Chị gửi tặng nó hai bức tranh sơn dầu mà chính chị tự vẽ. Chị, người đã từng đồng hành với nó trên con đường sự nghiệp đầy những thử thách, không thiếu ánh sáng lấp lánh của ngành tài chính Toyota, nay lại tìm thấy niềm vui trong nghệ thuật.
Nó và em chọn bức tranh anh đào nở rộ. Chị cười. Hai vợ chồng trẻ hơn chị nghĩ nên thích gam màu sống động này.
Màu sách tươi sáng tạo hiệu ứng thị giác cực mạnh. Với tông chủ đạo là màu hồng, xanh dương và trắng, bức tranh gợi lên hình ảnh của một cây hoa anh đào nở rộ giữa không gian sáng rực. Những đốm màu được tung tóe một cách tự do, tạo cảm giác về sự phóng khoáng và năng động trong cách vẽ.
Sự tương phản giữa nền xanh và những bông hoa màu hồng tạo nên sự hài hòa tinh tế, mang đến cảm giác vừa vui tươi, vừa yên bình. Hình ảnh thân cây đen ở trung tâm giúp cân bằng bố cục, như là điểm nhấn vững chãi giữa những mảng màu rực rỡ. Tác phẩm này không chỉ đẹp mắt mà còn gợi lên cảm giác tươi mới, như một khúc ca của mùa xuân.
Thằng nhóc Merci chọn bức tranh tỉnh vật. Nó cười, trả lời chị, thằng nhóc thấy đâu đó thấp thoáng kiểu trừu tượng như Picasso.
Thằng nhóc ấn tượng với sự phối hợp tinh tế giữa màu sắc và ánh sáng. Tác phẩm vẽ một bình hoa trên bàn, với những bông hoa hồng nở rộ, tươi tắn. Chất liệu sơn dầu tạo nên sự mịn màng và mềm mại cho bề mặt tranh, đồng thời giúp các mảng màu trở nên sống động, có chiều sâu.
Sự phối màu độc đáo. Nền phía sau với các mảng màu xanh dương và xanh lá cây đậm nhạt tạo nên một không gian hài hòa nhưng không kém phần tương phản với màu hồng và vàng của những cánh hoa. Những nét vẽ mạnh mẽ, tự do nhưng vẫn giữ được sự chính xác trong hình khối, đặc biệt ở phần bình hoa, nơi ánh sáng phản chiếu khiến mặt bàn và bình trở nên lấp lánh.
Phần ánh sáng trong tranh được xử lý rất tốt, tạo cảm giác về một buổi sáng hoặc chiều tà, khi ánh nắng chiếu qua cửa sổ và lan tỏa trên bàn. Sự phản chiếu của ánh sáng lên bình hoa và bàn gỗ làm cho bức tranh trở nên sống động và thực tế.
Một bức tranh đẹp là một bức tranh được ngắm và ngẫm nhiều lần. Tổng thể, bức tranh này không chỉ là một tác phẩm về tĩnh vật, mà còn mang lại cảm giác bình yên, ấm áp với không gian và cách sử dụng màu sắc đầy cảm hứng.
Thằng nhóc Merci - đứa trẻ đầy sự tò mò và quyết tâm - đã chọn cho mình một cách vẽ khó hơn, không giống những nét vẽ đơn giản mà người khác có thể chọn. Chắc hẳn trong trái tim nó cũng đang nung nấu những ước mơ, sau những bức vẽ, mô hình lắp ghép giờ là những món ăn thì giờ đây thằng nhóc tìm lại sự đồng cảm trong hội họa.
Nó tìm cớ để thuyết phục chị qua quận một, thay vì nó chạy qua quận hai. Dù rằng, bản thân vẫn tò mò về một xưởng vẽ. Tưởng tượng. Xưởng vẽ của chị - nơi mà những bức tranh la liệt khắp mọi nơi - đã trở thành nơi chị lánh xa những bon chen để thả hồn vào màu sắc. Những bức tranh với đủ loại chủ đề, từ phong cảnh đến chân dung, từ sắc màu sống động đến những mảng màu êm đềm, như chính tâm hồn chị dần chuyển từ bão giông sang bình yên. Lẻ loi. Có phải sáng tạo thường cô đơn?
***
Gác lộng, lầu cao. Ở một trung tâm thương mại, lầu 5. L’usine, công xưởng giờ trở thành một quán ăn, nơi không còn là hoài niệm của một thời Pháp thuộc, nơi giờ đây.
Anh vừa trở về từ Buhtan. Nó háo hức chờ nghe chuyện kể. Luôn là thế. Nó thích ngồi lắng nghe câu chuyện kể, đặc biệt là từ anh, chị và tất cả người xung quanh mình như thể đi tìm chất liệu của cuộc sống. Để viết, để giữ gìn sợ cảm xúc phôi pha. Nhập nhòa, viết đi viết lại một cảm xúc giống nhau, như ngày tàn, tháng tận cứ làm đi làm lại một việc đến vô thức.
Giờ ăn trưa, cả ba ngồi lại bên nhau, nghe anh kể chuyện về những ngày đi xa, những ngày trở về, và cả những đam mê chưa thể thoát ra. Câu chuyện của anh như một tấm gương phản chiếu, để người nghe nhận ra, đôi khi hành trình sống không chỉ là những thành tựu đạt được mà còn là sự thấu hiểu và trân trọng những điều nhỏ bé, những khoảnh khắc lắng đọng mà cuộc sống ban tặng.
Buhtan ngày trở về từ một hành trình với hy vọng đổi thay, nhưng cuối cùng lại mang trong mình ít nhiều thất vọng. Thất vọng sản sinh từ hy vọng.
Trước khi đi, nó với anh, tò mò về một vùng đất được mệnh danh là nơi hạnh phúc nhất trái đất này. Địa đàng. Đâu đó nghĩ rằng chẳng có tham, sân, si. Nó lỡ hẹn một chuyến đi. Hẹn. Anh về, kể em nghe.
Trở về. Anh nghĩ rằng lòng tham, sự giận dữ và sự ích kỷ của con người sẽ được kiểm soát, nhưng đổi lại chỉ là sự phản chiếu rõ nét của những điều đó trong cuộc sống thường ngày. Chẳng có gì là hoàn hảo. Cuộc sống đơn giản và đủ đầy chiếm số đông. Dẫu vậy, cuộc sống vẫn đọng lại điều ngã giá ở một phiên chợ hay một góc sân bay. Thứ gọi là thị trường, kinh tế đã bắt đầu cày xới lên những hạt mầm của tham.
***
Anh, chị nói mình đã già.
Nó cười, khi mượn câu chuyện của người nhân viên phục vụ thay đổi cách xưng hô. Với nó, cách xưng hô chỉ là anh, chị. Dường như, tuổi tác chưa chạm đến cả ba vì ở cuộc sống này chẳng còn gì để nghĩ suy hoặc nghĩ suy đến cùng tận để rồi chẳng buồn nghĩ gì thêm. Hãy để nó như thế! Yêu thương đến tận cùng.
“Hãy chăm sóc ngoại!” – bộ phim tâm lý Thái Lan mang sắc thái bi kịch, nhằm tạo ra kịch tính cho một thông điệp sâu sắc về tình cảm gia đình, được nó đưa vào như nhân vật kể chuyện theo tình tiết và chủ đề cần phải thay đổi.
Câu chuyện về cuộc sống của những người già, nghe kể lại, là một bức tranh buồn lặng lẽ nhưng lại ẩn chứa sự khao khát và nỗi sợ hãi vô hình. Người già không sợ tuổi tác, mà sợ cảm giác trở nên vô dụng, không còn có ích trong cuộc sống, như một cái cây dần héo úa trong góc vườn.
Sân trời phơi cảm xúc. Cả ba cứ thế chuyện trò, miệt mài như thể chẳng có quá khứ, tương lai, chỉ còn hiện tại, thời gian như chẳng còn là khái niệm tồn tại.
Chuyện vẫn còn ở đấy, một góc trời quận 7.
***
She gifted him two oil paintings that she had painted herself. She, who had once accompanied him on his career path full of challenges, illuminated by the glittering lights of the Toyota finance industry, now found joy in art.
He and his wife chose the painting of cherry blossoms in full bloom. She smiled. The young couple, younger than she thought, preferred the vibrant colors of this piece.
The bright colors created a powerful visual effect. With pink, blue, and white as the dominant tones, the painting evoked the image of a cherry blossom tree in full bloom, shining brightly in the open space. The splashes of color were freely scattered, giving a sense of spontaneity and dynamism in the brushstrokes.
