Chiến Phan

Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2019

[Nhật ký của cha] Nhà ba đứa nhóc

Sài Gòn như một cái bánh cam phũ đường vàng bởi nắng hạ. Ông già rời khỏi màn hình máy tính, đếm thời gian, sáng tàn, nhắn tin ghé thăm chị bạn – một trái tim sales rực lửa giờ bùng cháy nơi mãng dịch vụ được phân công - ở giữa Sài Gòn. 
Chị hỏi: Cuộc sống thế nào? Mấy đứa nhỏ ra sao? Sao thấy em cười miết vậy
Ông già cười trả lời: Vẫn thế thôi. Em có gì thì mấy mẹ con vẫn phây phây. Đấy là chuyện kế hoạch
Ông già nghĩ ngợi, sao lại không cười khi cuộc sống này đã bộn bề. Gặp nhau nào ai thích thở than. 
Chị cười: Thế nhà vẫn ở đó? Nhà ba đứa sống sao? 
Ông già lục trong vốn từ hạn hẹp, gầy dựng một khung cảnh truyền tải để chị dễ hình dung chuyện xảy ra ở căn nhà không định nghĩa rõ được hình hài. 
Như một gánh hát. Ví von theo kiểu ông bà. Ngẫm. Ông già thấy từ đó là gần nhất. Ở đó. Gánh hát của những màn tạp kỹ. Mỗi người mỗi trò. 
                Ông già ôm quyển sách thả mình vào mấy câu chuyện kể của tác giả bằng ngôn từ để rồi đặt mình vào đấy với những tóm tắt, rút ra cho phần học hỏi. Nhận thấy cuộc sống này bao la. 
                Thằng nhóc lớn Merci ôm những mãnh ghép lego để hiện thực hóa suy nghĩ mình: khủng long, con tàu, xe, máy bay bắt đầu hiển hiện. Thỉnh thoảng, sự bực dọc xen vào khi vài mãnh ghép ương ạnh không chịu nghe lời vào cho đúng khớp. Thằng nhóc quăng vào vách rồi…lụm lại. Sự cố gắng tạo hình vẫn chiến thắng. 
              Thằng nhóc nhỏ Lavie ôm bình nước như bạn, thả ánh nhìn lên màn hình ti vi với những điệu hát trẻ con. Những bài hát Việt Nam không còn nữa, như chết chìm trong tuổi thơ ông già, giờ ngoi ngớp trong mấy khúc ca trước lúc mấy đứa nhóc đi vào giấc mộng con. Trệu trạo. Ông già hay ngâm nga. Chán ngán. Thằng nhóc nhỏ tò mò việc tạo hình từ những mãnh ghép, sức hút của thằng nhóc lớn lôi kéo thằng nhóc nhỏ bày trò. Trêu ghẹo. Giật, cướp vài khối ghép. 
Sân khấu lại chuyển mình. Một phiên tòa phân xử sau màn đấm đá, ngắt nhéo với khóc la. Chủ tọa xử phiên tòa của thằng nhóc dùng ngôn ngữ rõ lời và thằng nhóc dùng ngôn ngữ cơ thể để thể hiện màn tranh cãi. Tất cả muốn điều đúng thuộc phần mình. Thường lệ 

Sân khấu lại chuyển mình. Chủ tọa biến thành quái vật. Cuộc rượt đuổi bắt đầu. Tiếng gọi nhau í ới, tiếng cười nói ngợp trời. Đôi mắt nào trong veo, ngồi gọn trong lòng mẹ, dõi theo mấy bước chân của hai gã dùng ngôn ngữ rõ lời và cơ thể. Ông già cứ thế biến thành quái vật bốn chân… đang bò. Chẳng ngại nắng hạn hay mưa rào, cứ thế tiếng vọng lao xao trong căn phòng nhỏ. 

Một dàn đồng ca của tiếng rõ, tiếng không. Ông già đệm vào thêm tiếng gào thét của một quái vật hiện hình. Gạch lạnh như đất trống, gối nệm xem như đồi. Hai thằng nhóc băng ngang trong tiếng cười nắc nẻ. 

Sân khấu lại chuyển mình. Dẫu cho trời mưa nắng, tiếng nhạc nền là những tiếng xe qua hay mưa rơi đều trên mái. Sân khấu tắt bớt đèn để đón nhận mấy màn cuối trước lúc đi vào giấc mộng con. 

Người ngựa với ngựa người. Hết cưỡi, xảy rồi trườn, băng qua máy đồi trọc, ông già nằm phơi bụng cho mấy đứa trẻ bò qua khi lưng già hết thấu. Hả hê nằm nghe kể, chuyện mấy chàng nghệ sĩ thành Bremen – của lừa, chó, gà, mèo trong ước mơ nghệ sĩ sau cuộc bỏ chạy để sinh tồn trong trí tượng tượng của Grimm. 

Gánh hát phải buông màn. Ông già hôn từng đứa. Tiếng nhạc thành tiếng hát, tiếng hát là tiếng ru, đi vào trong giấc trẻ. “Ba sẽ là cánh chim, đưa con bay thật xa…” Có đứa đệm vài lời, thuộc trong trí nhớ hôm qua. Có đứa vừa mới học, một bài ca chưa thuộc hết lời. “Rồi mai đây con lớn, bay đi khắp mọi miền, con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương”
(Ảnh: Internet) 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

[Nhật ký của cha] Merci, ông già & con chữ

  Ai rồi cũng phải lớn! Ông già nhận ra điều đó khi ngồi ly trà cúc còn ủ hơi nóng ở một đêm cuối hạ, lắng nghe thằng nhóc Merci nói bằn...