“Đợi Lavie xíu” Thằng nhóc lên ba, giọng ngọng nghịu nói với vì sợ bị bỏ lại lúc đôi tay nhỏ bé vẫn còn đang loay hoay với đôi giày đỏ. Sắc đỏ khiến ông già nhớ đến bài thơ của một cô gái trẻ tương tư chàng ca sỹ, gửi bài đăng báo “Em là cô gái mang giày đỏ, bỏ cả thế giới để theo anh”. Tuổi trẻ của cô gái đó cũng đã từng là tuổi trẻ của ông già.
“Tương lai nào chờ?” là một thứ cảm xúc mơ hồ của tuổi trẻ ông già được viết lại từ những bước chân vô định trên mãnh đất Sài Gòn. Ngô nghê. Thanh xuân hay tuổi trẻ vốn dĩ là như nhau, tồn tại một nổi cô đơn tự tạo, chẳng hiểu “vì sao tôi buồn” ấy mãi mãi là câu hỏi không lời đáp cho tất cả thế hệ cứ như là một điểm son trên một mãnh đời, cứ như cây lớn thì phải ra hoa.
https://chienphan.blogspot.com/2012/08/mac-ke-tuong-lai-nao-cho.html
Để rồi, một cậu nhóc tỉnh lẻ giờ không còn đặt câu hỏi đó nữa vì phải bận đi cho mấy câu trả lời: “Ba ơi, mình đi đâu” – như người cha Pháp phải trả lời cho đứa con của mình trong sự đấu tranh tự vấn mỗi ngày giữa tình yêu thương vô bờ bến, cũng như sức ép của cuộc sống cả về thể chất và tinh thần khi nuôi dạy một đứa con tật nguyện. Những người cha đều sẽ có một nổi niềm chung – tình yêu thương vô bờ bến, ông già cảm nhận được điều ấy từ trong trãi nghiệm để rồi thấy rằng: vẹn nguyên hay khuyết tật chỉ thể hiện ở hình hài; còn trái tim vẫn đập đều nhịp yêu thương.
https://chienphan.blogspot.com/2013/04/ba-oi-minh-i-au-ou-on-va-papa.html
“Đợi Lavie xíu” Thằng nhóc lên ba, giọng ngọng nghịu nói với theo kéo ông già trở lại với khoảng thềm nhà rợp bóng nắng giã biệt thu. Tuổi trẻ thì đã qua, tuổi già thì sắp đến; hiện tại là tất cả. Ông già đang ở thì hiện tại với chút gì đó bồi hồi chen lấn ở vài khoảnh khắc gợi nhớ một hôm qua, lẫn với chút gì lo lắng sợ rằng tiếc nối ở một ngày mai khi không bắt kịp những gì của hôm nay; trong đó có những tình yêu của đời mình. Còn chút gì để nhớ!
Sài Gòn cuối tuần; ông già, em và ba đứa trẻ tiếp tục thực hiện một ngày đi bộ; “rồng rắn lên mây” đi qua những cung đường phố. Đứa đi, đứa đeo, đứa bồng, đứa bế với nhiều tư thế chuyển đổi liên tục khiến ông già rối rắm trong cách chọn lựa từ để diễn đạt Ông già bắt đầu thực hiện tiếp ngày đi bộ, sau thằng anh thì đến thằng em. Cùng một cảm xúc, thằng nhóc lavie cũng háo hức với ngày đi bộ.
Lần đầu tiên luôn khiến con người ta vừa bỡ ngỡ, vừa phấn khích. Thằng nhóc của ông già cũng không ngoại lệ. Cung đường đi được thay đổi dưới cái nắng như đường thắng lên màu vàng óng ánh. Ông già, em và ba đứa nhóc dắt nhau đi dưới bóng cây còn che phủ của một con đường Pasteur như ôm ấp người đi bộ, như sự vỡ ra dưới cái nắng thắng đường phũ lớp mỏng manh.
Thằng nhóc trèo lên lưng ông già, nép mặt lên lưng sau những bước chân mệt mỏi. Ông già tự hỏi không biết nằm sau chiếc lưng đó, thằng nhóc của ông già có thấm được chút dư vị đời của mồ hôi tuôn chảy hay chút bụi đường vừa mới phũ qua vai, hay là bất cứ thứ gì đấy rất đời, rất lạ và ấm áp từ con tim vẫn đập đều nhịp yêu thương không?
Ông già muốn biết vì đơn giản là ông già chưa từng trãi nghiệm đều thằng nhóc đang cảm nhận dưới cái nắng tàn thu như đường vừa thắng vàng long lanh ấy một lần nào.
Sài Gòn, ngày 22 tháng 09 năm 2020
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét