Chiến Phan

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2024

[Sách] Vòng tròn sinh diệt - Ajahn Chah


"Đau khổ không phải là điều bạn phải chống lại hay trốn tránh, mà là điều bạn cần thấu hiểu. Thấu hiểu nó, bạn sẽ hiểu được chính bản thân mình."

Như thể đi về phía Bắc, bánh xe lớn dần chuyển động qua đất nước Thái Land, nơi đó cũng có một vị thiền sư giác ngộ, làm phận sự của mình - thuyết pháp.  

Vòng Tròn Sinh Diệt của Ajahn Chah là một tác phẩm sâu sắc mang đến triết lý Phật giáo giản dị nhưng thấm thía. Được viết bởi một vị thiền sư nổi tiếng của Thái Lan, cuốn sách dẫn dắt người đọc bước vào con đường tu tập bằng cách đi sâu vào những khái niệm cơ bản về khổ đau, vô thường, và cách giải thoát khỏi luân hồi.

Bánh xe lớn, nhỏ khi lăn đều để lại vết lăn. Pháp của đạo, theo tăng mà lan rộng, dẫu cùng một ý diễn nghĩa là khác nhau từ phương thức cho đến ngôn từ. 

Ajahn Chah giảng giải rằng mọi thứ trong cuộc sống đều nằm trong vòng tròn sinh diệt. Những gì sinh ra rồi sẽ mất đi, và không gì là tồn tại vĩnh viễn.

Cuốn sách khuyến khích ta tập trung vào hơi thở và sống chánh niệm, nhờ đó thoát khỏi mọi sự bám víu vào vật chất, cảm xúc hay những khái niệm vô thường. Qua từng trang sách, Ajahn Chah mời gọi chúng ta quan sát cuộc sống với lòng từ bi và trí tuệ, để thấy rằng sự giải thoát không đến từ đâu xa mà nằm ngay trong chính chúng ta.

"Chúng ta giống như những con thiêu thân, cứ mải miết lao đầu vào ánh lửa ảo vọng mà không biết rằng chính điều đó khiến mình chịu đựng." 

Điểm đặc biệt của Vòng Tròn Sinh Diệt là sự giản dị trong ngôn từ và lối viết mộc mạc nhưng thấm thía. Ajahn Chah không dùng từ ngữ cao siêu mà truyền đạt những ý tưởng sâu xa bằng những câu chuyện đời thường, giúp người đọc dễ dàng cảm nhận và áp dụng vào cuộc sống hàng ngày.

Cuốn sách không chỉ là một bài học về Phật giáo mà còn là một cẩm nang sống đầy trí tuệ cho những ai đang tìm kiếm sự bình an trong tâm hồn. "Hãy để tâm hồn bạn như mặt hồ lặng yên. Khi không còn xao động, bạn sẽ thấy mọi thứ rõ ràng." Ajahn Chah đã mở ra con đường để chúng ta tự khám phá bản thân, tìm thấy sự tĩnh lặng và sự giác ngộ từ chính trong lòng mình.

***

"Suffering is not something to fight against or escape from; it is something you need to understand. By understanding it, you will come to understand yourself."

It is like journeying southward, with a great wheel slowly moving across the land of Thailand, where there is also an enlightened monk fulfilling his duty—preaching the Dharma.

The Circle of Life and Death by Ajahn Chah is a profound work that offers a simple yet poignant Buddhist philosophy. Written by a renowned Thai meditation master, this book guides readers onto the path of practice by delving deeply into fundamental concepts of suffering, impermanence, and the way to liberation from the cycle of birth and death.

As the great and small wheels turn, they leave their own trails behind. The Dharma spreads with the monks, even though the same teachings take on diverse meanings, expressed in different ways and words.

Ajahn Chah explains that everything in life is part of a circle of birth and death. Whatever is born will eventually fade, and nothing exists eternally.

The book encourages us to focus on our breath and live with mindfulness, helping us to release attachments to material things, emotions, or transient concepts. Through each page, Ajahn Chah invites us to observe life with compassion and wisdom, showing that liberation does not come from anything external but lies within ourselves.

"We are like moths, endlessly drawn to the flames of illusion, unaware that this is what causes our suffering."

The distinctive feature of The Circle of Life and Death is its simplicity in language and humble yet profound writing style. Ajahn Chah avoids complex terminology, conveying deep ideas through ordinary stories, making it easy for readers to feel and apply his teachings to their daily lives.

This book is not only a lesson in Buddhism but also a wise guide for those seeking inner peace. "Let your mind be like a calm lake. When there is no more disturbance, you will see everything clearly." Ajahn Chah opens a path for us to self-discovery, finding tranquility and enlightenment from within.

https://doisales.com.vn/index.php/2024/10/29/sach-vong-tron-sinh-diet-ajahn-chah/

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2024

[Sách] Data Story Telling - Bùi Thị Ngọc Thu

 

“Dữ liệu không phải để phân tích, mà để thấu hiểu và đưa ra quyết định.” 

Kể chuyện qua những con số. Cuốn sách Data Storytelling của tác giả Bùi Thị Ngọc Thu là một hướng dẫn tuyệt vời cho những ai đang làm việc với dữ liệu và mong muốn biến các con số, bảng biểu khô khan thành câu chuyện dễ hiểu và thu hút người nghe. Tác giả đã khéo léo chia sẻ cách biến dữ liệu thành công cụ mạnh mẽ để truyền tải thông điệp, không chỉ dừng lại ở việc phân tích mà còn ở cách truyền đạt thông tin một cách dễ hiểu và gợi cảm hứng.

Để thực hành việc kể chuyện qua những con số không dễ; bởi sự đơn giản xúc tích dễ dàng gặp phải thách thức muốn tìm hiểu một bức tranh lớn hơn từ vị trí cao hơn. Điều đó đồng nghĩa, câu chuyện kể qua những con số được rút ngắn, đơn giản và cô động khi câu chuyện đã qua vài chương đầu. Nghĩa là người đọc phải tỉnh táo trong cách ứng dụng, cũng nghĩa là phụ thuộc vào khán giả là ai.

Một trong những điểm đặc sắc của sách là sự hướng dẫn tỉ mỉ về cách biến dữ liệu thành những câu chuyện hấp dẫn, từ việc lựa chọn dữ liệu nào đáng chú ý, đến cách trình bày dữ liệu một cách đơn giản và dễ nhớ. Tác giả chia sẻ rằng “Câu chuyện hay luôn bắt đầu bằng một vấn đề thực tế mà người nghe có thể đồng cảm.” Điều này giúp người đọc hiểu rằng dữ liệu chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó phản ánh được những gì quan trọng với đối tượng mà mình đang muốn truyền đạt.

Ngoài ra, Data Storytelling còn cung cấp các kỹ thuật và công cụ hữu ích, từ việc sử dụng biểu đồ, màu sắc, đến cách sắp xếp thông tin sao cho dễ theo dõi. Ngọc Thu không chỉ dạy cách sử dụng các công cụ, mà còn hướng dẫn cách nhìn vào dữ liệu để tìm ra câu chuyện tiềm ẩn bên trong, giúp người đọc khám phá những giá trị sâu sắc mà các con số có thể mang lại.

“Chỉ khi hiểu rõ ngữ cảnh và đối tượng nghe, câu chuyện từ dữ liệu mới có thể truyền tải ý nghĩa thực sự.” Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hiểu rõ đối tượng để tạo ra một câu chuyện phù hợp, bởi lẽ một câu chuyện thành công không chỉ là chính xác mà còn phải chạm được đến cảm xúc của người nghe.

Cuốn sách Data Storytelling không chỉ là một cẩm nang kỹ thuật mà còn là một nguồn cảm hứng cho những ai đang làm việc với dữ liệu. Bùi Thị Ngọc Thu đã mang đến cho độc giả một công cụ quý giá để không chỉ làm chủ dữ liệu mà còn làm chủ nghệ thuật truyền đạt thông tin, giúp câu chuyện dữ liệu không còn là những dãy số vô hồn mà trở thành những thông điệp sâu sắc.

***

"Data is not for analysis alone; it is for understanding and making decisions."

Telling Stories Through Numbers

The book Data Storytelling by Bùi Thị Ngọc Thu is an exceptional guide for anyone working with data which aims to turn dry numbers and tables into compelling, easy-to-understand narratives that engage listeners. The author skillfully demonstrates how to transform data into a powerful tool for conveying messages, focusing on analysis and delivering information in a clear and inspiring way.

Practicing data storytelling is complex; simplifying data can be challenging, especially when we seek a broader perspective from a higher vantage point. This means that storytelling with data should be condensed, simplified, and concise, often requiring us to streamline the message as we advance through the story’s “first chapters.” This requires readers to remain alert to apply these techniques effectively.

One standout feature of the book is its meticulous guidance on how to craft captivating stories from data, covering everything from selecting which data points to highlight to presenting data in a straightforward and memorable way. As the author notes, "A good story always starts with a real-life problem that the audience can relate to." This insight helps readers understand that data only becomes meaningful when it reflects what truly matters to the intended audience.

Data Storytelling also offers useful techniques and tools, from using charts and colors to arranging information in an easily digestible way. Ngọc Thu not only teaches how to use these tools but also guides readers on how to look deeply into data to uncover hidden stories, allowing them to unlock the profound insights that numbers can reveal.

“Only when we understand the context and the audience can the story in the data convey its true meaning.” This statement emphasizes the importance of knowing your audience to create a meaningful narrative. A successful story is not only accurate but also resonates emotionally with the listener.

The book Data Storytelling is more than a technical guide; it’s an inspiring resource for anyone working with data. Bùi Thị Ngọc Thu has provided readers with a valuable tool, empowering them not only to master data but also to master the art of communication, turning data stories from lifeless rows of numbers into messages that resonate deeply.

https://doisales.com.vn/index.php/2024/10/28/sach-data-story-telling-bui-thi-ngoc-thu/

Tản mạn cuộc sống - Chuyện đời Sương



"Phía bên ngoài cánh cửa đóng chặt là con sông đỏ năng phù sa đang chảy cuồn cuộn. một chiếc thuyền nhỏ theo gió, đang trôi trên dòng nước đỏ dưới ánh nắng mặt trời chói chang. Một cô gái mặc áo dài màu bạc, buông xỏa tóc đang miệt mài chèo thuyên qua sông

Cô gái không ngoảnh lại phía sau, không chút lưỡng lự, dồn hết sức vào đôi tay rắn rõi chèo thuyền”

Đấy là "Chuyện đời Sương" về cuộc sống của các cô dâu lấy chồng Hàn Quốc, dưới ngòi viết của Suh Songnan

https://chienphan.blogspot.com/2023/02/sach-chuyen-oi-suong-suh-songnan.html

Còn chuyện đời Sương ở đây kể là một cô dâu, cũng xuất thân từ một miền Tây phù sa sông nước, lấy chồng người Việt cũng ở một miền sông nước phù sa, lập nghiệp và sống ở thị thành.  

“Sương” là những giọt nước từ đầu sớm, kết tụ mà thành; từ để miêu tả gì đó mong manh, nhẹ nhàng, lất phất và long lanh như chính cuộc đời của những người con gái mang tên này. Cứ thế nó vận vào người.

Sài Gòn bất chợt một cơn mưa đổ lớn, chúng tôi - vẫn là ba con người cũ trong những câu chuyện của mình. Hai người đồng nghiệp cũ, chính xác là hai quản lý cũ, một quản lý Tiếp thị và Kinh doanh, một quản lý Tín dụng & Rủi ro của một tài chính Toyota ở buổi lập đầu. Người cuối cùng còn lại là nó; nhân vật kể lại “chuyện đời Sương” hẹn nhau nơi một góc trời quận 7 để thăm một người đồng nghiệp cũ, là chồng Sương.



Chồng Sương bước xuống một sân ga sau mười bốn năm; lúc con tàu tài chính Toyota vẫn lao về phía trước. Một trí thức làm công việc chuyên môn, gắn bó và hình thành trong suy nghĩ đến rạch ròi ý nghĩa của đời công bộc, làm để xứng đáng một đồng lương được trả. Anh đeo trên lưng mình không chỉ trách nhiệm của người đàn ông của gia đình phải gồng gánh, mà còn cả nổi niềm cống hiến, tận tuy vẫn chưa được ghi nhận đủ đầy. 

Đấy vẫn là suy nghĩ của riêng anh. Phải chăng ta quên một điều, suy nghĩ là của mỗi người, mỗi lúc và mỗi khác!? Nhất quán không tồn tại ở trường hợp này. Điều ấy chuyển thể thành lời, nhân ra thành ý, lan đến tất cả người xung quanh. Ba con người ghé đến cũng được nhận một phần cảm xúc đó, dẫu nghĩ suy là khác biệt, ngay cả với chị Sương.

Người con gái tên sương, sinh ra trong một gia đình đi theo lá cờ cách mạng, tập kích ra Bắc rồi trở lại vào Nam, cũng là một trí thức học hành, làm việc ở một công ty nước ngoài, quản lý tin yêu. Nửa chừng xuân. Sương bước tiếp ngã rẽ của cuộc đời, dừng lại một công việc tin yêu, chăm sóc hai đứa con nhỏ sau một tai nạn giao thông, cho đến khi chồng bước xuống một sân ga vẫn chưa trọn ý hoàn toàn, chị vẫn đi tiếp khi cuộc đời cho ngã rẽ. 

Quán mở ngay tại nhà; nhà nằm ở một khúc quanh ba mặt tiền, trước là nhà thờ, bên hông là con đường thẳng chạy thẳng ra con sông của quận 7 đang uống lượn, để hành nghề của cha ông để lại. Gạo mua về xay, xay rồi sàng, sàng để lắng, lắng để đổ, đổ rồi cán, tùy khách thích có nhân gọi là “cuốn”, thích không nhân thì gọi là “ướt”, đặt nem, đặt chả, đặt cả tấm lòng vào trong nấu nướng. Thế là xong, thế là sống…tiếp tục một hành trình ở cõi thế gian.   

Anh, chị đến trước chờ nó, nhà nằm ở một ngã ba, chẳng buồn để tên quán, chỉ nhớ khách thích ăn gì. Mở lòng trong câu chuyện, đon đả đón mấy người thân quen. 

Nếu như Sương ở một đất nước Hàn Quốc là "Người ta không biết cô là một người lái đò trên sông Cửu Long. Và cũng chẳng biết rằng dù có trở về quê hương thì cô cũng chẳng thể nào cầm mái chèo được nữa"; thì Sương ở một đất nước hình chữ S cũng chỉ được nhớ trong tâm trí của một số người. Ba con người hôm nay ghé đến là một trong số đó. 

Chúng tôi ăn, uống và chuyện trò. Anh góp những kiến thức chọn lọc của đời mình, như thể mang ra làm quà cho đôi vợ chồng “trẻ” trong mắt anh, từ chuyện của kinh doanh ở một thực tế hiện giờ, nhưng tiktoker hay fluencer tạo ra sự khác biệt ở mỗi lần ghé đến chỗ ăn, uống nào; hay ngay cả trong phần định giá của nhóm hàng “thiết yếu” và “độc nhất” của một quán hàng để tạo sự thu hút, cạnh tranh và lợi nhuận duy trì phát triển. 

Trời trưa như thể một chiếc áo vừa được giắt mạnh chỉ còn vài giọt cuối cùng lắc rắc.

Chị chia về cách giao tiếp thổi hồn vào mua bán; nhớ mấy câu chuyện của mấy chị bán hàng ở một thời ký ức xa xăm ở một chợ bàn cờ, nhớ tên mời gọi, đến giờ mấy mươi năm, nhắc lại vẫn nhớ rõ từng lời. Sức sống của bán hàng nằm chỗ đấy; siêu thị niêm yết giá đầy, minh bạch càng hay thì vẫn càng không thể thay thế con người trao nhau sự chân thành dù đặt trong lời rao, tiếng bán. Tự dưng, nhắc nhớ một đời Sales, cứ thực dụng nhiều vào rồi lao đi chẳng nhớ vì sao khách lại nao lòng nhìn thấy giá trị mất đi khi nào chỉ để lại cái chặt lưỡi “bọn sales, tụi sales là vậy”. Chân thành khó kiếm, có rồi lại buông trôi trong sự vỗ về bản thân rằng “đời là vậy”

Sương là những giọt nước đầu sớm kết tinh mà thành, đó là sự may mắn của anh khi có Sương, người phụ nữ không thôi kể câu chuyện con gái mình ở một trời đất khách, về mấy công thức nấu nướng suy nghĩ để làm, nhiều lắm mà chẳng có dư dả thời gian để làm thêm một món nữa…vì thời gian có hạn!? Vì giấc mơ của Sương đặt ở một tương lai gần, như thể xây cất một ngôi nhà từ tốn; quán sẽ có kéo dài đến tận phía sau, nơi bờ sông sẽ lập thành bến, nơi thuyền cayak sẽ ghé lại nơi đây, ngồi nhâm nhi một ly cafe đầu sớm hay chiều tà, để ngắm thời gian chầm chậm trôi qua, chẵng còn gì là bộn bề vội vã. 

Chị cứ thế tiếp tục một giấc mơ, chẳng buồn để loay hoay với quá khứ, như thể là sống cho hiện tại. Ngộ. Tỉnh táo trong cách nhận nhìn, trong cả lằn ranh giữa các đạo, Thiên Chúa và Phật giáo, cứ nghe và chọn lọc là cách chị lựa.  

Kết thúc một chuyến thăm. Ra về. Chị nói với theo, hẹn để trao đổi công thức với vợ nó, một người làm bánh dứa Đài Loan, thứ mà người anh lớn mê mẩn, đổi lại chị sẽ chia sẻ công thức bánh trung thu. Cười. Chuyện đời Sương chỉ kể một khúc ngang, rộn ràng và hân hoan trong lòng cả ba con người đã yên vị trên chuyến xe lăn bánh trên đất trời quận 7, để rồi tiếp tục một câu chuyện khác của nó và anh.

***

"Beyond the firmly closed door flows the red river, rich with alluvial silt, rushing powerfully. A small boat, carried by the wind, drifts on the red waters under the blazing sunlight. A girl dressed in a silver áo dài, her hair flowing freely, rows the boat tirelessly across the river. She does not look back, with no hesitation, as her strong hands push the oars forward."

This is "The Story of Suong," a narrative about the lives of brides married to South Korean husbands, told by Suh Songnan’s pen.

https://chienphan.blogspot.com/2023/02/sach-chuyen-oi-suong-suh-songnan.html

The “story of Suong” here, however, tells of a bride who also comes from a fertile river land, marrying a Vietnamese man from a similar riverside background, and starting a new life in the city.

“Suong” is like dewdrops formed at dawn—a word describing something delicate, gentle, and glistening, just like the lives of girls bearing this name. Somehow, the name seems to embody them.

A sudden heavy downpour came upon us in Saigon—still the same three people from previous stories. Two old colleagues, more accurately, two former managers—one from Marketing and Sales, the other from Credit and Risk at Toyota Finance in its early days. The third person was me, the one recounting “the story of Suong,” meeting in a corner of District 7 to visit an old colleague who is Suong’s husband.

Suong’s husband had stepped off his professional train after fourteen years, while Toyota Finance continued to move forward. An intellectual and devoted professional, he believed in honorably earning each dollar of his salary. On his shoulders, he bore not only the responsibilities of a man providing for his family but also the longing for recognition that he felt had never fully come.

Perhaps we often forget: that thoughts are individual, and changeable. Consistency is rare in such situations. His sentiments spread to those around him, including the three of us visiting that day, each with our own interpretations, even differing from Suong.

Suong, born to a family with deep revolutionary roots, moved North and then returned to the South. An educated professional, she worked for a reputable foreign company, trusted and admired. In the bloom of her youth, she turned onto another path, leaving her beloved job to care for two young children after a traffic accident. She continued forward, even as her husband made another life transition, showing resilience in each turn life presented.

The restaurant was set up at home, on a corner with three open sides—one side facing a church, another leading to a river road winding through District 7. There, she pursued the trade of her ancestors. Rice was brought to be milled, sifted, settled, poured, and shaped. Depending on customers’ tastes, some requested “rolled” with fillings, others wanted the simple “wet” version, served with sausages, spring rolls, and care. That was enough, a way to continue living…a journey within this earthly existence.

They arrived early, waiting at the house on the three-way intersection, without a sign outside—just memories of what each customer enjoyed. Their hospitality extended warmly to familiar faces.

If Suong in South Korea was a woman who would never row her boat on the Mekong River again, then Suong in Vietnam remained a memory in the minds of a few. The three visitors today were among them.

We ate, drank, and shared stories. My colleague offered years of wisdom as if gifting these “young” spouses in his eyes—from current business trends to how influencers and TikTokers impact customer experience, to pricing essentials in a way that attracted and retained customers while maintaining growth.

The rain dwindled, leaving only a few scattered droplets.

Another colleague, reminiscing, talked about the charm of personal interaction in sales. She recalled vendors from an old marketplace who still remembered customers' names decades later. Sales thrive on this connection; even with transparent supermarket pricing, the human element remains irreplaceable. This authenticity is rare in sales today, often overshadowed by practicality until customers miss the sincerity that once existed.

Suong is like those morning dew drops—pure luck for her husband to have her by his side. She continues sharing the story of her daughter abroad, of countless recipes she wishes she had more time for, a limited resource as always.

She dreams of expanding the restaurant to the riverbank out back, creating a place where kayaks could dock. Guests could sip morning coffee or evening tea, watching the world slow down.

She keeps moving forward, without lingering on the past, choosing to live fully in the present. Her perspective is uniquely hers—a blend of Christian and Buddhist beliefs, listening and choosing what resonates with her heart.

We said our goodbyes. As I left, she called out, promising to swap recipes with my wife: her pineapple cake for my wife's mooncake. We laughed, parting ways as "The Story of Suong" concluded one chapter. Filled with warmth, we headed back to our lives, ready to continue our own journeys.

Thứ Năm, 24 tháng 10, 2024

[Sách] Giám đốc phát triển tài năng - Tamar Elkeles, Jack J.phillips, Patricia Pulliam Phillips


 "Một tổ chức thành công không chỉ là nơi tập hợp những nhân viên giỏi, mà còn là nơi biết cách phát triển tài năng của từng cá nhân để tạo ra giá trị bền vững và lâu dài."

Sự kế thừa được đặt lên luận bàn. Ấp ủ sự kế thừa là cả một chấp dứt, chưa sẵn sàng cho sự thay đổi và thích nghi. Dẫu vậy, khi một tổ chức kinh doanh càng lớn, sự kế thừa càng đặt nặng để duy trì một guồng máy đã tự quay chậm chạp và ít nhiều rệu rã. 

Cuốn sách "Giám đốc phát triển tài năng" (Chief Talent Officer) của ba tác giả Tamar Elkeles, Jack J. Phillips và Patricia Pulliam Phillips là một trong những tài liệu không thể thiếu cho những ai quan tâm đến lĩnh vực quản trị nhân sự và phát triển tài năng. 

Làm thế nào để tổ chức có thể biến phát triển nhân tài thành một ưu tiên chiến lược? Và câu trả lời là thông qua vai trò của một Giám đốc phát triển tài năng (Chief Talent Officer – CTO). Đây không chỉ là người quản lý nhân sự mà còn là nhà chiến lược, người dẫn dắt sự phát triển và tối ưu hóa nhân lực cho doanh nghiệp. Tamar Elkeles nhấn mạnh rằng một CTO phải đóng vai trò như một cầu nối giữa các mục tiêu kinh doanh và việc phát triển con người, từ đó tạo ra sự gắn kết và hiệu quả trong tổ chức.

"Bạn không thể quản lý những gì bạn không thể đo lường. Việc đầu tư vào phát triển tài năng cũng vậy, nó cần được đánh giá và đo lường rõ ràng để có thể điều chỉnh và cải thiện."

Một điểm nổi bật khác của cuốn sách là tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa phát triển trong doanh nghiệp. Văn hóa này cần được thúc đẩy từ trên xuống dưới, từ ban lãnh đạo đến từng nhân viên. Tamar Elkeles nhấn mạnh rằng văn hóa phát triển phải tạo ra môi trường khuyến khích sự học hỏi liên tục, đồng thời cung cấp các công cụ và cơ hội để nhân viên phát triển kỹ năng của mình.

Một trong những bài học lớn mà cuốn sách mang lại là việc phát triển tài năng không thể tách rời khỏi chiến lược kinh doanh tổng thể của tổ chức. "Giám đốc phát triển tài năng" chỉ ra rằng sự phát triển bền vững của doanh nghiệp đến từ việc hiểu rõ nhu cầu của thị trường, từ đó tạo ra các chiến lược phát triển con người phù hợp để đáp ứng các yêu cầu đó.

"Phát triển tài năng không chỉ là một nhiệm vụ ngắn hạn, mà là chiến lược lâu dài giúp doanh nghiệp duy trì và nâng cao sức cạnh tranh."

Cuốn sách "Giám đốc phát triển tài năng" không chỉ là tài liệu dành riêng cho các chuyên gia quản trị nhân sự, mà còn là một cuốn cẩm nang hữu ích cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đang tìm kiếm cách thức tối ưu hóa nguồn nhân lực. Với những chiến lược cụ thể, các ví dụ thực tiễn và các công cụ đo lường hiệu quả, cuốn sách này thực sự mang đến một cái nhìn sâu sắc và toàn diện về vai trò của việc phát triển tài năng trong thành công lâu dài của tổ chức.

Cuốn sách không chỉ giúp bạn hiểu sâu hơn về tầm quan trọng của việc phát triển tài năng, mà còn mang lại những kỹ năng cụ thể để thực hiện chiến lược này một cách hiệu quả trong tổ chức của mình.

***

"A successful organization is not merely a place where talented employees gather, but one that knows how to develop the potential of each individual to create long-lasting and sustainable value."

The concept of succession is often debated. Nurturing succession involves embracing both an ending and an unwillingness to change and adapt. Yet, as a business grows, succession becomes increasingly crucial to maintaining a system that has started to slow down and show signs of wear.

The book "Chief Talent Officer" by Tamar Elkeles, Jack J. Phillips, and Patricia Pulliam Phillips is an indispensable resource for those interested in human resource management and talent development.

How can an organization make talent development a strategic priority? The answer lies in the role of the Chief Talent Officer (CTO). This is not just a human resources manager but a strategist, someone who leads the development and optimization of the workforce. Tamar Elkeles emphasizes that a CTO acts as a bridge between business objectives and talent development, thereby creating alignment and efficiency within the organization.

“You can't manage what you can't measure. Investing in talent development needs to be evaluated and measured clearly in order to adjust and improve.”

Another highlight of the book is the importance of building a culture of development within the organization. This culture needs to be promoted from the top down, from leadership to every employee. Tamar Elkeles stresses that a development-oriented culture must create an environment that encourages continuous learning while providing tools and opportunities for employees to enhance their skills.

One major lesson the book imparts is that talent development cannot be separated from the organization's overall business strategy. "Chief Talent Officer" points out that the sustainable growth of a business comes from understanding market demands and creating the right people strategies to meet those needs.

“Talent development is not just a short-term task but a long-term strategy that helps businesses maintain and enhance their competitive edge.”

"Chief Talent Officer" is not only a resource for HR professionals but also a valuable guide for business leaders looking to optimize their workforce. With specific strategies, practical examples, and tools for measuring effectiveness, this book offers a deep and comprehensive view of the role of talent development in the long-term success of an organization.

The book helps readers gain a deeper understanding of the importance of talent development and provides practical skills to effectively implement this strategy in their organization.

https://doisales.com.vn/index.php/2024/10/25/sach-giam-doc-phat-trien-tai-nang-tamar-elkeles-jack-j-phillips-patricia-pulliam-phillips/

Thứ Hai, 21 tháng 10, 2024

[Sách] Bank 4.0 - Brett King

 

"Tương lai của ngân hàng sẽ không còn nằm trong các tòa nhà chọc trời với nhân viên mặc vest làm việc phía sau quầy, mà sẽ được lập trình trong các thuật toán, nằm gọn trong chiếc điện thoại thông minh của bạn"

Tiên đoán luôn tiềm ẩn rủi ro sai lầm, dẫu vậy vẫn tốt hơn là bàn trên sự việc đã rồi. Brett King đưa ra nhận định: "Ngân hàng không còn là nơi bạn đến mà là điều bạn làm". Một tác phẩm tiên đoán có cơ sở, táo bạo và tiên phong về tương lai của ngành ngân hàng trong kỷ nguyên kỹ thuật số. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và sự thay đổi thói quen tiêu dùng, Brett King dự đoán một tương lai mà các ngân hàng không còn tồn tại dưới hình thức truyền thống mà chúng ta từng biết.

Như một gã vô tình gắn bó với tài chính; ngót nghét cũng đã mười sáu năm, cùng với đó là những đồng nghiệp đồng hành trong hành trình này, ắt hẳn họ cũng cảm nhận sự đổi thay và nhiều khi tự huyễn hoặc như một cách vỗ về mình rằng mọi thứ sẽ ổn thôi. Một điều đồng tình là mọi thứ đổi thay. 

Cuốn sách "Bank 4.0" tập trung vào sự chuyển đổi toàn diện của ngành tài chính dưới tác động của công nghệ. Brett King đưa ra lập luận rằng các ngân hàng sẽ phải thay đổi từ mô hình "phục vụ tại chỗ" sang "ngân hàng ở khắp mọi nơi", nghĩa là các dịch vụ ngân hàng sẽ được tích hợp trực tiếp vào cuộc sống hàng ngày của người dùng, thông qua các ứng dụng, trí tuệ nhân tạo, và Internet vạn vật (IoT). Ngân hàng không còn là một điểm đến mà người dùng phải tìm đến, mà sẽ hiện diện ở mọi nơi, trong từng khía cạnh của đời sống hàng ngày.

King phân tích chi tiết những công nghệ đã và sẽ tiếp tục định hình ngành tài chính như: Trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (blockchain), dữ liệu lớn (big data), và điện toán đám mây. Ông chỉ ra rằng các công ty công nghệ tài chính (fintech) đang thay đổi cách người tiêu dùng tiếp cận các dịch vụ tài chính, bằng cách cung cấp các giải pháp nhanh chóng, tiện lợi và tập trung vào trải nghiệm người dùng hơn so với các ngân hàng truyền thống.

Một trong những điểm mạnh của "Bank 4.0" là Brett King không chỉ đưa ra những nhận định về sự thay đổi trong ngành ngân hàng mà còn cung cấp những ví dụ cụ thể từ các quốc gia và công ty fintech đang đi đầu trong công nghệ tài chính như Trung Quốc, Kenya, và Ấn Độ. Ông cũng nhấn mạnh rằng các ngân hàng truyền thống nếu không bắt kịp xu hướng số hóa sẽ bị loại bỏ khỏi cuộc chơi.

"Trong tương lai, ngân hàng sẽ trở thành một phần vô hình của cuộc sống, nơi người dùng có thể thực hiện các giao dịch tài chính một cách liền mạch mà không cần phải nghĩ về việc đó".

Đối với các ngân hàng truyền thống, King khuyến cáo rằng họ phải thay đổi tư duy về việc "công nghệ là công cụ hỗ trợ" sang "công nghệ là trung tâm". Ngân hàng cần phát triển các giải pháp số hóa, đồng thời cải thiện trải nghiệm người dùng và tạo ra các sản phẩm tài chính phù hợp với nhu cầu của thế hệ trẻ - những người đã quen với các ứng dụng di động và các giải pháp tài chính kỹ thuật số.

Cuốn sách khiến chúng ta suy ngẫm về tương lai của chính mình trong bối cảnh thế giới kỹ thuật số đang dần thay đổi từng ngày. Và liệu rằng chúng ta, cũng như các tổ chức tài chính, đã sẵn sàng cho cuộc cách mạng ngân hàng 4.0 này chưa?

***

"The future of banking will no longer reside in skyscrapers with employees in suits working behind counters, but will be programmed into algorithms, fitting neatly into your smartphone."

Predictions always carry the risk of being wrong, yet they are still better than discussing things after they’ve happened. Brett King asserts: “Banking is no longer a place you go to, but something you do.” His work offers a well-founded, bold, and pioneering vision of the future of banking in the digital age. With the rapid development of technology and changing consumer habits, Brett King envisions a future where traditional banks, as we know them, will no longer exist.

As someone who has been involved with finance for nearly sixteen years, along with colleagues who have journeyed through this transformation, I can relate to the feeling of change. Sometimes, there’s even a tendency to comfort ourselves with the thought that everything will turn out okay. One thing we all agree on: change is inevitable.

The book "Bank 4.0" focuses on the complete transformation of the financial industry under the influence of technology. Brett King argues that banks must shift from the “on-site service” model to “banking everywhere,” meaning that banking services will be directly integrated into users' daily lives through apps, artificial intelligence, and the Internet of Things (IoT). Banking will no longer be a place consumers seek out but will be present in every aspect of everyday life.

King dives deep into the technologies shaping and continuing to shape the financial sector, such as artificial intelligence (AI), blockchain, big data, and cloud computing. He highlights that fintech companies are revolutionizing the way consumers access financial services by offering faster, more convenient solutions that focus on the user experience, in contrast to traditional banks.

One of the strengths of "Bank 4.0" is that Brett King not only identifies the changes happening within the banking industry but also provides specific examples from countries and fintech companies leading the financial technology revolution, such as China, Kenya, and India. He emphasizes that traditional banks that fail to keep up with the digitalization trend will be left behind.

“In the future, banking will become an invisible part of life, where users can perform financial transactions seamlessly without even having to think about it.”

For traditional banks, King advises a shift in mindset from viewing “technology as a support tool” to “technology as the core.” Banks need to develop digital solutions, enhance user experiences, and create financial products tailored to the needs of younger generations—those accustomed to mobile apps and digital financial solutions.

The book invites us to reflect on our own futures, as the digital world continues to evolve daily. Are we, along with financial institutions, ready for the Bank 4.0 revolution?

https://doisales.com.vn/index.php/2024/10/22/sach-bank-4-0-brett-king/

Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2024

[Sách] Lòng tốt của bạn cần thêm đôi phần sắc sảo - Mộ Nhan Ca


"Lòng tốt không phải là điều dễ dàng, nó là sự lựa chọn. Nhưng nếu lòng tốt của bạn không có ranh giới, thì đó không còn là lòng tốt nữa, mà là sự yếu đuối."

Lòng tốt đặt đúng chổ. Cảm nhận của bản thân khi đọc về sách của Mộ Nhan Ca, như thể cho đi xem xét cả việc nhận lại. Tự hỏi. Liệu vậy ta đã hiểu hết về lòng tốt? để rồi áp dụng nó? Sự hưởng ứng của giới trẻ là điều khiến bản thân ái ngại, giới trẻ cần nhiều lời khuyên đến vậy? Sự thực tế đến thực dụng hòa trong lòng tốt, nhập nhằng trong các ví dụ của tác giả đưa ra, điều đó có phải là tập hợp của một số đông, hay sự hưởng ứng đang xem như một phương pháp quy nạp ghi nhận sự đồng lòng.

Cuốn sách Lòng tốt của bạn cần thêm đôi phần sắc sảo của tác giả Mộ Nhan Ca là một tác phẩm đầy triết lý và thực tế, đặc biệt dành cho những ai luôn trăn trở về sự tốt bụng và cách nó được đối đãi trong xã hội ngày nay. Tác giả nhấn mạnh rằng lòng tốt là một phẩm chất cao quý, nhưng nếu không đi kèm với sự thông minh và tỉnh táo, nó có thể dễ dàng bị lợi dụng hoặc trở thành gánh nặng cho chính mình.

Cuốn sách không chỉ dừng lại ở việc ca ngợi lòng tốt, mà còn đưa ra những lời khuyên cụ thể để chúng ta biết cách bảo vệ mình trong một thế giới không phải lúc nào cũng đáp lại bằng sự tử tế. Mộ Nhan Ca cho rằng lòng tốt không phải là mù quáng, mà cần phải có sự sắc sảo, biết khi nào nên cho đi và khi nào nên giữ lại cho mình.

Câu nói này thể hiện một sự thật rất thẳng thắn nhưng vô cùng cần thiết. Ranh giới giữa lòng tốt và sự yếu đuối đôi khi rất mong manh, và người tốt bụng cần học cách nhận ra để không bị lạm dụng. Mộ Nhan Ca khuyến khích độc giả phải học cách yêu thương bản thân trước, chỉ khi đó lòng tốt mới thật sự có giá trị.

Ngoài ra, một điểm ấn tượng khác trong cuốn sách là việc tác giả lồng ghép nhiều câu chuyện thực tế, giúp người đọc dễ dàng nhận ra mình trong đó. Những câu chuyện về việc lòng tốt bị lợi dụng, hay sự từ bi không được đáp lại khiến ta phải suy ngẫm về cách mình đối xử với người khác và cả chính bản thân.

"Người tốt không phải là người luôn phải nhường nhịn. Bạn tốt với người khác, nhưng cũng phải tốt với chính mình."

Cuốn sách này giống như một lời nhắc nhở cho chúng ta: lòng tốt cần được thực hiện một cách có lý trí, không phải chỉ vì sự mong đợi đáp trả từ người khác, mà để giúp chúng ta sống cân bằng, và bảo vệ được những giá trị tốt đẹp của chính mình.

Mộ Nhan Ca không chỉ truyền đạt thông điệp về lòng tốt một cách sâu sắc, mà còn mang đến cho người đọc những bài học về sự mạnh mẽ và cách nhìn nhận thực tế hơn trong cuộc sống. Lòng tốt của bạn cần thêm đôi phần sắc sảo là một cuốn sách đáng đọc, giúp mỗi người tự chiêm nghiệm và điều chỉnh hành vi của mình sao cho hợp lý và có lợi nhất trong các mối quan hệ xã hội.

***

"Kindness is not something easy; it is a choice. But if your kindness has no boundaries, it is no longer kindness, but weakness."

Kindness placed in the right context. My feelings after reading Mộ Nhan Ca's book were as if giving also involves considering receiving. I wonder, do we truly understand kindness? And have we applied it correctly? The enthusiastic response from the younger generation makes me uneasy. Do they need that much advice? The practicality—bordering on utilitarianism—mixed with kindness, blurs the lines in the examples the author provides. Is that a collective agreement, or is this response being treated as a generalization acknowledging a shared sentiment?

Mộ Nhan Ca's book Lòng tốt của bạn cần thêm đôi phần sắc sảo (Your Kindness Needs a Bit of Sharpness) is a philosophical and realistic work, especially for those who often ponder about kindness and how it is treated in today's society. The author emphasizes that kindness is a noble quality, but if it is not accompanied by intelligence and mindfulness, it can easily be exploited or become a burden.

The book doesn't just stop at praising kindness; it also offers practical advice on how to protect ourselves in a world that doesn’t always reciprocate kindness. Mộ Nhan Ca suggests that kindness shouldn’t be blind but must be sharp—knowing when to give and when to hold back.

This statement reflects a candid and very necessary truth. The line between kindness and weakness is often thin, and good-hearted people need to learn to recognize this to avoid being taken advantage of. Mộ Nhan Ca encourages readers to learn to love themselves first, as only then will their kindness truly have value.

Another impressive point in the book is how the author intertwines real-life stories, helping readers easily see themselves in those situations. Stories of kindness being exploited or compassion unreturned make us reflect on how we treat others—and ourselves.

"A kind person is not someone who always gives in. You are kind to others, but you must also be kind to yourself."

This book serves as a reminder: kindness should be exercised with reason—not just out of expectation for reciprocity from others—but to help us live in balance and protect the good values we hold dear.

Mộ Nhan Ca not only conveys the message of kindness in a profound way but also offers readers lessons in strength and a more realistic perspective on life. Your Kindness Needs a Bit of Sharpness is a must-read, helping everyone reflect on and adjust their behavior to ensure it is both reasonable and beneficial in social relationships.

https://doisales.com.vn/index.php/2024/10/19/sach-long-tot-cua-ban-can-them-doi-phan-sac-sao-mo-nhan-ca/

[Sách] Nghệ thuật An Nam - Louis Bezacier


"Những tác phẩm nghệ thuật cổ không chỉ là di sản của một thời kỳ, mà còn là tiếng nói của những con người đã sống, đã sáng tạo trong bối cảnh xã hội và văn hóa cụ thể.”

An Nam là An Nam, Trung Quốc là Trung Quốc. Tôi là tôi, bạn là bạn. Louis Bezacier đã chứng minh điều đó thay cho...người Việt trong tác phẩm của mình. 

Nghệ thuật An Nam của Louis Bezacier là một tác phẩm đầy giá trị, không chỉ đối với những người nghiên cứu lịch sử và văn hóa Việt Nam, mà còn cho những ai yêu thích nghệ thuật và muốn hiểu sâu hơn về nghệ thuật cổ truyền của xứ An Nam. Cuốn sách này được viết bởi một nhà khảo cổ và nhà nghiên cứu người Pháp, Louis Bezacier, người đã dành nhiều năm cuộc đời mình để nghiên cứu nghệ thuật và kiến trúc truyền thống của Việt Nam.

Sự tìm tòi khám phá lịch sử tạo giá trị ở tương lai, có lẽ Louis Bezacier cũng không hình dung được sức sống của sự tìm tòi mình sẽ đến đâu. Bản thân nghĩ chắc ông cũng chẳng quan tâm, điều cần là ở hiện tại khi đó, ông cảm thức ý nghĩa của công việc mình. Thế là đủ.

Một trong những điểm nổi bật của tác phẩm này là cách Bezacier khéo léo phân tích và tái hiện lại các giá trị nghệ thuật dân tộc thông qua các kiến trúc cổ, chùa chiền, đền đài, và những hiện vật khảo cổ. Ông không chỉ mô tả về cấu trúc, vật liệu và các yếu tố nghệ thuật, mà còn đi sâu vào ý nghĩa văn hóa, tâm linh đằng sau mỗi tác phẩm, giúp độc giả có cái nhìn toàn diện hơn về nền nghệ thuật phong phú của An Nam.

“Chính tinh thần của dân tộc mới là yếu tố chủ đạo trong sự phát triển nghệ thuật. Nghệ thuật An Nam không chỉ nằm ở sự tinh xảo của những đường nét, mà còn ở tinh thần dân tộc được thể hiện rõ ràng qua từng tác phẩm.”

Bezacier tập trung vào việc mô tả các yếu tố truyền thống trong kiến trúc như đình làng, chùa chiền, và các ngôi đền thờ, nơi mà nghệ thuật chạm khắc gỗ và điêu khắc đá được phát triển mạnh mẽ. Ông ca ngợi sự tinh tế và tài năng của các nghệ nhân An Nam, những người đã biết kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên, tín ngưỡng và nghệ thuật để tạo nên những công trình đầy tính thẩm mỹ.

Ông đặc biệt nhấn mạnh đến những công trình chùa chiền, được xem là biểu tượng của nghệ thuật tôn giáo Việt Nam. Những tác phẩm điêu khắc trên gỗ, với các hình tượng rồng, phượng và các biểu tượng linh thiêng khác, thể hiện sự giao thoa tinh tế giữa văn hóa bản địa và ảnh hưởng từ Phật giáo, Đạo giáo.

Cuốn sách mang đến cho người đọc một hành trình khám phá không gian văn hóa nghệ thuật của An Nam, từ những chi tiết nhỏ nhất như hoa văn trên mái đình đến cách bố trí tổng thể của các khu đền đài. Bezacier đã chứng minh rằng, nghệ thuật An Nam không chỉ mang tính thẩm mỹ mà còn chứa đựng những giá trị văn hóa, tâm linh sâu sắc.

Tác phẩm Nghệ thuật An Nam của Louis Bezacier là một tài liệu quý giá, giúp người đọc hiểu sâu hơn về nghệ thuật và văn hóa truyền thống Việt Nam, đồng thời cũng là một lời nhắc nhở về việc bảo tồn và tôn vinh các giá trị nghệ thuật mà cha ông đã để lại.

***

"The ancient works of art are not only the heritage of a specific era but also the voice of the people who lived and created within a particular social and cultural context."

An Nam is An Nam, China is China. I am myself, and you are you. Louis Bezacier demonstrated this truth on behalf of the Vietnamese through his work.

Louis Bezacier's The Art of Annam is an invaluable piece of work, not only for those studying Vietnamese history and culture but also for anyone who loves art and wants to delve deeper into the traditional art of Annam. This book was written by a French archaeologist and scholar, Louis Bezacier, who devoted many years of his life to studying the traditional art and architecture of Vietnam.

Exploring history creates value for the future. Perhaps Louis Bezacier could not have foreseen how far the vitality of his discoveries would reach. I don't think he would have cared much either. What mattered to him was the sense of purpose in his work at that moment. That was enough.

One of the highlights of this book is Bezacier's skillful analysis and recreation of the national artistic values through ancient architecture, temples, pagodas, and archaeological artifacts. He not only described the structures, materials, and artistic elements but also delved into the cultural and spiritual meanings behind each work, helping readers gain a more comprehensive understanding of Annam's rich artistic heritage.

“The national spirit is the key factor in the development of art. The art of Annam is not only about the intricacy of lines but also about the national spirit clearly reflected in each work.”

Bezacier focused on describing traditional elements in architecture, such as village communal houses, temples, and shrines, where the art of wood carving and stone sculpture flourished. He praised the elegance and craftsmanship of Annam’s artisans, who knew how to harmoniously blend nature, belief, and art to create works full of aesthetic value.

He particularly emphasized the temple structures, regarded as the epitome of religious art in Vietnam. The wood carvings, with their dragon, phoenix, and other sacred motifs, reflect a delicate intersection between indigenous culture and the influences of Buddhism and Taoism.

The book takes readers on a journey through the artistic and cultural landscape of Annam, from the smallest details such as the patterns on a temple roof to the overall layout of sacred complexes. Bezacier demonstrated that the art of Annam is not only aesthetically pleasing but also deeply embedded with cultural and spiritual values.

Louis Bezacier's The Art of Annam is a precious document that helps readers gain deeper insights into Vietnam’s traditional art and culture. It also serves as a reminder of the importance of preserving and honoring the artistic values that our ancestors left behind.

https://doisales.com.vn/index.php/2024/10/19/sach-nghe-thuat-an-nam-louis-bezacier/

Thứ Ba, 15 tháng 10, 2024

Tản mạn cuộc sống - Hội họa & Buhtan - Musings on Life - Painting & Bhutan


Chị gửi tặng nó hai bức tranh sơn dầu mà chính chị tự vẽ. Chị, người đã từng đồng hành với nó trên con đường sự nghiệp đầy những thử thách, không thiếu ánh sáng lấp lánh của ngành tài chính Toyota, nay lại tìm thấy niềm vui trong nghệ thuật. 

Nó và em chọn bức tranh anh đào nở rộ. Chị cười. Hai vợ chồng trẻ hơn chị nghĩ nên thích gam màu sống động này. 


Màu sách tươi sáng tạo hiệu ứng thị giác cực mạnh. Với tông chủ đạo là màu hồng, xanh dương và trắng, bức tranh gợi lên hình ảnh của một cây hoa anh đào nở rộ giữa không gian sáng rực. Những đốm màu được tung tóe một cách tự do, tạo cảm giác về sự phóng khoáng và năng động trong cách vẽ.

Sự tương phản giữa nền xanh và những bông hoa màu hồng tạo nên sự hài hòa tinh tế, mang đến cảm giác vừa vui tươi, vừa yên bình. Hình ảnh thân cây đen ở trung tâm giúp cân bằng bố cục, như là điểm nhấn vững chãi giữa những mảng màu rực rỡ. Tác phẩm này không chỉ đẹp mắt mà còn gợi lên cảm giác tươi mới, như một khúc ca của mùa xuân.


Thằng nhóc Merci chọn bức tranh tỉnh vật. Nó cười, trả lời chị, thằng nhóc thấy đâu đó thấp thoáng kiểu trừu tượng như Picasso. 

Thằng nhóc ấn tượng với sự phối hợp tinh tế giữa màu sắc và ánh sáng. Tác phẩm vẽ một bình hoa trên bàn, với những bông hoa hồng nở rộ, tươi tắn. Chất liệu sơn dầu tạo nên sự mịn màng và mềm mại cho bề mặt tranh, đồng thời giúp các mảng màu trở nên sống động, có chiều sâu.

Sự phối màu độc đáo. Nền phía sau với các mảng màu xanh dương và xanh lá cây đậm nhạt tạo nên một không gian hài hòa nhưng không kém phần tương phản với màu hồng và vàng của những cánh hoa. Những nét vẽ mạnh mẽ, tự do nhưng vẫn giữ được sự chính xác trong hình khối, đặc biệt ở phần bình hoa, nơi ánh sáng phản chiếu khiến mặt bàn và bình trở nên lấp lánh.

Phần ánh sáng trong tranh được xử lý rất tốt, tạo cảm giác về một buổi sáng hoặc chiều tà, khi ánh nắng chiếu qua cửa sổ và lan tỏa trên bàn. Sự phản chiếu của ánh sáng lên bình hoa và bàn gỗ làm cho bức tranh trở nên sống động và thực tế.

Một bức tranh đẹp là một bức tranh được ngắm và ngẫm nhiều lần. Tổng thể, bức tranh này không chỉ là một tác phẩm về tĩnh vật, mà còn mang lại cảm giác bình yên, ấm áp với không gian và cách sử dụng màu sắc đầy cảm hứng. 

Thằng nhóc Merci - đứa trẻ đầy sự tò mò và quyết tâm - đã chọn cho mình một cách vẽ khó hơn, không giống những nét vẽ đơn giản mà người khác có thể chọn. Chắc hẳn trong trái tim nó cũng đang nung nấu những ước mơ, sau những bức vẽ, mô hình lắp ghép giờ là những món ăn thì giờ đây thằng nhóc tìm lại sự đồng cảm trong hội họa.

Nó tìm cớ để thuyết phục chị qua quận một, thay vì nó chạy qua quận hai. Dù rằng, bản thân vẫn tò mò về một xưởng vẽ. Tưởng tượng. Xưởng vẽ của chị - nơi mà những bức tranh la liệt khắp mọi nơi - đã trở thành nơi chị lánh xa những bon chen để thả hồn vào màu sắc. Những bức tranh với đủ loại chủ đề, từ phong cảnh đến chân dung, từ sắc màu sống động đến những mảng màu êm đềm, như chính tâm hồn chị dần chuyển từ bão giông sang bình yên. Lẻ loi. Có phải sáng tạo thường cô đơn?  

***

Gác lộng, lầu cao. Ở một trung tâm thương mại, lầu 5. L’usine, công xưởng giờ trở thành một quán ăn, nơi không còn là hoài niệm của một thời Pháp thuộc, nơi giờ đây.

Anh vừa trở về từ Buhtan. Nó háo hức chờ nghe chuyện kể. Luôn là thế. Nó thích ngồi lắng nghe câu chuyện kể, đặc biệt là từ anh, chị và tất cả người xung quanh mình như thể đi tìm chất liệu của cuộc sống. Để viết, để giữ gìn sợ cảm xúc phôi pha. Nhập nhòa, viết đi viết lại một cảm xúc giống nhau, như ngày tàn, tháng tận cứ làm đi làm lại một việc đến vô thức.

Giờ ăn trưa, cả ba ngồi lại bên nhau, nghe anh kể chuyện về những ngày đi xa, những ngày trở về, và cả những đam mê chưa thể thoát ra. Câu chuyện của anh như một tấm gương phản chiếu, để người nghe nhận ra, đôi khi hành trình sống không chỉ là những thành tựu đạt được mà còn là sự thấu hiểu và trân trọng những điều nhỏ bé, những khoảnh khắc lắng đọng mà cuộc sống ban tặng.

Buhtan ngày trở về từ một hành trình với hy vọng đổi thay, nhưng cuối cùng lại mang trong mình ít nhiều thất vọng. Thất vọng sản sinh từ hy vọng. 

Trước khi đi, nó với anh, tò mò về một vùng đất được mệnh danh là nơi hạnh phúc nhất trái đất này. Địa đàng. Đâu đó nghĩ rằng chẳng có tham, sân, si. Nó lỡ hẹn một chuyến đi. Hẹn. Anh về, kể em nghe. 

Trở về. Anh nghĩ rằng lòng tham, sự giận dữ và sự ích kỷ của con người sẽ được kiểm soát, nhưng đổi lại chỉ là sự phản chiếu rõ nét của những điều đó trong cuộc sống thường ngày. Chẳng có gì là hoàn hảo. Cuộc sống đơn giản và đủ đầy chiếm số đông. Dẫu vậy, cuộc sống vẫn đọng lại điều ngã giá ở một phiên chợ hay một góc sân bay. Thứ gọi là thị trường, kinh tế đã bắt đầu cày xới lên những hạt mầm của tham.

***

Anh, chị nói mình đã già.

Nó cười, khi mượn câu chuyện của người nhân viên phục vụ thay đổi cách xưng hô. Với nó, cách xưng hô chỉ là anh, chị. Dường như, tuổi tác chưa chạm đến cả ba vì ở cuộc sống này chẳng còn gì để nghĩ suy hoặc nghĩ suy đến cùng tận để rồi chẳng buồn nghĩ gì thêm. Hãy để nó như thế! Yêu thương đến tận cùng. 

 “Hãy chăm sóc ngoại!” – bộ phim tâm lý Thái Lan mang sắc thái bi kịch, nhằm tạo ra kịch tính cho một thông điệp sâu sắc về tình cảm gia đình, được nó đưa vào như nhân vật kể chuyện theo tình tiết và chủ đề cần phải thay đổi. 

Câu chuyện về cuộc sống của những người già, nghe kể lại, là một bức tranh buồn lặng lẽ nhưng lại ẩn chứa sự khao khát và nỗi sợ hãi vô hình. Người già không sợ tuổi tác, mà sợ cảm giác trở nên vô dụng, không còn có ích trong cuộc sống, như một cái cây dần héo úa trong góc vườn.

Sân trời phơi cảm xúc. Cả ba cứ thế chuyện trò, miệt mài như thể chẳng có quá khứ, tương lai, chỉ còn hiện tại, thời gian như chẳng còn là khái niệm tồn tại. 

Chuyện vẫn còn ở đấy, một góc trời quận 7.

***

She gifted him two oil paintings that she had painted herself. She, who had once accompanied him on his career path full of challenges, illuminated by the glittering lights of the Toyota finance industry, now found joy in art.

He and his wife chose the painting of cherry blossoms in full bloom. She smiled. The young couple, younger than she thought, preferred the vibrant colors of this piece.

The bright colors created a powerful visual effect. With pink, blue, and white as the dominant tones, the painting evoked the image of a cherry blossom tree in full bloom, shining brightly in the open space. The splashes of color were freely scattered, giving a sense of spontaneity and dynamism in the brushstrokes.

The contrast between the blue background and the pink blossoms created a delicate harmony, bringing a feeling of both joy and tranquility. The black tree trunk in the center balanced the composition, acting as a sturdy focal point amid the vibrant hues. This artwork was not only visually pleasing but also conveyed a sense of freshness, like a spring melody.

Merci, the little boy, chose the still-life painting. He smiled and told her he could see hints of abstraction, reminiscent of Picasso.

He was impressed by the subtle interplay of color and light. The painting depicted a vase of flowers on a table, with roses in full bloom, vibrant and lively. The oil paint lent a smooth and soft texture to the painting's surface, making the colors vivid and full of depth.

The color combination was unique. The background, with shades of blue and green in varying intensities, created a harmonious space, contrasting with the pink and yellow of the flower petals. The bold, free strokes retained precision in form, particularly in the vase, where the reflection of light made the table and the vase sparkle.

The treatment of light in the painting was skillful, creating the sense of a morning or late afternoon, with sunlight streaming through a window and spreading across the table. The reflection of light on the vase and the wooden table brought the painting to life and made it feel real.

A beautiful painting is one that invites repeated viewing and contemplation. Overall, this still-life piece was not just an artwork but also conveyed a sense of peace and warmth through its space and inspired use of color.

Merci, the curious and determined child, had chosen a more challenging painting style, unlike the simpler strokes others might choose. Surely, in his heart, there were also dreams being nurtured. After all the drawings and model building, he now found solace in art.

He found an excuse to persuade her to come to District 1, instead of him traveling to District 2, even though he was still curious about an art studio. He imagined. Her studio—where paintings lay scattered everywhere—had become a refuge for her, a place where she could escape the hustle and immerse herself in colors. The paintings spanned various subjects, from landscapes to portraits, from vibrant hues to serene tones, reflecting her soul transitioning from storms to peace.

Loneliness. Is creativity often solitary?

On a high floor, in a mall, on the 5th floor. L’usine, once a factory, had now become a restaurant, no longer a memory of French colonial times, but a place of the present.

He had just returned from Bhutan. She eagerly awaited his stories. It was always this way. She loved sitting and listening to stories, especially from him, her, and everyone around her, as if searching for the essence of life—to write, to hold onto fleeting emotions. She would write the same feeling repeatedly, as if in the dusk of days and the end of months, doing the same thing over and over until it became unconscious.

It was lunchtime, and the three of them sat together, listening to him recount the days of being away, the days of returning, and the passions that had yet to be fulfilled. His stories were like a mirror, reflecting back to the listeners the realization that life’s journey was not just about achievements but also about understanding and appreciating the little things, the quiet moments that life bestowed.

Bhutan—a journey with hopes of change, but ultimately, it carried within it some disappointment. Disappointment born from hope.

Before the trip, they were curious about a place dubbed the happiest on earth. Paradise. Somewhere, they thought, free from greed, anger, and desire. She missed the chance to go. A promise: "Tell me about it when you return."

Upon returning, he realized that greed, anger, and selfishness could not be fully controlled, and instead, were reflected more clearly in daily life. Nothing was perfect. Simplicity and contentment were the norm for most. Yet, even so, life still held moments of bargaining at a market or in an airport corner. The so-called market and economy had begun to sow seeds of greed.

He and she said they had grown old.

She laughed, borrowing the story of the server who changed the way they addressed each other. To her, the address would always be “he” and “she,” as though age had not touched the three of them, for in this life, there was nothing left to ponder, or they had pondered everything to its limit, and there was no need to think further. Let it be! Love to the fullest.

"Please Take Care of Grandma!"—a Thai psychological drama with a tragic tone, aiming to create emotional tension for a deep message about family love, which she incorporated as a storytelling character based on the plot and the theme that needed to change.

The story of the elderly, as told, was a quiet, melancholic painting but also contained a hidden desire and invisible fear. The elderly did not fear age but feared the feeling of becoming useless, no longer of value in life, like a tree slowly wilting in the garden.

The sky deck aired out emotions. The three of them kept talking, immersed in conversation as if there were no past, no future, only the present, and time seemed no longer to exist.

The story remained, in a corner of the sky in District 7.

Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2024

Nhật ký của cha - Nên - Khoảnh khắc tan chảy


Đêm Sài Gòn, khi bóng tối phủ lên từng mái nhà, căn phòng nhỏ của ông già trở thành một thế giới riêng, nơi ba đứa nhóc, em và ông cùng nằm ôn lại ngày, nệm gối như thể một áng mây trên tầng không, chuẩn bị ấp ôm đưa những con người đi vào giấc mơ phố.

Bên ngoài, có tiếng lắc rắc của mưa rơi, chiếc rèm cửa che khuất đi những giọt nước đang tí tách rơi trên mái, bắn vào kính chảy thành dòng như những nốt nhạc lượt qua một quãng. 

Có chút cãi cọ nho nhỏ, mấy tiếng đôi co. Thường tình. Ông già và em. Chuyện như thể là sống để ăn. Đâu đó, mặc định là khắc khẩu. Đâu đây, gán ghép là tìm vui. Nghĩ. Ông già và em chưa vượt đến cung đường “răng long” khi đầu giờ đã điểm bạc, mấy đứa nhỏ vẫn còn trong vòng tay mình, nhịp điệu cuộc sống lập lại trong tiếng thỏ thẻ cùng, chưa hẳn đến lúc tìm vui như vậy.

Lặng im. Ông già và em như thể ôn lại ngày. Nhẹ nhàng. Một bàn tay nhỏ xíu, đang lần đến bàn tay thô ráp của ông già, có mấy chỗ da cứng, xù xì mà đám nhỏ hỏi mãi vẫn không hiểu “chai” là gì. Cô công chúa nhỏ của ông già, ướm bàn tay con vào bàn tay của ông già rồi đặt lên bụng mình.

Chuyện…chưa dừng ở đấy. Bàn tay còn lại của cô nàng, cũng làm một điều tương tự với bàn tay của em. Cô công chúa nhỏ, kéo tay em, đặt lên bụng mình, tay em và tay ông già, chạm và lồng vào nhau.  

Bàn tay nhỏ bé của cô nàng nằm trọn giữa hai bàn tay to lớn, ấm áp, như một nhịp cầu nối yêu thương. Ông già mỉm cười, cô nhóc hơi bẽn lẽn, có chút không chịu, nhưng rồi vẫn giữ chặt.

Có những hành động thay cho lời nói.

Có những hành dộng khiến con tim ta tan chảy 

Cuối cùng rồi thì cũng chỉ có thương yêu?


Nhắc đến yêu thương, tự dưng ông già nhớ. Nhớ về câu chuyện của người bạn đại học, người đã tiễn cha mình ra đi ở một sớm thanh bình, tại một góc đảo Kim Cương. Qua biết bao hành trình, vượt qua cả đại dịch Covid, ông đã tạm biệt cõi tạm trong vòng tay của đứa con gái út. Tự khắc, ông già đặt mình vào vị trí ông, hẳn là cảm nhận được điều trọn vẹn.

Có phải một trong những điều hạnh phúc cuối cùng là ra đi trong vòng tay của người thân yêu? 

Ông già cứ thế ôm cô công chúa nhỏ, đang nằm lọt thỏm giữa ông già và em, để chìm vào giấc mơ nơi phố, tất cả ngọn đèn đã tắt, vẫn sáng ở đường, nhà được sửa lại, tiếng xe không còn lọt vào trong, chỉ còn có tiếng phì phò của đám trẻ. Những nhịp thở đều đều, những cái ôm chặt chẽ, là sự trọn vẹn giản dị, là tình yêu thương giữa lòng phố đêm Sài Gòn.

***

The Saigon night, as darkness settles over each roof, the old man's small room becomes its own world, where three kids, his wife, and he lie together recalling the day. The pillows and blankets are like clouds in the sky, ready to embrace and guide everyone into their dreams of the city.

Outside, the gentle patter of rain can be heard. The curtains conceal the raindrops tapping on the roof, running down the glass like musical notes sliding through a melody. There was a small quarrel, a few words of bickering—nothing unusual. The old man and his wife argued, as if they lived just to spar. Somewhere, it was taken for granted that they were at odds. Elsewhere, it was perhaps just a game to find joy. He pondered. They hadn’t yet reached that "old and gray" stage, though the first silver hairs had appeared, and the children were still within their embrace. The rhythm of life continued, with soft whispers of comfort, not yet time to enjoy quarrels like that.

Quiet. The old man and his wife seemed to recall the day, gently. A small hand was reaching for his rough, calloused one—those patches of hardened skin the kids still didn’t quite understand, always asking what "calluses" meant. His little princess slipped her hand into his, then placed it on her own belly.

The story didn’t stop there. Her other hand did something similar—taking her mother’s hand, pulling it to place on her belly, where her father's and mother’s hands touched and intertwined.

The little girl’s tiny hand lay nestled between the two larger, warmer hands, like a bridge of love. The old man smiled. The little girl seemed a bit shy, hesitant, but still held on tightly.

There are actions that replace words. There are gestures that melt the heart. In the end, isn’t it all just love?

Speaking of love, the old man suddenly remembered. He remembered the story of his college friend, the one who said farewell to his father on a peaceful morning, at a corner of Diamond Island. After so many journeys, after enduring the Covid pandemic, his father departed in the embrace of his youngest daughter. Naturally, the old man put himself in his friend's shoes and felt the completeness of that moment.

Isn’t one of the ultimate happinesses to pass away in the arms of those we love?

The old man held his little princess, nestled between her parents, as they drifted into dreams amidst the city. All the lights had gone out, except for the streetlights outside. The house had been renovated; no more sounds of cars reached inside—only the soft snoring of the children. The steady breaths, the tight embraces, were a simple completeness—a quiet love in the heart of Saigon's night.

https://doisales.com.vn/index.php/2024/10/07/nhat-ky-cua-cha-nen-khoanh-khac-tan-chay-dads-diary/

[Nhật ký của cha] Merci, ông già & con chữ

  Ai rồi cũng phải lớn! Ông già nhận ra điều đó khi ngồi ly trà cúc còn ủ hơi nóng ở một đêm cuối hạ, lắng nghe thằng nhóc Merci nói bằn...