “Em nghĩ gì lúc này? Từ đầu đến giờ chưa thấy em nói” 

Nó ngần ngắc: “Anh muốn nghe vui trước hay buồn trước?”

Anh cười, ánh mắt đườm nhiên như đang đánh giá người trước mặt: “Nghe buồn trước đi”. Người đàn ông đã từng mài mòn từ vựng của tiếng Anh, phiên dịch cho Mã, Phi để rồi qua mấy chục năm bôn ba xứ lạ quê người, sinh sống tại Mỹ. Bụi đường xứ sở giờ như mới nhớ lại anh. 

Nó bắt đầu chia sẻ, giọng pha chút cảm xúc: "Buồn, vì mọi người chưa được điều em kỳ vọng nhất: sự trung thực.”

Kinh nghiệm sẻ chia. Anh trầm ngâm rồi tiếp lời: “Honest à! Điều này thì thật sự khó” Rồi anh bắt đầu chia sẻ thêm góc nhìn về người đi làm, làm sao để nhận ra những nhân tố tài năng. 

“Nhưng vui, vì mọi người may mắn gặp được anh, một người sẵn sàng lắng nghe và tranh luận để đạt được kết quả tốt nhất” Nó tiếp lời, chuyện về câu chuyện cũ, tránh một đề tài trôi xa. 

“Em còn có những câu hỏi dành cho anh”. Nó cười, bắt đầu quay ngược “thử thách” người đàn ông đang ngồi cạnh mình.

“Em cứ hỏi”. Anh thể hiện sự phóng khoáng, tự do của riêng mình.


Những câu hỏi khơi dậy ký ức

“Con anh có muốn trở về Việt Nam không?” Nó hỏi.

Vầng trán anh dãn ra, mắt anh nhìn xa về phía trần nhà, như thể bỏ lại ba người trong căn phòng trôi xa. 

Gã đàn ông trước mặt, người đã trải qua đủ thăng trầm trên đất Mỹ, chăm chú lắng nghe. Ánh mắt anh sáng lên mỗi khi nói về ba đứa con – một kiến trúc sư, một nhà hóa học, và một nghệ sĩ piano.
Anh thú nhận rằng, dù đã hỏi các con nhiều lần, câu trả lời luôn khiến anh day dứt. Đứa trẻ lớn lên trên đất Mỹ, dưới tư tưởng dân chủ, liệu có muốn quay lại nơi cha nó gọi là nhà? Anh không chắc. Nhưng lòng anh, người đàn ông mang dòng máu đỏ da vàng, vẫn mong một ngày gia đình nhỏ của mình sẽ trở về nơi chôn rau cắt rốn.

Tầng lớp tinh hoa mới. Nhấn. Quá lời khi dùng hai chữ tinh hoa đó. Nó đặt câu hỏi ấy đa phần tò mò, vì thấy một thế hệ đã ra đi tìm trí khôn của thiên hạ, có lứa đi rồi quay trở lại đất nước hình chữ S, để như thể sống một kiếp phải ra trò. Máu lửa. Nó muốn biết thế hệ sinh ra ở đất Mỹ có khác gì tư duy hệ sinh ra ở đất Việt không?

Ghẹo. Anh trốn tránh thực tế. Nó cười, nói rằng anh không thể thuyết phục nó việc những đứa trẻ ấy lớn lên cùng anh mà không ảnh hưởng từ anh ít nhiều. Đấy chỉ là sự lựa chọn cho một câu trả lời.


Sự khác biệt thế hệ
Nó đặt tiếp câu hỏi tiếp theo: Lavie có thể đến Mỹ được không? 

Anh cười. Chắc lẹm. Được. Rồi ngôn từ tuôn trào ra tiếp tục. Đảo. Cách nhìn về một quy hoạch đô thị vẫn còn chưa đồng bộ, dẫn cứ bằng việc anh đã lựa chọn Mizuki thay vì nơi anh xem đầu tiên là mãnh đất ở Đồng Nai.

