Khi bắt đầu hoài niệm,
là lúc ta đã già!
Chợ - giản nghĩa là nơi tập họp của kẻ bán, người
mua. Tra wiki, thấy không khác nghĩa nhiều. Nghĩ. Kẻ bán nơi một góc chợ giống
như đời Sales ấy; những mỹ từ thiếu vắng ở nơi đây. Thường. Người gọi con buôn.
Hiếm. Người gọi kẻ bán.
Chợ. Dọc đường buôn bán ấy bàn bạc nắng, mấy
câu người bán trãi nghiệm rút bằng mấy câu thường lập: Làm dâu trăm họ, mua lạy
bán dạ.
Chợ. Ngang đường buôn bán ấy ngăn ngắt nắng, mấy
câu người bán trãi nghiệm bằng mấy câu thường dập: có mợ thì chợ thêm đông,
không mợ thì chợ vẫn đông như thường.
Đâu đấy. Thấy đời Sales cũng không khác mấy so
với mấy cảnh này, ngoài việc được khoác lên mình mấy bộ cánh trong những căn
phòng được đóng khung chuyên nghiệp. Bước ra rồi, thấy những cuộc đời buôn bán ấy
chẳng khác bao nhiêu dù chợ giờ dời lên mạng mua bán nhiều.
Khi bắt đầu hoài niệm,
là lúc ta tiếc nuối!
Trở về mấy phiên chợ chưa dời lên mạng, những
kiếp sống đeo bám, ru mấy con người lỡ gắn bó với chợ như một thứ gì đó khó từ
bỏ ngoài mấy chuyện mưu sinh, chỉ đến khi nắng chiều đời ngã lưng về phía bên
mình, thấy tình cảm về kiếp sống ấy lại tràn về. Đam mê. Như kẻ yêu thương quyết
giữ lời thề. Cứ phải bước ra khu chợ đấy để sống trọn với yêu thương.
Người tình là một trong những con người lỡ sa vào
tình yêu ấy. Chợ. Rộn ràng. Ở mấy dịp giáp Xuân. Thức đêm. Chờ sáng. Dù ngồi nửa
ngày phải nghĩ nửa ngày còn lại. Ấy vậy sớm mai lại cứ phải ra để tiếp tục nồng
nàn với mấy lời rao, tiếng hỏi, sang sảng một góc hàng. Chuyện ấy không còn ở
mưu sinh.
Bạn của người tình là một trong những con người
ngồi cả một đời dọc ngang mấy ô nằm trong ô chợ ấy. Lên đời. Sạp đóng nữa chân.
Ngồi bày. Gian hàng. Đêm thức. Chờ sáng. Hai mươi bảy Tết. Chờ những ngày chiến
cuối. Bạn khóc. Chị ơi, tôi nhớ. Dặn con, dắt ra, về chợ để cho vơi bớt nhớ
nhung.
Sự tình. Đổi thay. Người nay đổi khác, thích chợ
mấy buổi giáp Xuân. Đúng Ba mươi. Mua cho rẻ như lục bình bán bó. Sự tích. Không
còn. Mấy lời rao, tiếng hỏi, sang sảng ở một góc hàng. Chỉ thấy một thế hệ mới
sang. Lẹ làng. Bán buôn chụp giựt như thời buổi online, lỡ một nhịp mất một mối.
Trở về mấy phiên chợ chưa dời lên mạng, máu ngấm
vào người, cứ liếc nhìn dọc ngang, của đồ bán sắp hàng. Dặn lòng. Bớt chuyện nề
hà. Giá cả với phải chăng.
Hai mươi bảy Tết. Hoa Xuân người đi, ngắm nhìn
chờ giá hạ. Đâu đó lại là ba mươi. Đôi vợ chồng trẻ, từ quê lên phố, cột chặt mấy
chậu hoa, sau lời mở hàng đúng giá, đi kèm theo lời chúc một năm mới mắn may, của
nhà quê lên phố, mang nước của quê theo, sợ thị thành tưới rụng mấy nụ hoa chờ
bán. Thằng nhóc già đi chợ, không chỉ có ngắm hoa, mua được như đúng giá, từ mấy
lời chúc Tết của đôi vợ chồng trẻ, từ quê nhà lên phố.
Thì muốn. Xuân đến với mọi nhà, nề hà chi giá cả
để Xuân chỉ có mình ta lướt qua dòng báo mạng, thấy người quên lên phố, về đổ
hoa chất đầy rồi chặc lưỡi thấy thương. Thì thôi, bình thường ơi bớt lại chuyện
đợi đến ba mươi.
Chợ (5) – Một tình yêu
Link: http://chienphan.blogspot.com/2017/01/cho-5-mot-tinh-yeu.html
Chợ (4) – Người đi buôn hồn cũ
Chợ (3) – Nhân sinh như mộng
Chợ (2)
Chợ (1)
***
When nostalgia begins, it's a sign that we are getting old!
Chợ (market) - simply a gathering place for sellers and buyers. Look it up on Wiki, and you'll find not much difference in meaning. The seller in a corner of the market is like a salesperson's life; the poetic words are absent here. Usually, people call them merchants. Rarely, someone calls them sellers.
Chợ. Along the trading route, under the scorching sun, the experienced sellers summarize their experiences with common sayings: "Marrying into a hundred families, buying and selling with gratitude."
Chợ. Across the bustling trading route, under the harsh sunlight, the experienced sellers convey their experiences through sayings like: "If there are more women, the market becomes busier, without them, the market remains as busy as usual."
Somewhere. Life as a Sales person is not much different from these scenes, except for the fact that they get to wear professional outfits in well-framed rooms. Stepping out, you see that these lives of trading are not much different, even though the market has now moved online for many transactions.
When nostalgia begins, it's a time for regret!
Returning to the days when the market had not moved online, those lives clinging to, nurturing people who are attached to the market as something hard to give up beyond the survival issues, only when the setting sun bends towards us, the feelings about that life come flooding back. Passion. Like a lover determined to keep their promise. It's necessary to step out into that market to fully live with that love.
The lover is one of those who inadvertently fell into that love. Market. Bustling. Especially during festive occasions. Staying up all night. Waiting for the morning. Although half a day is spent thinking, the other half remains. Yet, the next morning, they must go out again to continue passionately with the announcements, inquiries, and the lively atmosphere of a corner market. It's no longer about survival.
The friend of the lover is one of those who sat their whole life across those stalls within that market. Ascending to the divine. Half a foot into the grave. Sitting and arranging. Stall half-closed. Sitting, displaying. Staying awake at night. Waiting for the morning. Twenty-seven Tet. Waiting for the last battles. The friend cries. Oh sister, I miss you. Remind your child, to take them to the market to ease the nostalgia.
The situation changes. People today are different, liking the market a few days before the Lunar New Year. Exactly thirty days. Buying cheaply, like grabbing a bundle of flowers. The legend. Gone. The announcements, inquiries, and lively scenes at a market corner are seen in a new generation. Swift. Wholesale trading is photographed as in the online era; one missed beat loses a connection.
Returning to the days when the market had not moved online, the blood soaked into the person, just glancing sideways, seeing things lined up ready for sale. Reminding the heart. Reduce the burdens. Price with reason.
Twenty-seven Tet. The Spring of people going, admiring, and waiting for lower prices. Somewhere it turns to thirty. A young couple, from the countryside to the city, firmly tie a few pots of flowers, after the right opening price, accompanied by New Year wishes, from the couple from the countryside to the city, carrying water from hometown, afraid that the city will wither the waiting flowers for sale. An old boy goes to the market, not just to admire flowers, but to buy them at the right price, from the New Year wishes of the young couple from the countryside to the city.
If you want it. Spring comes to every home, forget the price so that Spring only has us skim through the online news, seeing people forgetting to go to the city, coming back with chemicals to fill, and clamping their tongues feeling sorry. Well then, normalcy, reduce the waiting for thirty.