Chiến Phan

Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2021

[Review Sách] Những tù nhân của địa lý - Tim Marshall

Những Tù Nhân Của Địa Lý - Tim Marshall | NetaBooks

Lợi ích là chất liệu để vẽ nên lịch sữ - đó là nhận định của nó khi đọc quyển sách của Tim Marshall với việc nghiên cứu và viết về 10 nước và khu vực được liệt kê trong quyển sách. Tất cả đều vì lợi ích dẫn đến việc tranh giành rồi chia lại bản đồ trong suốt chiều dài của lịch sử. Nghĩa là, tương lai sẽ không dừng lại việc phân chia vì lợi ích (quốc gia)?

"Trung Đông - bản thân địa danh này đã được đặt ra theo cách nhìn của Châu Âu về thế giới và chính cách nhìn của Châu Âu về vùng đất này đã định hình nó"

Mỹ Latinh, đặc biệt là phần phía Nam của nó, là bằng chứng cho thấy bạn có thể đưa kiến thức và công nghệ của Cựu Thế Giới đến Tân Thế Giới, nhưng nếu địa lý chống lại bạn, bạ sẽ chỉ đạt được sự thành công hạn chế, nhất là nếu bạn hiểu sai về chính trị

Tất cả chủ quyền đều bắt nguồn từ những ham muốn và sợ hãi tương tự nhau - mong muốn đảm bảo các tuyến vận chuyển quân sự và thương mại, mong muốn sở hữu của cải thiên nhiên của khu vực và lo sợ rằng những người khác có thể đạt được thứ mình để mất" 

[Review Sách] Endurance - Hành trình không gian - Scott Kelly

Endurance: Hành Trình Không Gian - Scott Kelly

Nó theo chân của gã Scott Kelly để bắt đầu trãi nghiệm hành trình của một gã ngông nghênh, lạc lối đến trở thành phi hành gia với nhiều chuyến bay cùng những chuỗi ngày sống trên trạm không gian.

Những thay đổi từ một cuộc sống tách biệt hoàn toàn với bên dưới Trái Đất và các di chứng để lại sau khi kết thúc những chuyến bay từ trạm không gian về mặt đất. Họ trở thành những vật thí nghiệm cho khoa học trên con đường tìm kiếm sự sống ở không gian trước khi bắt đầu đến với hành tinh khác.

"Tôi đã học được cách tách bạch tâm trí tốt hơn, điều đó không có nghĩa là quên đi cảm xúc, mà thay vào đó là tập trung vào những thứ mình có thể kiểm soát và bỏ qua những gì mình không thể"

Thứ Năm, 28 tháng 1, 2021

[Nhật ký của Cha] Merci - Đọc Sách phải qua mấy con trăng tuổi tác!

Ông già thích sách. Đó là chuyện không có gì để bàn vì chẳng có gì mới. Sách giúp Ông già nhận ra và vượt qua nhiều thứ trong cuộc sống này. Lẽ thường. Ông già bắt đầu mong tưởng chuyện đám nhóc của ông già cũng yêu sách như vậy. Nhiều khi đấy gọi là ép uổng. 

Ấu thơ. Ông già học cách của người Do Thái, đặt nụ hôn lên quyển sách rồi tập tành mấy đứa nhóc đặt môi lên đấy. Đâu đó. Mấy đứa nhóc ngây ngô hôn lên quyển sách như chờ đợi xem Ông già có trò chơi tiếp theo. Đâu hay. Ông già dừng lại ở chỗ gieo một niềm tin rằng sau này mấy đứa nhóc ngây ngô đó sẽ biết trân trọng và thích sách như ông già. Có chút gì đấy gọi là tâm linh. 

Từ một thuở trăng khờ. Ông già đọc sách của Tô Hoài về một chú dế mèn phiêu lưu ký cho thằng nhóc nghe. Đâu đấy. Sau vài câu, thằng nhóc quay ra những trò chơi Lego của riêng mình, bỏ lại ông già với những mãnh đất xanh ngút cỏ, mấy cái đụn đất mềm và tiếng réc réc chuyện trò ở một bờ ao sống dậy. Ông già ngồi với Tô Hoài lắng nghe một thế giới khác chuyện trò. Hồn bay về thơ ấu, chắp chới trên một gò đất nổi dưới ánh trăng soi; Ông già ngồi đấy nghe một giai điệu thanh âm. 

Từ một thuở trăng biết. Ông già đọc sách của Grimm về một cô bé quàng khăn đỏ, Cinderella, Rapunzel cho cô nhóc nghe. Đây đây. Sài vài chuyện bắt đầu, cô nhóc quay sang lắp nhà cùng với các anh, bỏ lại Ông già với mấy tòa lâu đài cao vút cùng với người mẹ kế thở than; con sói già ở một mãnh rừng thiếu vắng người đi, gã thợ săn cũng đâu mất để rồi có ai ngồi cùng ông già xem đèn lồng thả khắp trời rọi xuống một dòng sông màu màu cổ tích. 

Ông già cũng chủ động đổi dòng câu chuyện để đến với Andersen những chàng hoàng tử hóa Thiên Nga. Tự dưng. Ông già nhớ đến một Dệt Tầm Gai được nữ ca sỹ Trần Thu Hà hát đâu đó ma mị “Cài then tiếng khóc của anh bằng đôi môi em, bàn tay lã chã trầy xước nụ gai đớn đau”. Ngu ngơ. Thằng nhóc Merci cũng chẳng thiết ngồi lại với Ông già. 

Những bài ca, tiếng hát từ mấy nhân vật hoạt hình Pinkfong trên màn hình ti vi thu hút đám trẻ nhiều hơn mấy quyển sách của ông già. Ngờ ngợ. Ông già đi tìm những cảm xúc của ngày xưa bay bổng theo dòng chữ viết. Tìm đâu? 

Ông già thôi không ép uổng gì với đám nhóc nhà. Đớn đau. Ông già thấy cô nhóc phản ứng theo kiểu cha chưa làm thầy mà cô nàng xé sách sau khi cách cứ mang lên rồi vác xuống. Ngổ ngáo. Cô nhóc của ông già cứ tuôn xuống rồi chất lên. Mấy bận. Ông già cũng phải tìm ra chút gì đó để thôi thúc yêu sách quay về từ nắng hạ thôi đưa, mưa hạ về, giã biệt thu, từ đông đón xuân. 

Cho đến một ngày, dưới căn nhà che nắng che mưa. Tiếng đọc lại vang lên ở trên lầu thu hút Ông già; giọng của em và thằng nhóc. Chuyện trò. Về một chú chó Pê tô. Phát hiện, Ông già thua em trong khoản thuyết phục bầu trời bé con bắt đầu với sách. Em kể. Chuyện ngày xưa em thích Nguyễn Nhật Ánh thế nào và vì sao em mê mẫn với những câu chuyện ấy. Mắt em sáng lên khi nói về quyển sách. Rõ ràng, cách dẫn truyện của em thôi thúc sự tò mò của đám trẻ. Ông già thấy cô bé học văn như học gạo của năm nào ngồi trên ghế nhà trường, bật khóc bởi Ông già rèn luyện mấy bài thi. Tự mãn. Ông già khi đó vẫn chỉ là bạn cùng trường, cùng lớp với em. Đâu đấy, Ông già thấy em kể hay hơn viết nhiều. 

Thằng nhóc hỏi, em trả lời. Rôm rã dưới căn nhà che nắng, che mưa sau khi em mua quyển sách “Tôi là Bê Tô” với những lời giới thiệu về xúc cảm năm xưa khiến thằng nhóc Merci cứ mê mẫn lắng nghe. Rồi cười. À! Thì ra là đọc sách phải qua mấy con trăng tuổi tác! Đủ chín mùi thì sẽ thích thú thôi. 

Thằng nhóc đọc khi bắt đầu biết đọc chữ, ráp vần! Mấy bận. Ông già ngồi nhìn thằng nhóc. Cười trong xuân nắng ngập tràn. 

Sài Gòn, ngày 14 tháng 01 năm 2021

Thứ Ba, 26 tháng 1, 2021

[Review Sách] Bố Già - Mario Puzo

Review sách Bố Già - Vnwriter.net 

Ắt hẳn là phải từ rất lâu rồi, nó mới đọc lại sách của Mario Puzo khi được một thằng nhóc sales tặng cho nó nhân một dịp sinh nhật.

Có những sự trùng hợp nối tiếp nhau. Ngày nó đọc xong lại "Bố Già" và viết những dòng review sách thì bộ phim Bố Già của Trấn Thành cũng bắt đầu công tác truyền thông. 

"Bố Già" của Mario Puzo đưa nó trở lại một chốn giang hồ của những thứ gọi là "nghĩa khí" theo cách nói của người phương Đông và dòng phim này đang bắt đầu nở rộ trên các trang mạng đặt cho nó một câu hỏi về một lứa thế hệ trẻ có đủ tỉnh táo trước sự thay đổi này để bản thân có thể biết mình phải sống thế nào chứ không phải một mai nhìn lại ngẩn ngơ hỏi: Tôi là ai. "Ngầu" đang được định nghĩa theo một nghĩa khác đi. 

"Bố Già" của Mario Puzo in đậm trong nó là những ...thước phim của đạo diễn Francis Ford Coppola trong ký ức tuổi thơ cho đến tận giờ. Một gia đình của gã giang hồ Ý - Corleone;  với một gia đình giang hồ. 

Đã có quá nhiều người khen, nên thêm một người khen tiếp chỉ bằng thừa. Chỉ thấy một sự trùng hợp, thế là nó đọc - viết lại. Thế thôi.

Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2021

[Review Sách] Babel - Vòng quanh thế giới qua 20 ngôn ngữ - Gaston Dorten

Sách Babel Vòng Quanh Thế Giới Qua 20 Ngôn Ngữ 

Một gã tự nhận mình là người đa ngôn ngữ thông qua tự tìm hiểu và học hỏi. Điều đó khiến nó cảm thấy nể trong và thu hút những con người chịu khó tìm tòi học hỏi.

Hai mươi chương được tác giả trình bày theo cùng một cấu trúc: tóm tắt về ngôn ngữ nói đến với từ gốc và từ vay mượn ..., quá trình hình thành và phát triển của ngôn ngữ nói đến. Lồng ghép trong đó là câu chuyện lịch sử, chính trị, kinh tế tác động vào ngôn ngữ qua cách kể (nhiều chương là chen vào đối thoại để người đọc tránh sự nhàm chán khi đọc) cùng với những hình ảnh minh họa.

Sự lựa chọn được dựa trên số người sử dụng. Bắt đầu từ ít đến nhiều; ngôn ngữ Việt được nói đến trong quyển sách là một trong những yếu tố quyết định nó đọc và tìm hiểu xem góc nhìn của một gã nước ngoài học và cảm nghĩ như thế nào về ngôn ngữ như bản thân học hỏi ngược lại; xem có gì đó không và khác nhau.

"Đúng một nửa các ngôn ngữ babel được viết bằng các ký tự thông thuộc bằng chữ cái Latinh..Ở một vòng ngông ngữ, người ta đồng thời lưu hành nhiều hơn một hệ thống chuyện tự hoặc phiên âm"

Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2021

Phấn son phai nhạt theo màu nắng mưa

Em cất tiếng hát lên, thả hồn vào lời hát trong ngọn gió Đông đang về ở một quê hương miền biển. Vị mặn của gió chạm lên đôi môi đã thâm xì. Nghĩ. Thanh xuân gì ở lại nơi đây?

Thanh xuân. Đã từng. Em là một trong những gương mặt được săn đón từ một thuở dậy thì cho đến khi học đại học, nhiều đứa con trai cứ thế trêu ghẹo cợt đùa. Em trách, mắng, cười thầm. Đẹp, duyên đâu để cho người ghẹo trêu.

Trong mấy lời cợt đùa rồi sau mấy ánh nhìn ngó, có chàng trai từng nói mấy lời yêu em. Nhớ. Sài Gòn ở một đêm trời trở gió, chàng trai nói với em dưới ánh đèn đường lợt lạt lan tỏa như đang cố gắng bò vào bên trong ghế đá công viên để lắng nghe tiếng thì thầm yêu thương.

Hương à?  Tôi thích hương!

Chàng trai cùng lớp. Em cười như Sài Gòn mất gió, tất cả hóa thinh không.

Thanh xuân. Đã mơ. Dại khờ. Tìm một công việc ở mãnh đất Sài Gòn sau những đêm chong đèn luyên tập mấy môn học. Nghe đâu. Học những thứ một công việc cần. Sài Gòn không ngủ, lắng nghe mấy lời hát hòa với tiếng xe đêm.

Hãy nói về cuộc đời

Khi tôi không còn nữa

Sẽ lấy được những gì

Về bên kia thế giới

Ngoài trống vắng mà thôi

Giấc mơ đó có gì đó bay bổng trên tầng không. Mấy tiếng nói yêu thương như ngọn gió Đông cứ phũ kín lòng em rồi hóa hư không. Em dặn lòng chỉ học chứ không yêu.

Em là giấc mơ được gửi gắm của cả hai mái đầu tóc hóa mây bay gửi gắm hy vọng vào trong những tình yêu của đời mình.

Em mang giấc mơ đổi đời – không phải dành cho cả hai mái đầu tóc hóa mây bay với gió ướt muối thấm vào làn da đen sạm, mà là cho bản thân em không phải nhạt nhòa nắng, mưa của một miền nắng gió. Mặn nồng.

Tốt nghiệp. Em làm. Tường loan. Văn phòng miệt mài cho một ngày mai tươi sáng. Đám bạn lẻ dần từ bỏ mấy cuộc chơi. Em làm. Miệt mài văn phòng cho một ngày nao tươi sáng.

Mấy đứa bạn thăm hỏi chuyện một kẻ đợi chờ. Em nhớ. Tiếng thì thầm như nức nở.

Hương à?  Tôi thích hương!

Chàng trai cùng tuổi. Em cười như Sài Gòn lạc gió, mọi thứ ở tầng không.

Bỏ việc. Em chọn chồng là xứ biển. Hiếm hoi. Trong số những đứa bạn học, đứa thì ở lại Sài Gòn để lập nghiệp, đứa thì tìm chồng ở một nước xa xăm; cái suy nghĩ như em về lại một quê nhà gần như đón nhận một cái nhìn tiếc nuối trong tất cả những ánh nhìn.

Ngày em đi, sân ga vẫn còn một câu nói đợi chờ.

Em không nhìn vào đôi mắt của chàng trai đại học. Em nhìn về phía con đường có những chiếc xe qua, rọi đèn như cho có; như em, nghe như cho có. Em của một thanh xuân tìm kiếm một chàng trai gì đấy của trưởng thành. Dẫu rằng trưởng thành trong em định nghĩa gì đấy ngang tàng, nổi loạn đến ngô nghê. Chất là từ đến giờ em chưa giải thích được.

Đến giờ em đã là mẹ của hai con.

Em quấn quýt tình yêu của mình. Ngỡ. Trãi nghiệm của hai mái đầu tóc hóa mây bay giờ mới bắt gặp ở trái tim em. Ngộ. Tình yêu cần có thời gian để chín!

Em ngồi em hát nồng nàn một khúc ca.

“Người đàn ông đang đi bên em là người như thế nào

Sợ người ta không yêu thương em anh biết phải làm sao

Trái tim em giờ đã quên nuông chiều

Xin đừng quên ta đã từng yêu nhau…”

Màn hình soi bóng một gương mặt thanh xuân bay mất. Làn da giờ thấm màu nắng, gió của miền biển; nồng nàn hay chưa chan. Không biết.

Nâng ly. Dzô. Em uống sau một đoạn nhạc dừng. Vị bia hòa vị biển. 

Em hát bài “Từng yêu”

Thứ Ba, 12 tháng 1, 2021

[Review Sách] Bản sắc - Francis Fukuyama

Bản Sắc: Nhu Cầu Phẩm Giá Và Chính Trị Phẫn Nộ - Francis Fukuyama

Tác giả bám sát vào phẩm chất của người làm chính trị để nâng lên thành bản sắc của một thể chế hoặc quốc gia cho 14 chương sách của mìn. Nhận định của tác giả đầy tranh cải dù dẫn chứng từ "Cộng hòa" của Plato, hay tâm lý học của Fruex cho đối các ví dụ là Donald Trumph.

"Nhân phẩm hay lòng tự trọng không bắt buộc với tất cả mọi người"

Bản sắc dân tộc bắt đầu với niềm tin chung vào tính chính danh của hệ thống chính trị quốc gia, bất kể hệ thống đó có dân chủ hay không

Thứ Năm, 7 tháng 1, 2021

[Review Sách] Cuộc cách mạng một cọng rơm - Masanobu Fukuoka

Cuộc Cách Mạng Một Cọng Rơm | Đọc Truyện - Đọc Sách Miễn Phí 

Sự ảnh hưởng của thuyết nhị nguyên ở xã hội Nhật thường gặp, tác giả Masanobu (từng là một chuyên viên kỹ thuật bỏ thành thị để về nông thôn) cũng ảnh hưởng bởi thuyết này trong cách chia sẻ về cách làm nông, cũng như là cách sống "thuận theo tự nhiên" mang nhiều triết lý và sẻ chia quan điểm của ác giả hơn là việc hướng ẫn cách làm nông một cách tự nhiên

Mandala là cách thức tác giả sử dụng để hướng dẫn về cỏ cây, hoa trái theo mùa để người làm nông hay người tiêu thụ và ở đây là người đọc có thể lưu ý để chọn như một sự ảnh hưởng thứ hai.

"Nói rằng bản thân nhân thức đó có giá trị lớn lao không có nghĩa là con người tôi được gán cho bất kỳ một gia trị đặc biệt nào"

Sẽ là lạc hướng khi nói rằng người ta ăn gì đơn thuần là chuyện sở thích cá nhân, bởi lẽ một chế độ ăn uống phi tự nhiên hay ngoại lai sẽ gây khó cho người nông dân và cả ngư dân nữa. 

Mục đích của chế độ ăn tự nhiên không phải là để tạo ra những con người thông thạo thứ có thể giải thích hợp lý và sành sỏi việc lựa chọn thức ăn, mà là để tạo ra những con người không biết gì, nhặt lấy đồ ăn mà không cần viện đến những phân biệt thuộc về ý thức"

[Sách] Cái vô hạn trong lòng bàn tay (từ Big Bang đến giác ngộ) - Matthieu Ricard & Trịnh Xuân Thuận


"Khoa học và tâm linh không mâu thuẫn, mà có thể soi sáng lẫn nhau."

Thu hút và kiểm chứng đầu tiên cho người đọc là quyển sách được tái bản đến lần thứ 11.

Vũ trụ bao la mà ta ngước nhìn trên bầu trời đêm, hạt bụi nhỏ bé ta cảm nhận trên đầu ngón tay – cả hai đều chứa đựng những bí ẩn vô tận. "Cái vô hạn trong lòng bàn tay", cuộc đối thoại giữa nhà vật lý thiên văn Trịnh Xuân Thuận và nhà sư Matthieu Ricard, chính là cây cầu nối giữa hai thế giới tưởng chừng đối lập: khoa học và tâm linh.

Đi tìm sự đồng điệu giữa khoa học và tâm linh ở đây là Phật Giáo trong việc trao đổi về các khái niệm tồn tại trong cuộc sống này thông qua cuộc trò chuyện của một người đại diện cho góc nhìn của nhà khoa học (Trịnh Xuân Thuận) và một người đại diện cho góc nhìn Phật Giáo (Matthieu Ricard).  

Một Cuộc Đối Thoại Thú Vị và Khó Lường

Nếu khoa học tìm cách giải thích vũ trụ bằng phương trình và quan sát, thì tâm linh lại hướng đến sự trải nghiệm nội tâm. Nhưng cả hai, dù đi bằng những con đường khác nhau, đều tìm kiếm một điều: bản chất của thực tại.

"Vũ trụ không phải là một cỗ máy vô hồn, mà là một bản giao hưởng kỳ diệu của các quy luật tự nhiên."

Sách không phải là một cuộc tranh luận để tìm ra bên nào đúng, mà là một sự hòa quyện giữa logic và trực giác, giữa vật chất và tinh thần, giữa cái hữu hạn và cái vô hạn.

Từ Big Bang Đến Giác Ngộ – Một Hành Trình Nhìn Lại Chính Mình

Vật lý hiện đại nói rằng vũ trụ khởi đầu từ Big Bang – một điểm kỳ dị chứa toàn bộ năng lượng và vật chất.

Phật giáo lại nói rằng tâm thức cũng khởi nguồn từ một bản chất tinh khôi, không có biên giới, không thể đo lường bằng đơn vị khoa học.

"Chúng ta không thể tách rời mình khỏi vũ trụ, bởi chúng ta chính là một phần của nó."

Dưới góc nhìn của Trịnh Xuân Thuận, mỗi vì sao trên bầu trời đều là chứng nhân của một quá khứ hàng tỷ năm, phản chiếu lịch sử của vũ trụ. Còn với Matthieu Ricard, mỗi khoảnh khắc hiện tại chính là vô hạn, nếu ta thực sự sống với nó.

Thế Giới Vật Chất và Thế Giới Tâm Thức – Hai Mặt Của Một Đồng Xu

Khoa học không chỉ là những công thức lạnh lùng, mà cũng đầy chất thơ khi ta hiểu được sự vận hành kỳ diệu của tự nhiên.

Tâm linh không phải là những điều huyễn hoặc, mà là sự trải nghiệm về chính tâm thức mình, giúp ta sống tỉnh thức hơn.

"Hiểu biết mà không có trí tuệ giống như một chiếc đèn lồng không có ánh sáng."

Thế giới vật chất và thế giới tâm thức có thể không đo lường được bằng cùng một công cụ, nhưng chúng bổ sung cho nhau để giúp con người hiểu rõ hơn về chính mình.

"Tất cả chỉ là những đợt sóng trên đại dương, nhưng đại dương vẫn mãi là đại dương."

Nếu bạn là người yêu khoa học nhưng cũng tò mò về những câu hỏi triết học sâu sắc, hoặc nếu bạn quan tâm đến tâm linh nhưng muốn hiểu vũ trụ một cách có hệ thống, thì "Cái vô hạn trong lòng bàn tay" sẽ là một hành trình đáng giá.

Cuốn sách không cố gắng đưa ra câu trả lời cuối cùng, mà mở ra những cánh cửa để mỗi người tự tìm câu trả lời cho chính mình. Vì rốt cuộc, cái vô hạn không ở đâu xa, mà nằm ngay trong lòng bàn tay ta.

"Phật giáo không hề chống lại thuyết tiến hóa. Sự chuyển hóa tâm linh chính là sự chuyển hóa của dòng ý thức...Giác ngộ không mâu thuẫn với lý trí, nhưng nó vượt lên trên các giới hạn của lý trí

Khoa học là trung tính. Nó không có tư tưởng độc lập...Khoa học phải cố gắng lấy lại vị trí của mình trong môi trường văn hóa con người. Khoa học phải cố gắng lấy lại vị trí của mình trong môi trường văn hóa con người. Khoa học đã hơi rời xa trong quá khứ do một nhãn quan quá manh mún, máy móc và giản lược

Khoa học có thể hoạt động không cần tới tâm linh. Tâm linh có thể tồn tại không cần tới khoa học. Nhưng con người, để trở nên hoàn thiện, thì cần phải có cả hai"

***

"Science and spirituality are not in conflict; rather, they can illuminate each other."

One of the book’s first compelling validations lies in its enduring appeal—it has been republished eleven times.

The vast universe we gaze upon in the night sky, the tiny speck of dust we feel on our fingertips—both contain unfathomable mysteries. "The Infinitesimal Within the Palm", a profound dialogue between astrophysicist Trịnh Xuân Thuận and Buddhist monk Matthieu Ricard, serves as a bridge connecting two seemingly opposing worlds: science and spirituality.

Seeking Harmony Between Science and Spirituality

Here, the intersection of science and Buddhism unfolds as the two thinkers engage in a deep conversation about fundamental concepts of existence. One speaks from the perspective of a scientist (Trịnh Xuân Thuận), while the other represents a Buddhist approach (Matthieu Ricard).

An Intriguing and Unpredictable Dialogue

If science seeks to explain the universe through equations and observation, spirituality leans toward inner experience. Yet, despite their different paths, both ultimately pursue the same truth: the nature of reality.

"The universe is not a soulless machine but a magnificent symphony of natural laws."

This book does not seek to settle a debate over which perspective is "right"; rather, it harmonizes logic and intuition, matter and spirit, the finite and the infinite.

From the Big Bang to Enlightenment – A Journey of Self-Reflection

✅ Modern physics states that the universe began with the Big Bang—a singularity that contained all energy and matter.

✅ Buddhism, on the other hand, teaches that consciousness also arises from a primordial purity, boundless and immeasurable by scientific units.

"We cannot separate ourselves from the universe, for we are an integral part of it."

From Trịnh Xuân Thuận’s perspective, each star in the sky is a silent witness to a past spanning billions of years, reflecting the history of the cosmos. Meanwhile, Matthieu Ricard sees each present moment as infinite—if only we truly live within it.

The Material and the Spiritual – Two Sides of the Same Coin

This book reveals a profound realization:

🌿 Science is not just cold, hard formulas—it holds poetry within, as we begin to understand the intricate dance of nature.

🧘 Spirituality is not mere mysticism—it is an experiential journey into the mind, guiding us toward greater awareness.

"Knowledge without wisdom is like a lantern without light."

While the material world and the world of consciousness may not be measured by the same tools, they complement each other in helping us better understand ourselves.

Final Thoughts – A Book That Invites Self-Inquiry

"All waves rise and fall upon the ocean, but the ocean itself remains."

If you love science yet ponder profound philosophical questions, or if you embrace spirituality but seek a systematic understanding of the universe, "The Infinitesimal Within the Palm" will be a rewarding journey.

This book does not impose a definitive answer; rather, it opens doors for each reader to find their own. After all, the infinite is not beyond reach—it rests within the palm of our hands.

"Buddhism does not oppose the theory of evolution. The transformation of consciousness is itself an evolution... Enlightenment does not contradict reason, but transcends its limits."

"Science is neutral. It has no independent ideology... Science must reclaim its place within human culture, a position it had somewhat distanced itself from in the past due to an overly fragmented, mechanical, and reductive perspective."

"Science can function without spirituality. Spirituality can exist without science. But for humanity to be truly whole, both are essential."


[Nhật ký của cha] Merci, ông già & con chữ

  Ai rồi cũng phải lớn! Ông già nhận ra điều đó khi ngồi ly trà cúc còn ủ hơi nóng ở một đêm cuối hạ, lắng nghe thằng nhóc Merci nói bằn...