Chiến Phan

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2024

[Sách] Việt Nam lịch sử không biên giới - Trần Tuyết Nhung, Anthony Reid

 

"Lịch sử Việt Nam chưa bao giờ là câu chuyện của một đất nước cô lập. Từ những đoàn thuyền buôn của người Champa đến các cuộc di cư từ miền nam Trung Hoa, Việt Nam luôn là một phần của dòng chảy khu vực."

Lịch sử được viết bởi người còn sống! Nó trả lời bạn khi trong những men cay, lựa lời để tránh xa việc rơi vào vòng thị phi của một đời công bộc. 

Lịch sử Việt cũng đi theo vết thăng trầm đó. Một tập hợp những tư liệu lịch sử, phản biện để đào sâu là cần thiết. Cuốn sách Việt Nam: Lịch Sử Không Biên Giới của Trần Tuyết Nhung và Anthony Reid không chỉ là một nghiên cứu lịch sử sâu sắc mà còn là một tác phẩm mở ra góc nhìn mới mẻ về quốc gia hình chữ S này. Thay vì tiếp cận lịch sử Việt Nam như một câu chuyện khép kín bên trong biên giới quốc gia, cuốn sách đặt Việt Nam vào bối cảnh khu vực và thế giới, từ đó soi rọi những tương tác xuyên biên giới, ảnh hưởng văn hóa, chính trị, kinh tế, và con người.

Khác biệt trong cách tiếp cận lịch sử. Sự phụ thuộc quá nhiều vào tư liệu của nước ngoài, cụ thể hơn là Pháp, phần dữ liệu trong nước được viết lại trong sự chủ quan, đề cao một nền độc lập của quốc gia dân tộc, sự khách quan của người viết sử ít nhiều đã bị bào mòn.

Một trong những điểm độc đáo của cuốn sách là sự nhấn mạnh vào "biên giới mềm" – nơi mà các dòng chảy thương mại, di cư, văn hóa, và cả chiến tranh vượt ra khỏi những ranh giới địa lý cứng nhắc. Các tác giả đã khéo léo chứng minh rằng lịch sử Việt Nam không thể hiểu trọn vẹn nếu chỉ nhìn vào những sự kiện bên trong lãnh thổ, mà cần phải xét đến ảnh hưởng từ các quốc gia láng giềng và vùng biển Đông.

Di cư và giao lưu văn hóa: Những làn sóng di cư, từ người Hoa, người Ấn Độ đến người Âu, đã hình thành nên sự đa dạng văn hóa của Việt Nam. Tác giả đưa ra các minh chứng về cách những người di cư không chỉ thay đổi Việt Nam mà còn khiến Việt Nam trở thành một phần của mạng lưới khu vực rộng lớn hơn.

Kinh tế biển và thương mại: Với vị trí chiến lược trên bản đồ thương mại biển Đông, Việt Nam từ lâu đã đóng vai trò như một nút giao quan trọng. Điều này giúp lý giải vì sao các triều đại phong kiến không chỉ tập trung vào đất liền mà còn coi trọng việc kiểm soát các cảng biển.

Chiến tranh và biên giới: Sách cũng thảo luận về những xung đột xuyên biên giới, từ thời kỳ chống lại người Chăm, người Mông, đến các cuộc chiến với Trung Quốc và Pháp. Qua đó, độc giả nhận thấy biên giới Việt Nam không chỉ là một đường kẻ trên bản đồ mà là một khái niệm linh hoạt, thường xuyên được định nghĩa lại qua các cuộc xung đột và thương lượng.

"Di cư lao động không chỉ là một nhu cầu kinh tế, mà còn là một công cụ chính trị sắc bén trong tay chính quyền thực dân."

Giọng văn và cách trình bày

Dù là một công trình học thuật, cuốn sách không hề khô khan nhờ vào lối viết mạch lạc, giàu tính kể chuyện. Những câu chuyện về con người, từ các thương nhân, chiến binh đến những người di cư vô danh, được tái hiện sinh động, giúp độc giả dễ dàng hình dung bối cảnh lịch sử.

"Lịch sử không chỉ thuộc về quá khứ. Nó là cách chúng ta hiểu hiện tại và định hướng tương lai."

***

"Vietnamese history has never been the story of an isolated nation. From the trading fleets of the Champa people to the migrations from southern China, Vietnam has always been a part of the regional flow."

History is written by the living! It responds to you, even in moments of intoxication, carefully choosing its words to steer clear of the rooms filled with gossip surrounding the life of a civil servant.

Vietnamese history, too, follows the ups and downs of this pattern. A comprehensive collection of historical documents and critical analysis is essential to dig deeper. The book Vietnam: A History Without Borders by Nhung T. Tran and Anthony Reid is not only a profound historical study but also a work that opens up a fresh perspective on the S-shaped country. Instead of viewing Vietnam's history as a closed narrative confined within national borders, the book situates Vietnam in the context of the region and the world, thereby illuminating cross-border interactions and their cultural, political, economic, and human impacts.

A Different Approach to History

The excessive reliance on foreign sources, particularly French ones, combined with domestic records rewritten through a subjective lens that often emphasizes national independence, has somewhat eroded the objectivity of historical narratives.

One of the book's unique aspects is its emphasis on "soft borders"—areas where flows of trade, migration, culture, and even conflict transcend rigid geographical boundaries. The authors deftly demonstrate that Vietnam's history cannot be fully understood by examining only domestic events; it must also consider the influences of neighboring countries and the East Sea.

Migration and Cultural Exchange

Waves of migration—from the Chinese, Indians, to Europeans—shaped Vietnam's cultural diversity. The authors provide evidence of how these migrations not only transformed Vietnam but also integrated it into a broader regional network.

Maritime Economy and Trade

Given its strategic position on the East Sea trade routes, Vietnam has long played a pivotal role as a key crossroads. This explains why feudal dynasties not only focused on the mainland but also prioritized controlling seaports.

War and Borders

The book also delves into cross-border conflicts, from the struggles against the Champa and the Mongols to wars with China and France. Readers come to understand that Vietnam's borders are not merely lines on a map but flexible concepts, constantly redefined through conflicts and negotiations.

"Labor migration was not only an economic necessity but also a sharp political tool in the hands of colonial authorities."

Writing Style and Presentation

Although it is an academic work, the book is far from dry, thanks to its clear and engaging narrative. Stories about people—merchants, warriors, and anonymous migrants—are vividly brought to life, allowing readers to easily visualize the historical context.

The book is indispensable for anyone seeking a deeper understanding of Vietnam's history within a global context. It is not just a history book but a lens through which one can perceive the nation's identity and position in the world's flow.

"History does not belong solely to the past. It is how we understand the present and shape the future."

https://doisales.com.vn/index.php/2024/12/31/sach-viet-nam-lich-su-khong-bien-gioi-tran-tuyet-nhung-anthony-reid/

Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2024

[Sách] Nam Hoa Kinh -Trang Tử


“Không biết ta là Trang Chu mơ mình hóa bướm, hay bướm mơ mình hóa Trang Chu.”

"Con người là thiện hay ác?" Nó hỏi anh ở một sớm trời cuối năm.

"Thiện ác đều có sẵn trong mỗi con người. Tùy vào nhận thức và trí tuệ, tại mỗi khoảnh khắc lựa chọn cái lợi hơn sẽ được chọn." Anh trả lời qua dòng tin nhắn được nghỉ suy, chắt lọc.

Nó cười, viết lại hồi đáp cho anh: "Khổng, Mạnh nói là thiện (nhân chi sơn tánh bổn thiện). Tuân tử nói là ác, vì ác mới cần tu thiện. Vậy vốn dĩ theo cách Trương tử nhìn nhận là cả hai?"

Giờ nó tìm đến một Trang tư để lắng nghe triết luận bàn.

"Nam Hoa Kinh" của Trang Tử không chỉ là một cuốn triết luận, mà còn là một tác phẩm nghệ thuật trong tư duy, ngôn ngữ và cảm xúc. Được xem như một trong những kiệt tác lớn của triết học Lão-Trang, cuốn sách không chỉ giúp độc giả khai mở tâm trí mà còn dẫn dắt họ vào một hành trình chiêm nghiệm sâu sắc về tự do, bản chất cuộc sống và mối quan hệ giữa con người và vũ trụ.

1. Tự do tuyệt đối – Hóa thân giữa trời đất

Một trong những hình ảnh biểu tượng nhất trong Nam Hoa Kinh là câu chuyện về “Trang Chu mộng hồ điệp”. Ở đó, Trang Tử kể:

Câu chuyện này không chỉ mang ý nghĩa triết học sâu sắc về sự nhập nhằng giữa thực và ảo, mà còn nhấn mạnh khát vọng tự do tuyệt đối của con người – sự vượt thoát khỏi ràng buộc của bản ngã, danh lợi, và định kiến.

2. “Vô vi” – Sống thuận theo tự nhiên

Trang Tử kế thừa tinh thần của Lão Tử khi nhấn mạnh triết lý “vô vi” – không hành động cưỡng ép, mà sống thuận theo tự nhiên:

“Đạo của trời là không tranh, nhưng không gì không thắng.”

Triết lý này không chỉ là lời khuyên sống hòa hợp với vũ trụ, mà còn là sự nhắc nhở về việc buông bỏ tham vọng, sống nhẹ nhàng để đạt được sự an lạc nội tâm.

3. Sự tương đối của vạn vật – Không có đúng hay sai tuyệt đối

Trang Tử thường dùng những câu chuyện giản dị nhưng thâm sâu để minh họa cho tư tưởng rằng mọi thứ trong cuộc sống đều tương đối. Một trong những câu trích dẫn nổi tiếng là:

“Cái lớn không có bờ, cái nhỏ không có trong. Bởi vậy, không có gì là nhất định lớn, cũng không có gì là nhất định nhỏ.”

Câu nói này giúp ta hiểu rằng không có chuẩn mực cố định nào để đánh giá mọi thứ trong cuộc đời, và chính sự chấp nhận tính đa dạng của thế giới mới đem lại sự bình an.

4. Con người và Đạo – Hòa mình vào vũ trụ

Trong Nam Hoa Kinh, Trang Tử thường mô tả hình ảnh con người như một phần nhỏ trong dòng chảy bất tận của Đạo. Ông viết:

“Con người đi trong Đạo mà không biết mình đi trong Đạo, như cá bơi trong nước mà không biết mình bơi trong nước.”

Tư tưởng này khuyến khích con người từ bỏ sự ngạo mạn, hiểu rằng mình chỉ là một phần nhỏ bé trong cõi tự nhiên vô tận, từ đó sống hòa hợp và khiêm nhường hơn.

***

“Am I Zhuang Zhou dreaming of being a butterfly, or a butterfly dreaming of being Zhuang Zhou?”

“Are humans inherently good or evil?” It asked him one late morning at the year's end.

“Good and evil both exist within every person. Depending on one’s awareness and wisdom, the choice that seems most beneficial at the moment will prevail,” he replied through a carefully thought-out text message.

It smiled, writing back to him:

“Confucius and Mencius say humans are good by nature (‘human nature is fundamentally good’). Xunzi argues that humans are evil, for only evil needs to be cultivated into good. So, according to Zhuangzi, is it both?”

Now, it turns to Zhuangzi’s Nam Hoa Kinh (The Book of Zhuangzi) to hear his philosophical musings.

Zhuangzi’s Nam Hoa Kinh – A Work of Art in Philosophy

Nam Hoa Kinh (The Book of Zhuangzi) is not merely a philosophical treatise but also a masterpiece of thought, language, and emotion. Recognized as one of the great works of Lao-Zhuang philosophy, the book not only helps readers unlock their minds but also leads them on a profound journey of reflection on freedom, the essence of life, and the relationship between humanity and the cosmos.

1. Absolute Freedom – Transformation Within the Cosmos

One of the most iconic images in Nam Hoa Kinh is the story of “Zhuang Zhou dreaming of a butterfly.” Zhuangzi narrates:

“Am I Zhuang Zhou dreaming of being a butterfly, or a butterfly dreaming of being Zhuang Zhou?”

This tale not only conveys a profound philosophical reflection on the ambiguity between reality and illusion but also emphasizes humanity’s ultimate aspiration for absolute freedom – liberation from the constraints of ego, ambition, and prejudice.

2. “Wu Wei” – Living in Harmony with Nature

Zhuangzi carries forward Laozi’s spirit by emphasizing the philosophy of Wu Wei – effortless action or non-coercion:

“The Way of Heaven is non-contention, yet it leaves nothing unconquered.”

This philosophy is not just advice to live harmoniously with the universe but also a reminder to let go of ambitions, live lightly, and achieve inner peace.

3. The Relativity of All Things – No Absolute Right or Wrong

Zhuangzi often employs simple yet profound stories to illustrate that everything in life is relative. One of his famous quotes reads:

“The vast has no boundaries, the minute has no interior. Therefore, nothing is absolutely vast, and nothing is absolutely minute.”

This teaches us that there are no fixed standards to evaluate life, and accepting the diversity of the world brings true tranquility.

4. Humanity and the Dao – Merging into the Universe

In Nam Hoa Kinh, Zhuangzi often portrays humanity as a small part of the infinite flow of the Dao. He writes:

“Humans walk within the Dao without realizing they are walking within it, just as fish swim in water without realizing they are swimming in water.”

This thought encourages people to abandon arrogance, understand their smallness in the vast natural order, and thus live more harmoniously and humbly.

Closing Thoughts

Zhuangzi’s Nam Hoa Kinh is not an easy book to read, but it is undoubtedly a rewarding one. Its philosophy, though ancient, remains timeless and relevant, especially for those seeking peace of mind or striving to transcend the constraints of modern society.

The book serves as a gentle reminder:

“Live simply, like drifting clouds or flowing water – that is the path to true freedom.”

Don’t read Nam Hoa Kinh to find definitive answers; read it to learn how to ask the right questions. You might just find a part of yourself within its pages.

https://doisales.com.vn/index.php/2024/12/30/sach-nam-hoa-kinh-trang-tu/

[LD] Những Bàn Tiệc Dưới Ánh Hào Quang - Banquet Under the Glow of Lights

 “Ấy bao nhiêu tuổi hỡi cô mình

Chị cũng xinh mà em cũng xinh”


Paris Garden, mềm màng nơi đầu đường Minh Khai, những ngày cuối năm, khí trời Sài Gòn như dịu dàng lại, hai bàn tiệc dài đã được bày biện. Ngọt ngào màu chủ đạo. Trắng và hồng đào, gam màu của năm như để tô điểm thêm phần lung linh cho trang phục của khách mời. Đêm của tri ân những con người dấn thân vào đời Sales bất động sản. 

Một bàn là những gương mặt quen thuộc từ PKH, bàn kia thuộc về LD. Xen kẻ với khách mời, sales bất động sản từ các sàn danh tiếng tại Sài Gòn, đồng hành là những đối tác gỗ An Cường, hệ sinh thái Hafele. Tất cả hòa quyện, gốp phần làm nên buổi tối đầy ý nghĩa.

Đứa em ngồi cạnh, từ giã một mái nhà Toyota, bước vào một mái nhà mới tự xây, con đường lựa chọn tiếp vẫn là bán hàng, chỉ là đổi sang bán một món hàng mới. 

Giao thông Sài Gòn là một bản nhạc lộn xộn, đã gò ghép một trên một nền nhạc náo động. Nhiều thành viên đến muộn, đội tổ chức loay hoay trong việc chọn cái tên xứng đáng cho phần mềm đầy tham vọng – ứng dụng Fast Q – hỗ trợ tính toán ngân sách đầu tư dự kiến về một thiết kế thi công. Quyết định đánh dấu một ngày, nhưng cũng gắn liền với lo lắng: làm sao để khác biệt?


Nốt nhạc cuộc sống thăng, trầm khiến con người ta vĩnh viễn chẳng thể quên. Trên bàn tiệc, men cay thấm qua từng bờ môi. Đượm ướt. Có cô nhóc từ Novaland, rơi nước mắt khi kể hành trình bước chân vào đời sales đầy gian truân. Cô nhóc đã tự đứng dậy, trở thành một bà mẹ đơn thân với chỉ một trăm tám chục nghìn đồng trong túi khi rời khỏi nhà, phía sau là gánh nợ cần trả. Một cuốc taxi trả hết một trăm năm mươi nghìn đồng, còn lại một hộp cơm vừa đủ ba chục để mẹ con ăn. 

“Hãy cho tôi một cơ hội,” cô nhóc đã nói trong một buổi phỏng vấn khi biết rằng mình bị loại, nguyên nhân chỉ là nghề quá nhọc nhằn, quản lý lắng lo cho một người mẹ đơn thân. Thiên kiến. Như thể đất Việt của một thời ảnh hưởng của đất nước cận kề, cố gắng gồng mình lên để thay đổi quan điểm về phụ nữ ngàn năm vẫn chưa xong. Truyền thuyết Âu Cơ, mấy câu chuyện về những người nữ anh hùng như Hai Bà Trưng, công chúa, hoàng hậu trong suốt thời phong kiến kéo dài đến thời hiện tại, cũng gồng mình lên hy vọng của đổi thay một cách nhận nhìn.

Ánh hào quang chẳng khép lại với ai thèm khát nó. Nhạc sống vẫn được chơi. Người mẹ đơn thân đã trình diễn trên khung đời với quyết tâm tồn tại và vương lên, trả hết nợ ần trong vòng hai năm trọn, để rồi nở nụ cười trên sân khấu lung linh. Phấn son tô điểm ngạo với nhân gian một nụ cười. 

Hành trình đó như những vần điệu dệt thành lời ca, là đời sales – những con người đưa đò đã trải qua biết bao thách thức.


Trong khoảnh khắc đó, ánh mắt chân thật như tỏa ra khắp khán phòng. Trên sân khấu, clip hành trình LD vượt bao thách thức đã mang đến cho khách mời những phút giây nhìn lại, tìm kiếm sự đồng cảm. Các sales đã trình bày câu chuyện đời mình.

Trăm vẻ như in tờ giấy trắng

Ngàn năm còn mãi cái xuân xanh

(Đề Nhị Mỹ Nhân Đồ)

Những giọt nước mắt rơi xuống bàn tiệc không chỉ là sự xúc động mà còn là lời nhắc nhở về bản chất của nghề sales – một hành trình không ngừng chèo chống giữa những con sóng lớn. Họ là những người đưa đò, luôn cố gắng giữ thăng bằng giữa các nhu cầu của khách hàng và mục tiêu cá nhân. Họ cũng là những nghệ sĩ, che giấu những nỗi đau riêng để giữ nụ cười khi xuất hiện trước khách hàng.

Một chương mới của LD được viết lên, nó đại diện chia sẻ suy nghĩ về sự ra đời của một lĩnh vực mới - bất động sản, về một cái tên Fast Q là tên của phần mềm được ra mắt, về những trải lòng của một câu chuyện đời sales theo mình với những định nghĩa: “Đời Sales là một kẻ đưa đò, làm sao đừng phải qua sông đắm đò. Đời sales là một người nghệ sĩ hài, đằng sau là đắng, cay, chua, ngọt thì bước ra sân khấu thì vẫn gắn một nụ cười ở trên môi. Muốn làm được điều đó, cần tạo cho mình một bản sắc riêng, chẳng gì khác hơn là chân thật đến chân thành”  

Nhìn lại các ánh mắt của buổi tiệc. Trong khán phòng đó, hơn một nửa là phụ nữ – những chiến binh thầm lặng đã vượt qua định kiến và khó khăn để khẳng định giá trị của mình. Nhìn vào ánh mắt họ, người ta thấy sự quyết tâm, lòng can đảm, và niềm tự hào khi được công nhận. Điều này khiến LD càng thêm trân trọng những đóng góp của họ.

Buổi tiệc khép lại trong ánh sáng dịu dàng của Paris Garden. Những món quà tri ân được trao tay, những lời hẹn gặp lại vào năm sau được thốt lên trong nụ cười. Như câu nói cuối cùng vang lên: “Vì cuộc đời còn phong ba, nên việc cần làm là đừng bao giờ gục ngã.” Hẹn gặp lại. Những con người trẻ, một thế hệ mới

(Ảnh: Internet)

https://doisales.com.vn/index.php/2024/12/29/ld-nhung-ban-tiec-duoi-anh-hao-quang-banquet-under-the-glow-of-lights/

***

“How old are you, dear lady?

Both you and your sister are so beautiful.”

At Paris Garden, nestled gently at the beginning of Minh Khai Street, the year-end in Saigon feels unusually calm. Two long tables have been beautifully arranged, dominated by soft, sweet colors. White and peach pink—the hues of the year—add a touch of elegance, complementing the attire of the guests. This night is a tribute to those who have dedicated themselves to the challenging world of real estate sales.

One table is filled with familiar faces from Phan Khang Home (PKH), while the other belongs to Lavie Decor (LD). Interspersed are prominent sales agents from Saigon’s renowned real estate firms, joined by partners from An Cường and the Hafele ecosystem. Together, they contribute to an evening full of meaning and gratitude.

Seated nearby is a young woman who has left Toyota behind to build her new path. She remains steadfast in her sales career, but now with a new product. The chaotic symphony of Saigon traffic plays in the background as late arrivals trickle in, while the organizing team deliberates over the name for a newly launched software, Fast Q. Designed to assist in budget calculations for construction and design investments, the software signifies both a pivotal milestone and a challenge to stand out in a competitive landscape.

Life's notes of highs and lows leave an indelible mark. At the banquet, the bittersweet sip of wine accompanies heartfelt stories. A young mother from Novaland shares her tumultuous journey into the world of sales. With only 180,000 VND in her pocket, she left home burdened by debt, spending 150,000 on a taxi and the remaining on a meal for herself and her child.

"Give me a chance," she once pleaded during a job interview, knowing she had been dismissed simply because the career was deemed too demanding for a single mother. Her story reflects not only her struggles but also the deeply ingrained biases women face. As in Vietnam’s history, where tales of heroines like the Trung Sisters fought against societal norms, the modern woman continues to challenge perceptions.

Under the stage lights, she stands triumphant—a single mother who cleared her debts within two years and now smiles with quiet pride. Her journey mirrors the life of sales professionals, described as ferrymen steering through turbulent waters or comedians who mask their personal struggles behind smiles for their clients.

As LD presents a video showcasing their challenges and achievements, the room is filled with empathy and reflection. The sales representatives share their narratives, embodying the essence of their profession: perseverance, authenticity, and an unwavering commitment to their craft.

"Sales is about building a unique identity, anchored in sincerity and authenticity," one participant declares. Looking around, one cannot miss the silent strength radiating from the women present—more than half of the attendees. Their eyes convey determination, courage, and a deep sense of pride, underscoring the significant contributions they make to their field.

The evening concludes in the soft glow of Paris Garden, with heartfelt gifts exchanged and promises to reunite in the year ahead. As the final words echo through the hall, “Because life is still stormy, never give up,” the guests depart with renewed hope and inspiration.

See you again—a young generation, ready to embrace new challenges.


Thứ Năm, 26 tháng 12, 2024

[Sách] Bất động sản thực chiến - Chu Phong


"Hãy trở thành chuyên gia trong khu vực mà bạn đầu tư. Một khu đất tốt không chỉ nằm ở vị trí, mà còn ở tiềm năng phát triển dài hạn."
Khi cơn sóng bất động sản gợn li ti trở lại, chú nhóc ngồi cạnh nó trong một buổi tiệc tri ân, đưa ra những dấu hiệu, nhận định thì trong tâm tình đó, có những suy nghĩ chen ngang bởi cùng bàn có những anh em bước sang lĩnh vực này. 
Mỗi câu chuyện là một đời sales, có nụ cười và giọt nước mắt. Thôi thúc nó tìm hiểu về lĩnh vực này, trong đó bóng hình của Trung Quốc gần như là một nơi khá tương tự để tìm hiểu.

"Bất Động Sản Thực Chiến" của Chu Phong không chỉ đơn thuần là một cuốn sách hướng dẫn đầu tư, mà còn là một "cuốn sổ tay" đúc kết kinh nghiệm thực tiễn từ những thương vụ thành công lẫn thất bại của chính tác giả. Với lối viết chân thực, giàu trải nghiệm, cuốn sách mang lại cho độc giả góc nhìn rõ ràng, cụ thể về việc đầu tư bất động sản (BĐS) trong bối cảnh thị trường luôn thay đổi.

Chu Phong nhấn mạnh rằng trước khi nói đến tiền, người đầu tư cần trang bị cho mình một tư duy đúng đắn:

"Bất động sản không chỉ là đất đai, nhà cửa, mà là một công cụ tài chính. Nếu bạn không hiểu nó, bạn sẽ trở thành nạn nhân của chính nó."

Thông qua cuốn sách, tác giả nhắc nhở độc giả phải luôn xem đầu tư BĐS như một bài toán dài hạn thay vì chạy theo những cơ hội ngắn hạn hấp dẫn.

Chu Phong chia sẻ những câu chuyện thực tế, trong đó việc nghiên cứu kỹ về hạ tầng, dân cư, và dòng tiền đã giúp ông tránh được những sai lầm lớn.

Chu Phong nhấn mạnh tầm quan trọng của dòng tiền trong mọi thương vụ:

"Dòng tiền là vua, đặc biệt trong giai đoạn thị trường biến động. Nếu bạn không thể duy trì dòng tiền, bạn sẽ bị cuốn trôi."

Tác giả đưa ra các chiến lược cụ thể về cách xoay vòng vốn, cách tận dụng đòn bẩy tài chính hợp lý, và quan trọng nhất là luôn có một khoản dự phòng để đối phó với rủi ro.

"Đầu tư bất động sản không dành cho những người thiếu kiên nhẫn. Cơ hội lớn thường nằm ở những thời điểm khó khăn nhất."

Tác giả dẫn chứng bằng chính những thương vụ mà ông đã thực hiện trong thời kỳ suy thoái kinh tế, khi người khác lo lắng bán tháo thì ông kiên nhẫn chờ đợi và thu mua với giá trị thấp hơn.

Không giấu giếm, tác giả dành một phần của cuốn sách để kể về những lần thất bại do chủ quan, thiếu nghiên cứu hoặc chạy theo tâm lý đám đông. Một trong những câu trích dẫn đáng nhớ là:

"Sai lầm lớn nhất trong đầu tư là không chấp nhận học từ những sai lầm nhỏ."

Bất Động Sản Thực Chiến là một cuốn sách không thể thiếu với những ai đang hoặc sẽ bước vào lĩnh vực bất động sản. Từ những nhà đầu tư mới chập chững đến những người đã có kinh nghiệm, cuốn sách đều mang lại giá trị thực tiễn, giúp bạn hiểu rõ hơn về cách xây dựng chiến lược dài hạn.

"Đầu tư bất động sản không phải là trò chơi may rủi. Đó là sự kết hợp giữa kiến thức, kinh nghiệm, và khả năng thích ứng với thị trường."

***

"Become an expert in the area you invest in. A good piece of land is not only about location, but also about long-term development potential."

When the real estate wave rippled back, the boy sitting next to him at a gratitude party, giving signs and comments, in that mood, there were thoughts that interrupted because at the same table there were brothers who had moved into this field.

Each story is a sales life, with smiles and tears. Urging him to learn about this field, in which the shadow of China is almost a similar place to learn.

"Real Estate" by Chu Phong is not simply an investment guide, but also a "handbook" summarizing practical experience from the author's own successful and failed deals. With a realistic and experienced writing style, the book gives readers a clear and specific perspective on real estate investment in the context of an ever-changing market.