The contrast between the blue background and the pink blossoms created a delicate harmony, bringing a feeling of both joy and tranquility. The black tree trunk in the center balanced the composition, acting as a sturdy focal point amid the vibrant hues. This artwork was not only visually pleasing but also conveyed a sense of freshness, like a spring melody.
Merci, the little boy, chose the still-life painting. He smiled and told her he could see hints of abstraction, reminiscent of Picasso.
He was impressed by the subtle interplay of color and light. The painting depicted a vase of flowers on a table, with roses in full bloom, vibrant and lively. The oil paint lent a smooth and soft texture to the painting's surface, making the colors vivid and full of depth.
The color combination was unique. The background, with shades of blue and green in varying intensities, created a harmonious space, contrasting with the pink and yellow of the flower petals. The bold, free strokes retained precision in form, particularly in the vase, where the reflection of light made the table and the vase sparkle.
The treatment of light in the painting was skillful, creating the sense of a morning or late afternoon, with sunlight streaming through a window and spreading across the table. The reflection of light on the vase and the wooden table brought the painting to life and made it feel real.
A beautiful painting is one that invites repeated viewing and contemplation. Overall, this still-life piece was not just an artwork but also conveyed a sense of peace and warmth through its space and inspired use of color.
Merci, the curious and determined child, had chosen a more challenging painting style, unlike the simpler strokes others might choose. Surely, in his heart, there were also dreams being nurtured. After all the drawings and model building, he now found solace in art.
He found an excuse to persuade her to come to District 1, instead of him traveling to District 2, even though he was still curious about an art studio. He imagined. Her studio—where paintings lay scattered everywhere—had become a refuge for her, a place where she could escape the hustle and immerse herself in colors. The paintings spanned various subjects, from landscapes to portraits, from vibrant hues to serene tones, reflecting her soul transitioning from storms to peace.
Loneliness. Is creativity often solitary?
On a high floor, in a mall, on the 5th floor. L’usine, once a factory, had now become a restaurant, no longer a memory of French colonial times, but a place of the present.
He had just returned from Bhutan. She eagerly awaited his stories. It was always this way. She loved sitting and listening to stories, especially from him, her, and everyone around her, as if searching for the essence of life—to write, to hold onto fleeting emotions. She would write the same feeling repeatedly, as if in the dusk of days and the end of months, doing the same thing over and over until it became unconscious.
It was lunchtime, and the three of them sat together, listening to him recount the days of being away, the days of returning, and the passions that had yet to be fulfilled. His stories were like a mirror, reflecting back to the listeners the realization that life’s journey was not just about achievements but also about understanding and appreciating the little things, the quiet moments that life bestowed.
Bhutan—a journey with hopes of change, but ultimately, it carried within it some disappointment. Disappointment born from hope.
Before the trip, they were curious about a place dubbed the happiest on earth. Paradise. Somewhere, they thought, free from greed, anger, and desire. She missed the chance to go. A promise: "Tell me about it when you return."
Upon returning, he realized that greed, anger, and selfishness could not be fully controlled, and instead, were reflected more clearly in daily life. Nothing was perfect. Simplicity and contentment were the norm for most. Yet, even so, life still held moments of bargaining at a market or in an airport corner. The so-called market and economy had begun to sow seeds of greed.
He and she said they had grown old.
She laughed, borrowing the story of the server who changed the way they addressed each other. To her, the address would always be “he” and “she,” as though age had not touched the three of them, for in this life, there was nothing left to ponder, or they had pondered everything to its limit, and there was no need to think further. Let it be! Love to the fullest.
"Please Take Care of Grandma!"—a Thai psychological drama with a tragic tone, aiming to create emotional tension for a deep message about family love, which she incorporated as a storytelling character based on the plot and the theme that needed to change.
The story of the elderly, as told, was a quiet, melancholic painting but also contained a hidden desire and invisible fear. The elderly did not fear age but feared the feeling of becoming useless, no longer of value in life, like a tree slowly wilting in the garden.
The sky deck aired out emotions. The three of them kept talking, immersed in conversation as if there were no past, no future, only the present, and time seemed no longer to exist.
The story remained, in a corner of the sky in District 7.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét