Chiến Phan

Thứ Hai, 14 tháng 11, 2022

[Đời Công Bộc] Nhật ký Thái - Bình an là đã đủ


Mười lăm năm chưa ta!? Ừ, chắc là tầm thời gian đó tính từ lúc đến Thái lần gần nhất. Một khung trời tuổi trẻ ngổ ngáo, bắt một chuyến bay để thỏa chí sự tò mò về …biểu tình.

Ngồi trên máy bay Vietnam Airlines cho hành trình hai tiếng; thiếu vắng dòng tin nhắn năm nào, thằng bạn Thái hẹn qua đó nhắn vì nó sẽ phải đi…biểu tình. Thời áo vàng, áo đỏ. Những gã áo vàng ủng hộ Liên Minh Dân Chủ (PAD) và đảng Sức Mạnh Nhân Dân (PPP) đã làm hao tốn giấy mực một thời.

Nó đặt chân xuống đất Thái ở một trời cuối năm, không khí hanh khô của bên ngoài như đang cố gắng bò vào bên trong sân bay Suvarnabhumi để đùa chơi cùng mấy chú robot lau sàu. Sự nhộp nhịp và vội vã của sân bay vẫn như thế; đoàn người cứ nối đuôi nhau, cảm tưởng như trở lại quê nhà khi nghe tiếng Việt ở khắp nơi.

Chuyến xe Grab tiến thẳng lên cao tốc để đến một Silom; nơi các trung tâm hành chính mọc lên ở nơi này cùng trung tâm thương mại, xe chạy vào con hẻm Sala Daeng 1 với ở đầu là tòa nhà của HSBC đế đến khách sạn Bandara Suite với tuổi đời hơn hai mươi năm. Người tài xế như đã vốn quen với sự ồn ào của du khách Việt, nó và đồng nghiệp chuyện trò về một mùa Covid đã qua. Nó lắng nghe những điều chưa từng xảy ra trong cuộc sống bình thường của hai người đồng nghiệp, xen lẫn giờ đời công bộc và đời sống bình thường.

Đấu tranh làm đổi thay. Bangkok trãi qua những cuộc biểu tình vẫn giữ cho mình sự sôi động và năng động; riêng đối với Tài Chính Toyota, Thái Lan vẫn như là một anh cả với một tuổi đời gần ba mươi năm trong khu vực Châu Á. Như một trong những lý do, nó và đồng nghiệp đến với nơi này.    

Ký ức về Bangkok – Krung Thep Maha Nakhon; một thành phố đã từng được đổi tên và chẳng nhiều người…nhớ: thành phố của những thiên thần, nơi một gã ngông nghênh bay qua để xem biểu tình; nơi những con người từ khắp những làng quê đổ về Bangkok như…cắm trại. Họ dựng lều bạt di động để sinh hoạt như những du mục, buôn bán đồ lưu niệm cho du khách khắp nơi đổ về trên các chiếc xe Tuk tuk, sẽ chỉ thực hiện những màn biểu tình…sôi động trong những thời gian xác định với sự xuất hiện của báo chí cần những bức hình để đưa tin.

Trở lại Bangkok; leo lên Goldern MountTemple để ngắm toàn cảnh Bangkok lúc hoàng hôn cho đến chiều tối, nó ngồi xuống cạnh những nhà sư trong chiếc áo vàng nghệ. Một trong những nhà sư trẻ đang lướt tin trên màn hình của chiếc điện thoại iphone, nhẹ nhàng và tinh tế cất chiếc túi của mình khi có một du khách đến ngồi cạnh.

Tiếng chuông cầu nguyện vang lên liên tục. Những lời nguyện cầu ghi đầy trên mãnh vải quấn quanh dưới chân của chiếc chuông vàng trên đỉnh Goldern Mount, những tờ tiền được dán nối đuôi nhau trên dây ngăn cách con người chạm vào chiếc chuông dát vàng như những mãnh lụa tiền tung bay theo gió.

Nguyện cầu ở khắp nơi. Những cô gái hai tay nâng y phục đi vòng quanh dưới chân chiếc chuông vàng để nguyện cầu đằng sau hai nhà sư trẻ đang đi vòng với miệng tụng những hồi kinh, đôi vợ chồng già ngồi ở một góc vuông trên đỉnh của chiếc chuông vàng cũng khấn nguyện…những đứa trẻ lắng nghe lời người lớn, bắt đầu gõ vào chiếc khiêng sau khi khấn nguyện. Một tiếng trầm vang vọng giửa lòng thành phố.

Chị chỉ cầu bình an! Vì chị thấy đã đủ ở thời điểm này.

Chị - người phụ nữ đã vượt tứ tuần, đã đi cùng tài chính Toyota Việt Nam từ những ngày đầu; qua thăng trầm của cuộc sống, sáng tối của một đời công bộc, chia sẻ với nó ngồi kế bên như tự thoại.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

[Nhật ký của cha] Merci, ông già & con chữ

  Ai rồi cũng phải lớn! Ông già nhận ra điều đó khi ngồi ly trà cúc còn ủ hơi nóng ở một đêm cuối hạ, lắng nghe thằng nhóc Merci nói bằn...