“Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.”
Sân khấu không thể thiếu hậu đài. Ánh sáng phía trước vẫn cuốn con người ta bước lên, có người bước xuống, mắt vẫn hướng về một sân khấu sáng đèn, như thể đom đóm chẳng rời xa được ánh sáng, dù là nhân tạo. Nó đứng trước cửa khoan tàu, hiển hiện những con số nổi bật trước cánh cửa, các thành viên của khoan tàu đang ngồi chi chít.
“Anh ổn chứ hả anh!? Thở đi anh?”
Sài Gòn Center, lầu 12, phía sau chỗ nó ngồi, đám trẻ rộn ràng ở phòng dịch vụ khách hàng (tên phòng hay bị nhầm với chăm sóc khách hàng). Háo hức. Tô chút má hồng ngạo với non sông.
Con tàu TFSVN tiếp nhận thêm người mới, suốt dọc hành trình mười lăm năm của mình, mọi thứ đang đổi thay, tất cả phải nhận nhìn cuộc sống không dừng lại.
Ngắm. Người lên, kẻ xuống. Như thể vượt ngàn thiên lý tiễn người đi, thì cũng qua vạn thiên lý gặp người đến. Một lớp người nữa đã ra đi, một lớp người mới đang bước lên tàu. Đâu đó, họ nói nhau nghe về những thuộc tính, đặc tính hay cách miêu tả về một cách nghỉ, cách làm: “những kẻ theo sau,” “những người làm,” “những người non”...Đặt để, từ guồng cuộc sống bên ngoài, mang theo đặc tính sống còn của tư bản vốn chất.
Dẫu thương, mấy đứa trẻ ở khoan tàu sống lâu như nó, cứ mang suy nghĩ và cảm xúc của quá khứ chèn vào hiện tại để níu giữ thời gian, thứ sẽ chẳng bao giờ quay lại. Dẫu tiếc, mấy đứa trẻ phục vụ từ vài chục ngàn, giờ đến trăm ngàn khách hàng, chẳng thèm cài đóng mớ cảm xúc ấy, nhào nặn rồi thành ra những thứ tự mang, buồn khổ, mọi thứ cứ nhập hòa như ánh nắng pha lê, dễ dàng tan biến đi bất chợt một lúc nào không hay. Rồi nhiều đêm trở mình tự hỏi, ta đã làm vậy đúng sai? Đúng sai chỉ là theo thời điểm, thứ vốn chẳng tồn tại.
Như thể cách biệt phương trời, nay gặp lại. Ngỡ ngàng viết lại chuyện yêu thương. Viết là một trong hai điều yêu thích nhất của nó.
Có lẻ. Đám trẻ ngồi ở mấy khoan sau đã quen với một hình ảnh, ở những sớm trời đến với căn phòng của TFSVN ấy, có thằng nhóc sống lâu ngồi gõ lọc cọc trên bàn phím theo thời gian chẳng còn kịp một vết keo bám dính, phải dùng đến bàn phím rời để viết những dòng cảm xúc trôi đi của một đời công bộc, của một chuyến xe đi, nhìn lại ngót nghét đã mười lăm năm.
Không lẻ. Đám trẻ cũng gần quên đi mấy mấy hình ảnh, của những buổi đầu hôm, sớm mai, cứ phải khoác lên người một bộ dạng “chỉn chu”, sơ mi bỏ quần, áo khoác, cặp da, giọng cười ha hả, vang cả một góc phòng sau mấy trận về từ đại lý, hát miết một bài ca “đào tạo” và “nước bọt tạo hình”
Đỉnh cao của văn xuôi là thơ ca, đỉnh cao của thơ ca là âm nhạc; thứ âm nhạc nó thường nghe mỗi sáng để ngồi lọc cọc gõ phím đấy là những dòng chảy âm nhạc tràn đầy suy tưởng của những con người tồn tại ở những thế kỷ trước như Beethoven, Mozart, Chopin, Vivaldi … nhiều đến vô kể. Nghe thôi chẳng hiểu gì, chỉ là cảm nhận như thể chạm vào nguồn cảm xúc bất tận để viết không ngưng, cho đã, cho sướng những ngôn từ tù đọng ở bên trong con người mình.
Bởi lẻ, đám trẻ chẳng buồn bình luận mấy thứ âm thanh đầu ngày, như thể để nó yên trôi vào miền cảm xúc của riêng mình.