Nó phản biện, hỏi anh liệu những cơ hội kinh doanh tại Việt Nam có đáng để thử thách. Anh cười, không chắc chắn, nhưng vẫn phân tích logic và những bất cập trong quy hoạch đô thị. Nó mỉm cười, nhẹ nhàng nói:

"Đấy chẳng phải cơ hội hay sao?"

Anh ngồi lặng, ánh mắt xa xăm như suy nghĩ điều gì lớn lao hơn. Ngộ. Tuổi tác bị xóa nhòa. Quan điểm và tranh luận, như thể đưa anh đến giảng đường Harvard nơi con anh hùng biện trước đám đông bao quanh của một thời Hy Lạp cổ đại, đang được áp dụng ở thời hiện đại để cho ra “lò” những “lãnh đạo” tiếp theo. Big dream (giấc mơ lớn) của đứa con trai đầu anh được hình thành từ guồng máy này.

Anh im lặng. Ắt hẳn dòng máu cộng sản nòi đã thấm vào trong máu nó, nên có một sự tự hào về đất nước con người ở nơi đây, chẳng hiểu, sự tích cực và lạc quan đấy cứ tự nhiên như hơi thở, hết vào thì ra, hết ra thì vào. Lớn khôn. Cơ hội đi nhiều. Càng đi, lại càng yêu nơi mình đã sinh ra.

Xã giao đặt đằng sau mục đích. Mọi người tiếp đãi anh như một vị khách quý, mong muốn lắng nghe ý kiến chia sẻ và đóng góp của anh để làm tốt hơn, đồng thời cũng lồng ghép vào đó những việc đả kích nhau, với anh là người phát ngôn thay hiệu quả. 

Nó im lặng cho đến khi anh muốn thay đổi chủ đề, lắng nghe và cuốn vào câu chuyện với nó, với những cảm xúc vui buồn về một quan điểm khác biệt. Anh hứng thú hơn với điều đó. Cảm nhận, anh cũng nhận được mọi người đến với anh đa phần vì điều gì? mọi người gửi đến anh đa số là lời chi? Một thằng nhóc ngổ ngáo lại tạo được ít nhiều sự quan tâm từ anh.

Nó đưa anh vào khoảnh khắc tự hào, anh cho rằng mình tôn trọng sự tự do và dân chủ của con mình, những đứa trẻ ít nhiều ảnh hưởng từ ấu thơ đến khôn lớn từ mình. Đấy có phải là ngộ nhận? 

Sự hờ hững của nó bộc lộ, đó là mỗi khi nói về tiền, như nội thất anh tiêu hơn 1,4 tỷ trong đêm, hay căn biệt thự triệu đô đang bàn. May. Tiếp xúc ít nhiều với thế giới siêu giàu đẳng cấp ấy thành lờn? 

Nó chỉ trực tiếp đến việc cơ hội và chất địa phương của mình là thế mạnh ra sao trong việc anh nói về một nền kinh tế trong tiệc chén tạc chén thù. Nó chỉ luôn về chất tư bản, dân chủ ăn sâu vào con người anh ra sao trong hành xử thế nào. Có phải càng gần gủi càng khiến ta khó nhận ra?

Một sự khởi đầu mới!?

Yêu thương lấp lánh trong đôi mắt anh, khi cay đắng nhận ra sự rời xa của những đứa con trai khỏi vòng tay của mình, chẳng buồn lắng nghe lời anh rằng “big dream” là hoang đường cần phải làm những bước nhỏ ra sao, điều đó giúp con anh khôn lớn. Trải nghiệm đấy là của riêng anh.  

Anh nhận thấy được ý nghĩa của việc tiêu tiên, như ví dụ đồ nội thất anh tiêu hơn 1,4 tỷ trong đêm. Sự hờ hững của nó được giấu kín. Anh thấy làm điều đó cho người mình yêu thương, vợ anh và con anh vừa tròn bốn tháng.

Anh đã thay đổi góc nhìn về đất nước hình chữ S, điều thú vị anh tìm thấy ở những thế hệ phía sau anh ngồi chung một bàn. Những con người trẻ được gieo mầm ở những giá trị cốt lõi căn bản: trung thực - chịu khó - thông minh. Đã nhanh chóng phát hiện ra 

Câu chuyện gia đình
Buổi trò chuyện kéo dài đến khi vợ anh gọi điện, người vừa sinh cho anh một cậu con trai kháu khỉnh tại Việt Nam. Cả hai người phụ nữ, vợ anh và nó, chào hỏi nhau qua điện thoại. 

Vợ anh, người phụ nữ lỡ một buổi tối này vì…trông trẻ, ít nhiều cũng tò mò về một đứa trẻ sống lâu, gửi gắm những người đi cùng tranh thủ buổi tối này để thuyết phục anh thay đổi ý định về cánh cửa của căn phòng tắm, kết nối với phòng master của căn biệt thự đang làm. Căn biệt thự nhỏ hơn căn biệt thự 1000 m2 của anh ở Mỹ, với đầy đủ hồ bơi và sân tennis. 

Kết thúc và khởi đầu
Trước khi chia tay, anh gửi lời mời nó đến buổi tiệc tân gia. Anh cũng không quên nhắn rằng nếu các con anh về Việt Nam, anh muốn nó ra gặp.

Khi rời nhà hàng, bóng dáng anh hòa vào dòng người tấp nập của Sài Gòn đêm cuối năm. Nó đứng lại, lặng lẽ nhìn theo. Trong đầu thoáng hiện lên hình ảnh của hai thương hiệu Lexus và Mercedes, như một ý tưởng về món quà dành tặng anh trong tương lai. Một khởi đầu mới, nơi hai thế hệ tìm thấy tiếng nói chung, bắt đầu từ một buổi tối nơi Sài Gòn.

P/s: Ghi lại ở một Hilton Saigon khi cảm xúc được ủ nóng bởi men cay. Một mình.

***

The Saigon sky drizzled with the early winter rain, a courteous kind of rain that came and went—much like the unexpected encounters in life. Inside Ái Huê 2 restaurant, on the second floor, four individuals gathered around a table. Outside, Trần Hưng Đạo Street glimmered with lights, teeming with the festive buzz of the Chinese-Vietnamese community preparing for Christmas.

Expressions of gratitude and the clinking of glasses filled the air, but above all, it was the conversation between two people—"it" and "him"—that truly imprinted on "its" memory, now written down.

"It" listened. The voices around the table revolved around the business of a luxurious Mizuki villa, a project with investments exceeding $1 million, racing to be handed over before the Lunar New Year. This was a premium smart home project, a passion of the man recently returned from Florida—a technology-savvy engineer deeply invested in his work.

This man, with a robust frame and a warm smile, had just sold a beach-view home in the U.S. and was traveling back and forth between America and Vietnam, seeking closure in the land of his ancestors.

Curiosity stirred. He turned to "it," who had been quietly observing throughout the evening, and unexpectedly asked, “What are you thinking? You haven’t said much.”

Caught off guard, "it" hesitated and replied, “Do you want to hear the good news or the bad news first?”

He smiled, his gaze thoughtful as though assessing the person in front of him. “Let’s start with the bad.”

Thus began a dialogue that seamlessly bridged cultural and generational differences. From the value of honesty and identifying talent to pondering whether his children, raised in America, might one day return to Vietnam, the conversation delved deep into their personal lives and perspectives.

By the end of the night, he extended an invitation to the housewarming party of his new villa and left a request: if his children ever returned to Vietnam, "it" must meet them. As he disappeared into the vibrant Saigon night, "it" stood still, reflecting on the profound connections formed that evening and the possibilities for a new beginning born of a simple dinner conversation.

P.S.: This was written in a Hilton Saigon as emotions simmered gently, warmed by the spice of fine liquor.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

[Nhật ký của cha] Merci, ông già & con chữ

  Ai rồi cũng phải lớn! Ông già nhận ra điều đó khi ngồi ly trà cúc còn ủ hơi nóng ở một đêm cuối hạ, lắng nghe thằng nhóc Merci nói bằn...