Chu Phong emphasized that before talking about money, investors need to equip themselves with the right mindset:

"Real estate is not just land and houses, but a financial tool. If you don't understand it, you will become a victim of it."

Through the book, the author reminds readers to always consider real estate investment as a long-term problem instead of chasing attractive short-term opportunities.

Chu Phong shares real-life stories, in which careful research on infrastructure, population, and cash flow helped him avoid big mistakes.

Chu Phong emphasizes the importance of cash flow in every deal:

"Cash flow is king, especially in a volatile market. If you can't maintain cash flow, you will be swept away."

The author provides specific strategies on how to rotate capital, how to make reasonable use of financial leverage, and most importantly, always have a reserve to deal with risks.

"Real estate investing is not for the impatient. Great opportunities often come at the most difficult times."

The author cites the deals he made during the economic recession, when others were worried about selling off, he patiently waited and bought at a lower value.

Without hiding anything, the author devotes a part of the book to telling about failures due to subjectivity, lack of research or following the crowd mentality. One of the memorable quotes is:

"The biggest mistake in investing is not accepting to learn from small mistakes."

Real Estate is an indispensable book for those who are or will enter the real estate field. From new investors to experienced people, the book brings practical value, helping you better understand how to build a long-term strategy.

"Real estate investing is not a game of chance. It is a combination of knowledge, experience, and the ability to adapt to the market."

https://doisales.com.vn/index.php/2024/12/26/sach-bat-dong-san-thuc-chien-chu-phong/

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2024

[TFSVN] Câu chuyện 15 năm - Hồi 6 - Ngộ biến tòng quyền - TFSVN] The Story of 15 Years - Chapter 6 - Adapting to Circumstances


 

“Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,

Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.”

Sân khấu không thể thiếu hậu đài. Ánh sáng phía trước vẫn cuốn con người ta bước lên, có người bước xuống, mắt vẫn hướng về một sân khấu sáng đèn, như thể đom đóm chẳng rời xa được ánh sáng, dù là nhân tạo. Nó đứng trước cửa khoan tàu, hiển hiện những con số nổi bật trước cánh cửa, các thành viên của khoan tàu đang ngồi chi chít.

“Anh ổn chứ hả anh!? Thở đi anh?”

Sài Gòn Center, lầu 12, phía sau chỗ nó ngồi, đám trẻ rộn ràng ở phòng dịch vụ khách hàng (tên phòng hay bị nhầm với chăm sóc khách hàng). Háo hức. Tô chút má hồng ngạo với non sông. 

Con tàu TFSVN tiếp nhận thêm người mới, suốt dọc hành trình mười lăm năm của mình, mọi thứ đang đổi thay, tất cả phải nhận nhìn cuộc sống không dừng lại. 


Ngắm. Người lên, kẻ xuống. Như thể vượt ngàn thiên lý tiễn người đi, thì cũng qua vạn thiên lý gặp người đến. Một lớp người nữa đã ra đi, một lớp người mới đang bước lên tàu. Đâu đó, họ nói nhau nghe về những thuộc tính, đặc tính hay cách miêu tả về một cách nghỉ, cách làm: “những kẻ theo sau,” “những người làm,” “những người non”...Đặt để, từ guồng cuộc sống bên ngoài, mang theo đặc tính sống còn của tư bản vốn chất.

Dẫu thương, mấy đứa trẻ ở khoan tàu sống lâu như nó, cứ mang suy nghĩ và cảm xúc của quá khứ chèn vào hiện tại để níu giữ thời gian, thứ sẽ chẳng bao giờ quay lại. Dẫu tiếc, mấy đứa trẻ phục vụ từ vài chục ngàn, giờ đến trăm ngàn khách hàng, chẳng thèm cài đóng mớ cảm xúc ấy, nhào nặn rồi thành ra những thứ tự mang, buồn khổ, mọi thứ cứ nhập hòa như ánh nắng pha lê, dễ dàng tan biến đi bất chợt một lúc nào không hay. Rồi nhiều đêm trở mình tự hỏi, ta đã làm vậy đúng sai? Đúng sai chỉ là theo thời điểm, thứ vốn chẳng tồn tại.

Như thể cách biệt phương trời, nay gặp lại. Ngỡ ngàng viết lại chuyện yêu thương. Viết là một trong hai điều yêu thích nhất của nó. 

Có lẻ. Đám trẻ ngồi ở mấy khoan sau đã quen với một hình ảnh, ở những sớm trời đến với căn phòng của TFSVN ấy, có thằng nhóc sống lâu ngồi gõ lọc cọc trên bàn phím theo thời gian chẳng còn kịp một vết keo bám dính, phải dùng đến bàn phím rời để viết những dòng cảm xúc trôi đi của một đời công bộc, của một chuyến xe đi, nhìn lại ngót nghét đã mười lăm năm.

Không lẻ. Đám trẻ cũng gần quên đi mấy mấy hình ảnh, của những buổi đầu hôm, sớm mai, cứ phải khoác lên người một bộ dạng “chỉn chu”, sơ mi bỏ quần, áo khoác, cặp da, giọng cười ha hả, vang cả một góc phòng sau mấy trận về từ đại lý, hát miết một bài ca “đào tạo” và “nước bọt tạo hình”

Đỉnh cao của văn xuôi là thơ ca, đỉnh cao của thơ ca là âm nhạc; thứ âm nhạc nó thường nghe mỗi sáng để ngồi lọc cọc gõ phím đấy là những dòng chảy âm nhạc tràn đầy suy tưởng của những con người tồn tại ở những thế kỷ trước như Beethoven, Mozart, Chopin, Vivaldi … nhiều đến vô kể. Nghe thôi chẳng hiểu gì, chỉ là cảm nhận như thể chạm vào nguồn cảm xúc bất tận để viết không ngưng, cho đã, cho sướng những ngôn từ tù đọng ở bên trong con người mình.



Bởi lẻ, đám trẻ chẳng buồn bình luận mấy thứ âm thanh đầu ngày, như thể để nó yên trôi vào miền cảm xúc của riêng mình. 

Viết không dùng đến ngôn ngữ miêu tả, như một thói quen là hay suy nghĩ, nên không dùng đến biện pháp tu từ miêu tả này hoặc là né tránh gọi tên trong lúc viết một bài hay một đoạn, biết rằng khó khăn định hình một nhân vật, trong tâm trí người đọc, cứ thế rồi tự như tự vấn, cứ thế mà viết ra chẳng để đến lòng, thành ra như giải thích cho văn chương cứ long bông, như thể tản văn cứ từng tảng thế mà văng ra.

Đọc tiếp theo sau viết. Như một gã lang thang thích phiêu bạt trong thế giới của những quyển sách, có sẵn một người hướng dẫn viên đưa đến mọi nơi trên thế giới, từ quá khứ, hiện tại, tương lai, đời thực hay cả là tưởng tượng. Thế giới mở ra như chưa từng được mở. Đọc quá khứ để thấy rằng hiện tại là tương lai của quá khứ, nhận ra tất cả chẳng có gì mới lạ, chẳng qua là theo thời gian ngôn từ thay đổi mà thôi, chứ cách ấy, suy nghĩ ấy đã tồn tại từ lâu.

Không hiểu thì tìm hiểu. Đọc để hiểu gì thêm về một cuộc sống, cứ thể miệt mài trên những trang sách để phiêu lưu đến những miền tri thức khác nhau, nghịch đảo thời gian đến miền quá khứ của từng con người, đất nước.

một gã sống lâu ngồi trên một khoang tàu lắc lư tiến thẳng về phía trước, ngồi gõ những dòng cảm xúc vụt qua cho đến khi từng đứa bắt đầu trở lại khu vực của mình, gửi một lời chào, một cái đá xéo, liếc ngang và gọi tên nó. Đùa. Nó gọi tên là “nghiệp”

Mỗi bận đến chỗ làm, cô em cứ gào lên: chào ông anh “guột”

Những lúc như sương tan bởi một tiếng chuông ngân, báo hiệu một buổi sáng làm việc bắt đầu. Xuân, hạ, thu, đông rồi lại xuân. 

Lòng đầy. Tự bao giờ ở nơi đằng sau chiến tuyến, ắt hẳn đã tự dệt lên những gương mặt gì đó phũ đầy gam màu tối, giờ đây trực tiếp thưởng thức một bức tranh sống, thấy rạng rỡ và sống động như thế người họa sĩ thiên tài đã vẽ được cả một bức tranh hai mặt chứ không chỉ đưa được phần rực rỡ nhất ra bên ngoài để rồi phá lưng chi chít những vết mực lem, bởi nhiều lớp màu khác nhau chồng chéo tạo hình cho một bề mặt lung linh thu hút người nhìn. 

Mấy cô nhóc phòng dịch vụ khách hàng ngồi đặc kín. Khoan tàu đã nới rộng thêm, theo tháng ngày, kéo dài thêm, như thể hàng ray vẫn như thế, chỉ có khoan tàu mở rộng thêm với chuổi khách hàng được phục vụ. 

Hành trình đi dọc chiều đất nước, mãnh đất hình chữ S này dần đón những con người tương tác qua những cánh thư.   

Đó là những phút giây chào hỏi, cười òa ngất ngây. Cô nhóc đến từ mãnh đất miền Trung, nơi cung đình xưa cũ chốt hạ: tụi em chỉ có thể “nghiệp” được với mình anh. 

Thời khắc trôi tự do như thể không bao giờ có thời khắc. Thi thoảng, giật mình bởi đám nhóc của phòng phê duyệt: Anh cứ sống vậy hoài hả?  Câu nói signature của một thằng nhóc phòng phê duyệt, người được dệt lên bằng hàng tá câu chuyện để chờ nó về hẳn có nhiều thứ “để xem” lại khiến nhiều người tiếc nuối vì chẳng có gì “để xem”, câu nói trở thành “trend” (xu hướng), đám nhóc còn lại bắt chước theo, lan từ phòng này sang phòng khác. Đám nhóc của nó là những đứa trẻ hầu hết đã bước sang chương đời mới - có con. Đám trẻ còn lại là những thành viên mới vừa chập chửng bước lên con tàu TFSVN, có thể chòng chành nên dùng công nghệ để nhắn tin hỏi han đủ thứ, như thể gã sống lâu nên có thể biết được ít nhiều. Rồi nó cũng sử dụng. 

Trước giờ, luôn ở đầu sóng ngọn gió, riết thành một thói quen, chắng nhớ đến những con người ở phía sau

Đám trẻ của nó từ một chinh chiến trở về: Có gì vui không anh? 

Lòng dâng tràn cảm xúc. Da thịt đám trẻ giờ đã trong cuộc chơi. Điều đó là điều gì? Điều là vì khách hàng, trong những mối quan hệ còn sót lại, điều mà tất cả mọi người sẽ phải 

Lắm lúc, “sống lâu” rồi ít nói. Đám trẻ cứ sốt ruột lại lo: Có chuyện gì không anh? Anh thở đi anh? Bật cười, ngồi yên chẳng quen với đám trẻ. 


Ra lẻ. Đám trẻ trên khoan tàu cứ gọi tên nó suốt chiều dài của ngày, như thể để nghe một khái niệm, để hiểu một địa danh…tự gánh việc “chế”, “biên” thêm thành những nụ cười. Pha trò cho áp lực và thời gian trôi, đám trẻ của khoan tàu cứ thế rộn ràng như thể thời gian chẳng còn tồn tại cùng nó. 

Tiếng chuông reo trên bài hát Giáng Sinh...

Sân khấu không thể thiếu hậu đài. Ánh sáng phía trước vẫn cuốn con người ta bước lên, có người bước xuống, mắt vẫn hướng về một sân khấu sáng đèn, như thể đom đóm chẳng rời xa được ánh sáng, dù là nhân tạo. Nó đứng trước cửa khoan tàu, hiển hiện những con số nổi bật trước cánh cửa, các thành viên của khoan tàu đang ngồi chi chít.

“Anh ổn chứ hả anh!? Hay thở đi anh?” Câu hỏi của đám trẻ ở văn phòng TFSVN, như hậu cần tiếp sức cho tiền tuyến, khi đã bắt đầu tiếp nhận và quen dần với sự xuất hiện của nó, một gã ở nơi mặt trận nhiều hơn là hậu cần của ngày nào.

Giờ này, ở một góc văn phòng miệt mài với đọc, viết, sau khi bước xuống nhẹ nhàng để thênh thang nhận ra con đường mới đến. Chấp dứt chẳng thể làm gì, chỉ là ăn mày dĩ vãng và ngăn cản bước tiến của người sau.

“Anh ổn như chưa từng được ổn. Nhiều lúc khẽ lay mình để không tưởng đấy chiêm bao” 

Con tàu TFSVN vẫn chạy tiếp trên đường ray, miệt mài và rung lên như thể muốn dừng lại để bảo trì, một điều không thể với những con người ở trên toa chẳng thể dừng. Cuộc sống họ gắn liền với con tàu.

https://doisales.com.vn/index.php/2024/12/25/tfsvn-cau-chuyen-15-nam-hoi-6-ngo-bien-tong-quyen-tfsvn-the-story-of-15-years-chapter-6-adapting-to-circumstances/

***

“Do not grieve for spring’s passing and falling petals,

For last night, a branch of plum blossomed by the pavilion.”

The stage cannot exist without its backstage. The lights ahead captivate people, pulling them forward. Some step down, eyes still drawn to the illuminated stage, like fireflies irresistibly drawn to artificial light. Standing before the train’s compartment door, bold numbers stood out, while its members sat closely packed.

"Are you alright? Just breathe!"

At Saigon Center, 12th floor, behind where he sat, the bustling voices of youth from the Customer Service Department (a name often confused with Customer Care) filled the air. Excited chatter. A blush of pride for the homeland.

The TFSVN train welcomes new passengers as it journeys through its 15-year expedition, adapting to change and embracing the unstoppable flow of life.

Observing. People board, others disembark. Like bidding farewell across vast distances, only to meet others on the horizon. A generation departs, and a new one ascends. Conversations emerge about attitudes, actions, and descriptions—“followers,” “doers,” “the unripe.” Each brings the survival instincts of a capitalistic world into the mix.

Nostalgia weighs heavy. The long-serving employees hold onto past sentiments, attempting to anchor time that can never return. Meanwhile, the young workers move from serving tens of thousands of customers to hundreds of thousands, unburdened by lingering emotions. Their feelings dissolve like sunlight through crystal, vanishing without notice. Many nights, they wonder: Were my choices right or wrong? Such questions, tied to fleeting moments, hold no real answer.

Reunions feel like strangers meeting anew, rediscovering old bonds. Writing is one of his two great loves.

Perhaps the younger employees, seated farther back, have grown accustomed to the sight of an old-timer, tapping away at a keyboard worn smooth, its keys now replaced by an external set. He writes to capture fleeting emotions in this life of service. A train journey that, looking back, spans 15 years.

Then again, perhaps they've nearly forgotten the early days, when this old-timer, sharp-dressed with a tie tucked neatly into his shirt, returned from dealer visits with an audible laugh and an endless repertoire of training stories. His presence was synonymous with performance and charisma.

At the pinnacle of prose lies poetry, and at the pinnacle of poetry lies music. Each morning, he would immerse himself in the classical melodies of Beethoven, Mozart, Chopin, or Vivaldi—sounds he didn’t fully comprehend but felt profoundly. These timeless pieces stirred a boundless reservoir of emotions, compelling him to write, freely and passionately, pouring out words that lay dormant inside.

Perhaps the younger employees no longer comment on his morning symphonies, letting him drift into his private reverie.

He writes without description, out of habit, avoiding literary devices or names. It’s an exercise in thought rather than imagery—a self-questioning stream of consciousness that lacks anchors, resulting in a prose that seems aimless, much like essays fragmented into chunks.

Reading follows writing. He roams the literary landscape like a vagabond with a guide leading him through every corner of the world—past, present, future, real, or imagined. Books open worlds that seem boundless. Through them, he sees that the present is simply the future of the past. Everything feels oddly familiar, as if the thoughts and ideas have existed forever, merely clothed in different words over time.

He reads to understand the complexities of life, journeying through pages that unveil diverse knowledge, delving into the histories of people and nations.

This veteran of life, seated in a swaying train car moving ever forward, types his emotions as the younger ones return to their desks, offering greetings, side comments, or playful banter. They call him “The Experienced One.”

At the office, the younger ones call out cheerfully, "Morning, Sir Legend!"

These moments feel like mist dissipating at the sound of a bell, signaling the start of a new workday. Spring, summer, autumn, winter—then spring again.

Behind the scenes, faces once shrouded in shadows now appear vibrant and radiant, like a master painter unveiling the two-sided nature of his canvas. Both its brilliance and its flaws contribute to the allure.

In the crowded Customer Service Department, the train carriage has expanded over time, stretching to accommodate an ever-growing chain of customers.

The journey across this S-shaped land unfolds as letters and messages connect strangers turned acquaintances.

Greetings erupt into laughter and joy. A young woman from Central Vietnam jokes, “We can only tease you, nobody else.”

Time flows freely, seemingly infinite. Occasionally, he’s jolted by remarks from his approving colleagues: “You’ve been living like this forever, haven’t you?” A young coworker’s signature phrase became a trend, spreading from one team to another.

Many of his peers have moved on to new chapters—raising children, embracing change. New members step aboard the TFSVN train, a bit unsteady at first, relying on technology to ask questions. They see him as the long-time expert. And he uses it too.

He’s used to being in the thick of things, rarely thinking about those behind him.

“Anything exciting happen, Boss?”

Emotion wells up. The newer generation is now fully immersed in the game. What does it mean? It means serving the customer, preserving the connections that remain, and adapting to the relationships that must evolve.

At times, the veteran grows quiet. The younger ones grow anxious: “Is something wrong, Sir?” They prod, “Just breathe, will you?” He chuckles, unfamiliar with their concern.

Somehow, the young workers call his name throughout the day, seeking answers, cracking jokes, and easing tension. The train carriage feels alive, as if time has paused to share in their joy.

The sound of a Christmas carol’s bell...

The stage cannot exist without its backstage. The lights ahead captivate people, pulling them forward. Some step down, eyes still drawn to the illuminated stage, like fireflies irresistibly drawn to artificial light. Standing before the train’s compartment door, bold numbers stood out, while its members sat closely packed.

“Are you alright? Just breathe!” Their voices, like a lifeline to this veteran navigating the frontlines more often than not.

Now, in a corner of the office, he writes and reads tirelessly, preparing for a new path ahead. To linger is futile, for it only delays progress for others.

“I’m fine. Better than ever. Sometimes I pinch myself to ensure I’m not dreaming.”

The TFSVN train presses onward, its tracks unwavering. Even as it shudders, longing for a break, its passengers cannot afford to stop. Their lives are bound to the journey.

Thứ Ba, 24 tháng 12, 2024

[Sách] Cách quản trị của Amazon - Colin Bryar, Bill Carr


“Ngày thứ hai là sự trì trệ, tiếp đến là sự suy thoái và sau đó là cái chết. Để tránh điều đó, chúng tôi luôn giữ Amazon sống trong Ngày đầu tiên.”
Em không nghỉ rằng anh làm lâu đến vậy? Chú nhóc phòng IT nở nụ cười nói chuyện với nó. 
Cười. Im lặng. Ngắn dài khác biệt ở cách đo, đi ở cũng chỉ là chuyện thường tình, chỉ chấp dứt thì ở như đi, đi như ở. 
Một quyển sách được viết từ những người ra đi, viết lại về một hành trình dựng xây của mình cùng dưới mái nhà của gã Amazon. 
Cuốn sách Cách Quản Trị Của Amazon của Colin Bryar và Bill Carr mở ra một cái nhìn sâu sắc về cách Amazon từ một nhà bán sách trực tuyến nhỏ bé đã vươn mình trở thành một trong những tập đoàn lớn mạnh nhất thế giới. Tác giả đã chia sẻ những trải nghiệm thực tế, tiết lộ cách Jeff Bezos và đội ngũ của ông xây dựng một đế chế công nghệ dựa trên những nguyên tắc quản trị xuất sắc và sự đổi mới không ngừng.
Từ những điều không mới

1. Triết lý "Lấy khách hàng làm trung tâm"

Cốt lõi trong văn hóa quản trị của Amazon chính là tư duy lấy khách hàng làm trung tâm. Không phải cổ đông, cũng không phải lợi nhuận ngắn hạn, mà chính nhu cầu và mong muốn của khách hàng là yếu tố định hình mọi quyết định của công ty.

“Chúng tôi bắt đầu từ khách hàng và làm việc ngược lại, không phải từ công nghệ hay sản phẩm.”

Amazon nổi tiếng với việc áp dụng nguyên tắc “Working Backwards” (Làm ngược), trong đó các đội nhóm phải viết trước thông cáo báo chí và phần Hỏi - Đáp cho sản phẩm trước khi bắt tay vào phát triển. Cách làm này đảm bảo rằng mọi sáng tạo đều hướng đến giải quyết vấn đề thực tế của khách hàng.

2. Văn hóa "Ngày đầu tiên" – Tinh thần khởi nghiệp vĩnh viễn

Jeff Bezos thường nhắc đến triết lý "Ngày đầu tiên" (Day 1) như một kim chỉ nam trong hoạt động của Amazon. Điều này đồng nghĩa với việc không ngừng sáng tạo, đổi mới và giữ vững tinh thần khởi nghiệp dù công ty đã trở thành một gã khổng lồ.

Cách tiếp cận này giúp Amazon duy trì sự năng động và nhanh nhạy, tránh rơi vào vòng xoáy tự mãn hay bảo thủ.

3. Nhóm "hai chiếc bánh pizza" – Đơn giản để hiệu quả

Amazon nổi tiếng với mô hình nhóm nhỏ, gọi là “Nhóm hai chiếc bánh pizza” (Two-Pizza Team). Một nhóm chỉ nên đủ nhỏ để hai chiếc bánh pizza có thể đủ cho tất cả các thành viên.

Nguyên tắc này giúp đội nhóm trở nên tập trung hơn, tránh sự phức tạp và quan liêu thường gặp ở các tổ chức lớn.

“Nếu bạn muốn thực sự nhanh nhạy, bạn cần phá bỏ những rào cản không cần thiết và duy trì sự linh hoạt ở mọi cấp độ.”

4. Chấp nhận rủi ro và thất bại để đổi mới

Amazon không sợ thất bại, thậm chí khuyến khích nó. Tác giả nhấn mạnh rằng thất bại là một phần quan trọng của quá trình đổi mới.

“Nếu bạn không sẵn sàng thử nghiệm và thất bại, bạn không thể tạo ra điều gì thực sự khác biệt.”

Sự ra đời của các sản phẩm mang tính cách mạng như Kindle, Alexa hay Amazon Web Services (AWS) đều bắt nguồn từ những lần thử nghiệm táo bạo, thậm chí là mạo hiểm.

5. Cân bằng giữa tầm nhìn dài hạn và hành động thực tế

Jeff Bezos luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cân bằng giữa tầm nhìn lớn và khả năng thực thi. Ông tin rằng để thành công, một tổ chức cần vừa có tham vọng cao, vừa có khả năng tập trung vào những chi tiết nhỏ nhất.

“Chiến lược không chỉ là những ý tưởng lớn lao, mà là cách bạn biến những ý tưởng đó thành hành động mỗi ngày.”

6. Kết luận: Một cuốn sách đáng đọc cho mọi nhà lãnh đạo

Cách Quản Trị Của Amazon không chỉ là một cuốn sách về quản lý, mà còn là bài học về tư duy đổi mới, kiên trì và chiến lược dài hạn. Cuốn sách phù hợp với các nhà lãnh đạo, doanh nhân, hoặc bất kỳ ai muốn hiểu rõ hơn về cách một tổ chức có thể phá vỡ giới hạn để đạt được thành công vượt bậc.

“Chúng tôi không chỉ muốn giành chiến thắng, mà còn muốn làm điều gì đó có ý nghĩa và khác biệt.”

***

"Day Two is stasis, followed by irrelevance, followed by excruciating decline, followed by death. To avoid that, we always keep Amazon living in Day One."

"I didn’t think you’d stay in TFSVN long." The IT kid smiled as he spoke to it.

Smiling. Silence. The difference between short and long lies in how we measure; staying or leaving is just a natural part of life. In the end, staying is like leaving, and leaving is like staying.

A book written by those who have left, recounting their journey of building something under the roof of Amazon.

The book Working Backwards by Colin Bryar and Bill Carr provides a profound insight into how Amazon transformed from a small online bookstore into one of the world’s most powerful corporations. The authors share real-life experiences and reveal how Jeff Bezos and his team built a tech empire based on excellent management principles and relentless innovation.

From Familiar Concepts to Extraordinary Execution

1. The Philosophy of "Customer Obsession"

At the core of Amazon's management culture lies its obsession with customers. It’s not the shareholders or short-term profits, but the needs and desires of customers that shape every decision the company makes.

"We start with the customer and work backward, not with the technology or the product."

Amazon is renowned for applying the “Working Backwards” principle, where teams must write a press release and FAQs for a product before development begins. This ensures that every innovation addresses a real customer problem.

2. The "Day One" Culture – Eternal Startup Spirit

Jeff Bezos often refers to the "Day One" philosophy as a guiding principle in Amazon’s operations. This reflects the constant drive to innovate, reinvent, and maintain a startup mentality even as the company has grown into a giant.

This approach keeps Amazon dynamic and agile, avoiding the complacency or conservatism often found in large organizations.

3. The "Two-Pizza Team" – Simplifying for Efficiency

Amazon is famous for its small team model, known as the "Two-Pizza Team." A team should be small enough that two pizzas are sufficient to feed all its members.

This principle helps teams stay focused and avoids the complexity and bureaucracy often found in larger organizations.

"If you truly want to stay agile, you need to break down unnecessary barriers and maintain flexibility at every level."

4. Embracing Risks and Failure to Foster Innovation

Amazon does not fear failure—it even encourages it. The authors emphasize that failure is an essential part of the innovation process.

"If you’re not willing to experiment and fail, you can’t create anything truly different."

Breakthrough products like the Kindle, Alexa, and Amazon Web Services (AWS) all stemmed from bold, even risky experiments.

5. Balancing Long-Term Vision with Practical Action

Jeff Bezos consistently highlights the importance of balancing big visions with the ability to execute. He believes that success requires both high aspirations and attention to the smallest details.

"Strategy isn’t just about grand ideas; it’s about how you turn those ideas into actions every single day."

6. Conclusion: A Must-Read for Every Leader

Working Backwards isn’t just a book about management—it’s a lesson in innovative thinking, persistence, and long-term strategy. This book is perfect for leaders, entrepreneurs, or anyone looking to understand how an organization can push boundaries to achieve extraordinary success.

"We don’t just want to win; we want to do something meaningful and different."

Reading this book, you’ll understand why Amazon is not only financially successful but also a symbol of creativity and exceptional management.

https://doisales.com.vn/index.php/2024/12/25/sach-cach-quan-tri-cua-amazon-colin-bryar-bill-carr/

[Nhật ký của cha] Merci, ông già & con chữ

  Ai rồi cũng phải lớn! Ông già nhận ra điều đó khi ngồi ly trà cúc còn ủ hơi nóng ở một đêm cuối hạ, lắng nghe thằng nhóc Merci nói bằn...