Viết không dùng đến ngôn ngữ miêu tả, như một thói quen là hay suy nghĩ, nên không dùng đến biện pháp tu từ miêu tả này hoặc là né tránh gọi tên trong lúc viết một bài hay một đoạn, biết rằng khó khăn định hình một nhân vật, trong tâm trí người đọc, cứ thế rồi tự như tự vấn, cứ thế mà viết ra chẳng để đến lòng, thành ra như giải thích cho văn chương cứ long bông, như thể tản văn cứ từng tảng thế mà văng ra.
Đọc tiếp theo sau viết. Như một gã lang thang thích phiêu bạt trong thế giới của những quyển sách, có sẵn một người hướng dẫn viên đưa đến mọi nơi trên thế giới, từ quá khứ, hiện tại, tương lai, đời thực hay cả là tưởng tượng. Thế giới mở ra như chưa từng được mở. Đọc quá khứ để thấy rằng hiện tại là tương lai của quá khứ, nhận ra tất cả chẳng có gì mới lạ, chẳng qua là theo thời gian ngôn từ thay đổi mà thôi, chứ cách ấy, suy nghĩ ấy đã tồn tại từ lâu.
Không hiểu thì tìm hiểu. Đọc để hiểu gì thêm về một cuộc sống, cứ thể miệt mài trên những trang sách để phiêu lưu đến những miền tri thức khác nhau, nghịch đảo thời gian đến miền quá khứ của từng con người, đất nước.
một gã sống lâu ngồi trên một khoang tàu lắc lư tiến thẳng về phía trước, ngồi gõ những dòng cảm xúc vụt qua cho đến khi từng đứa bắt đầu trở lại khu vực của mình, gửi một lời chào, một cái đá xéo, liếc ngang và gọi tên nó. Đùa. Nó gọi tên là “nghiệp”
Mỗi bận đến chỗ làm, cô em cứ gào lên: chào ông anh “guột”
Những lúc như sương tan bởi một tiếng chuông ngân, báo hiệu một buổi sáng làm việc bắt đầu. Xuân, hạ, thu, đông rồi lại xuân.
Lòng đầy. Tự bao giờ ở nơi đằng sau chiến tuyến, ắt hẳn đã tự dệt lên những gương mặt gì đó phũ đầy gam màu tối, giờ đây trực tiếp thưởng thức một bức tranh sống, thấy rạng rỡ và sống động như thế người họa sĩ thiên tài đã vẽ được cả một bức tranh hai mặt chứ không chỉ đưa được phần rực rỡ nhất ra bên ngoài để rồi phá lưng chi chít những vết mực lem, bởi nhiều lớp màu khác nhau chồng chéo tạo hình cho một bề mặt lung linh thu hút người nhìn.
Mấy cô nhóc phòng dịch vụ khách hàng ngồi đặc kín. Khoan tàu đã nới rộng thêm, theo tháng ngày, kéo dài thêm, như thể hàng ray vẫn như thế, chỉ có khoan tàu mở rộng thêm với chuổi khách hàng được phục vụ.
Hành trình đi dọc chiều đất nước, mãnh đất hình chữ S này dần đón những con người tương tác qua những cánh thư.
Đó là những phút giây chào hỏi, cười òa ngất ngây. Cô nhóc đến từ mãnh đất miền Trung, nơi cung đình xưa cũ chốt hạ: tụi em chỉ có thể “nghiệp” được với mình anh.
Thời khắc trôi tự do như thể không bao giờ có thời khắc. Thi thoảng, giật mình bởi đám nhóc của phòng phê duyệt: Anh cứ sống vậy hoài hả? Câu nói signature của một thằng nhóc phòng phê duyệt, người được dệt lên bằng hàng tá câu chuyện để chờ nó về hẳn có nhiều thứ “để xem” lại khiến nhiều người tiếc nuối vì chẳng có gì “để xem”, câu nói trở thành “trend” (xu hướng), đám nhóc còn lại bắt chước theo, lan từ phòng này sang phòng khác. Đám nhóc của nó là những đứa trẻ hầu hết đã bước sang chương đời mới - có con. Đám trẻ còn lại là những thành viên mới vừa chập chửng bước lên con tàu TFSVN, có thể chòng chành nên dùng công nghệ để nhắn tin hỏi han đủ thứ, như thể gã sống lâu nên có thể biết được ít nhiều. Rồi nó cũng sử dụng.
Trước giờ, luôn ở đầu sóng ngọn gió, riết thành một thói quen, chắng nhớ đến những con người ở phía sau
Đám trẻ của nó từ một chinh chiến trở về: Có gì vui không anh?
Lòng dâng tràn cảm xúc. Da thịt đám trẻ giờ đã trong cuộc chơi. Điều đó là điều gì? Điều là vì khách hàng, trong những mối quan hệ còn sót lại, điều mà tất cả mọi người sẽ phải
Lắm lúc, “sống lâu” rồi ít nói. Đám trẻ cứ sốt ruột lại lo: Có chuyện gì không anh? Anh thở đi anh? Bật cười, ngồi yên chẳng quen với đám trẻ.
Ra lẻ. Đám trẻ trên khoan tàu cứ gọi tên nó suốt chiều dài của ngày, như thể để nghe một khái niệm, để hiểu một địa danh…tự gánh việc “chế”, “biên” thêm thành những nụ cười. Pha trò cho áp lực và thời gian trôi, đám trẻ của khoan tàu cứ thế rộn ràng như thể thời gian chẳng còn tồn tại cùng nó.
Tiếng chuông reo trên bài hát Giáng Sinh...
Sân khấu không thể thiếu hậu đài. Ánh sáng phía trước vẫn cuốn con người ta bước lên, có người bước xuống, mắt vẫn hướng về một sân khấu sáng đèn, như thể đom đóm chẳng rời xa được ánh sáng, dù là nhân tạo. Nó đứng trước cửa khoan tàu, hiển hiện những con số nổi bật trước cánh cửa, các thành viên của khoan tàu đang ngồi chi chít.
“Anh ổn chứ hả anh!? Hay thở đi anh?” Câu hỏi của đám trẻ ở văn phòng TFSVN, như hậu cần tiếp sức cho tiền tuyến, khi đã bắt đầu tiếp nhận và quen dần với sự xuất hiện của nó, một gã ở nơi mặt trận nhiều hơn là hậu cần của ngày nào.
Giờ này, ở một góc văn phòng miệt mài với đọc, viết, sau khi bước xuống nhẹ nhàng để thênh thang nhận ra con đường mới đến. Chấp dứt chẳng thể làm gì, chỉ là ăn mày dĩ vãng và ngăn cản bước tiến của người sau.
“Anh ổn như chưa từng được ổn. Nhiều lúc khẽ lay mình để không tưởng đấy chiêm bao”
Con tàu TFSVN vẫn chạy tiếp trên đường ray, miệt mài và rung lên như thể muốn dừng lại để bảo trì, một điều không thể với những con người ở trên toa chẳng thể dừng. Cuộc sống họ gắn liền với con tàu.
“Do not grieve for spring’s passing and falling petals,
For last night, a branch of plum blossomed by the pavilion.”
The stage cannot exist without its backstage. The lights ahead captivate people, pulling them forward. Some step down, eyes still drawn to the illuminated stage, like fireflies irresistibly drawn to artificial light. Standing before the train’s compartment door, bold numbers stood out, while its members sat closely packed.
"Are you alright? Just breathe!"
At Saigon Center, 12th floor, behind where he sat, the bustling voices of youth from the Customer Service Department (a name often confused with Customer Care) filled the air. Excited chatter. A blush of pride for the homeland.
The TFSVN train welcomes new passengers as it journeys through its 15-year expedition, adapting to change and embracing the unstoppable flow of life.
Observing. People board, others disembark. Like bidding farewell across vast distances, only to meet others on the horizon. A generation departs, and a new one ascends. Conversations emerge about attitudes, actions, and descriptions—“followers,” “doers,” “the unripe.” Each brings the survival instincts of a capitalistic world into the mix.
Nostalgia weighs heavy. The long-serving employees hold onto past sentiments, attempting to anchor time that can never return. Meanwhile, the young workers move from serving tens of thousands of customers to hundreds of thousands, unburdened by lingering emotions. Their feelings dissolve like sunlight through crystal, vanishing without notice. Many nights, they wonder: Were my choices right or wrong? Such questions, tied to fleeting moments, hold no real answer.
Reunions feel like strangers meeting anew, rediscovering old bonds. Writing is one of his two great loves.
Perhaps the younger employees, seated farther back, have grown accustomed to the sight of an old-timer, tapping away at a keyboard worn smooth, its keys now replaced by an external set. He writes to capture fleeting emotions in this life of service. A train journey that, looking back, spans 15 years.
Then again, perhaps they've nearly forgotten the early days, when this old-timer, sharp-dressed with a tie tucked neatly into his shirt, returned from dealer visits with an audible laugh and an endless repertoire of training stories. His presence was synonymous with performance and charisma.
At the pinnacle of prose lies poetry, and at the pinnacle of poetry lies music. Each morning, he would immerse himself in the classical melodies of Beethoven, Mozart, Chopin, or Vivaldi—sounds he didn’t fully comprehend but felt profoundly. These timeless pieces stirred a boundless reservoir of emotions, compelling him to write, freely and passionately, pouring out words that lay dormant inside.
Perhaps the younger employees no longer comment on his morning symphonies, letting him drift into his private reverie.
He writes without description, out of habit, avoiding literary devices or names. It’s an exercise in thought rather than imagery—a self-questioning stream of consciousness that lacks anchors, resulting in a prose that seems aimless, much like essays fragmented into chunks.
Reading follows writing. He roams the literary landscape like a vagabond with a guide leading him through every corner of the world—past, present, future, real, or imagined. Books open worlds that seem boundless. Through them, he sees that the present is simply the future of the past. Everything feels oddly familiar, as if the thoughts and ideas have existed forever, merely clothed in different words over time.
He reads to understand the complexities of life, journeying through pages that unveil diverse knowledge, delving into the histories of people and nations.
This veteran of life, seated in a swaying train car moving ever forward, types his emotions as the younger ones return to their desks, offering greetings, side comments, or playful banter. They call him “The Experienced One.”
At the office, the younger ones call out cheerfully, "Morning, Sir Legend!"
These moments feel like mist dissipating at the sound of a bell, signaling the start of a new workday. Spring, summer, autumn, winter—then spring again.
Behind the scenes, faces once shrouded in shadows now appear vibrant and radiant, like a master painter unveiling the two-sided nature of his canvas. Both its brilliance and its flaws contribute to the allure.
In the crowded Customer Service Department, the train carriage has expanded over time, stretching to accommodate an ever-growing chain of customers.
The journey across this S-shaped land unfolds as letters and messages connect strangers turned acquaintances.
Greetings erupt into laughter and joy. A young woman from Central Vietnam jokes, “We can only tease you, nobody else.”
Time flows freely, seemingly infinite. Occasionally, he’s jolted by remarks from his approving colleagues: “You’ve been living like this forever, haven’t you?” A young coworker’s signature phrase became a trend, spreading from one team to another.
Many of his peers have moved on to new chapters—raising children, embracing change. New members step aboard the TFSVN train, a bit unsteady at first, relying on technology to ask questions. They see him as the long-time expert. And he uses it too.
He’s used to being in the thick of things, rarely thinking about those behind him.
“Anything exciting happen, Boss?”
Emotion wells up. The newer generation is now fully immersed in the game. What does it mean? It means serving the customer, preserving the connections that remain, and adapting to the relationships that must evolve.
At times, the veteran grows quiet. The younger ones grow anxious: “Is something wrong, Sir?” They prod, “Just breathe, will you?” He chuckles, unfamiliar with their concern.
Somehow, the young workers call his name throughout the day, seeking answers, cracking jokes, and easing tension. The train carriage feels alive, as if time has paused to share in their joy.
The sound of a Christmas carol’s bell...
The stage cannot exist without its backstage. The lights ahead captivate people, pulling them forward. Some step down, eyes still drawn to the illuminated stage, like fireflies irresistibly drawn to artificial light. Standing before the train’s compartment door, bold numbers stood out, while its members sat closely packed.
“Are you alright? Just breathe!” Their voices, like a lifeline to this veteran navigating the frontlines more often than not.
Now, in a corner of the office, he writes and reads tirelessly, preparing for a new path ahead. To linger is futile, for it only delays progress for others.
“I’m fine. Better than ever. Sometimes I pinch myself to ensure I’m not dreaming.”
The TFSVN train presses onward, its tracks unwavering. Even as it shudders, longing for a break, its passengers cannot afford to stop. Their lives are bound to the journey.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét