Chiến Phan

Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2022

[Sách] Nam kỳ và cư dân - Các tỉnh miền Đông - J.C. Baurac


Quyển sách thứ hai của J.C. Baurac; nó đọc tiếp sau khi đã tìm hiểu quyển đầu tiên Nam kỳ và cư dân các tỉnh miền Tây; hiểu hơn về một thời kỳ Pháp thuộc theo một góc nhìn khác. 

Quyển sách thứ hai viết về cư dân các tỉnh miền Đông.

"Người An Nam sinh ra, lớn lên, già và chết đi giữa mớ hỗn độn lạ thường của những điều kỳ dị, khắc sâu trong trí não họ qua nhiều hết hệ liên tiếp. Mọi thú vật lớn đều là đối tượng tôn sùng và thờ cúng của họ. 

Tuy nhiên, vì họ có phần hèn yếu ngay chính trong bản thân họ, nền người An Nam sẽ lăng mạ vị chúa tể bị sa bẫy và bị giải về lỵ sở trong một cũi tre; có lẽ họ nhớ lại một người thân từng là nạn nhân dưới móng vuốt của mãnh thú này, và bây giờ, khi được an toàn, họ đối xử với nó thậm tệ, cực kỳ khinh bỉ, dùng giáo hoặc thương mà đâm nó."

Sự phong phú về nội dung vẫn giữ được lực bút cũ; tuy nhiên, bản thân đọc có cảm giác hàm lượng chưa nhiều bằng quyển đầu tiên: Nam kỳ và cư dân các tỉnh miền tây. 

Dẫu vậy, quyển sách vẫn cung cấp cho người đọc những tư liệu quý; tự liệu về một trong những gì của Pháp để lại

"Cây cầu sắt của tuyến xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho được coi là công trình kỳ vĩ. Cây cầu bắc qua sông Vàm Cỏ này rất dài; sau cầu Bến Lức, nó là cầu thuộc hạng nhất ở Nam Kỳ, là một trong số các công trình nghệ thuật do hãng Levallois - Perret làm."

Một thời kỳ được miêu tả khá đầy đủ bức tranh xã hội, văn hóa, chính trị, y tế của một vùng đất miền Đông

"Những bệnh nhân, đông nhất là những người nghèo khổ phải nhập viện, đa phần do cảnh sát thu nhặt ở ngoài đường hoặc là những phụ nữ đau yếu từ các hạt lân cận đến, bị bắt ở Chợ Lớn. Những bệnh nhân này thường đến từ nội địa trên một chiếc thuyền chở đầy gao và được những người lái thuyền đưa vào một thành phố hoặc đến trước cửa bệnh viện để nhập viện."

Thấp thoáng của những công trình kiến trúc cũ

"Nếu so với hai mươi năm trước đây thôi, người ta sẽ thấy thành phố Chợ Lớn đẹp hơn biết bao. Hai con đường Sài Gòn đã thay đổi hoàn toàn vê diện mạo ...Thành phố Chợ Lớn ngày nay có vô số đường phố và đại lộ nguy nga xuyên qua; các kè cảng mở rộng thêm vài cây số đã nâng cao hình ảnh của thành phố người Hoa rộng lớn này.

...Giữa tất ca những tiếng huyên nào này, một người mới đến sẽ hoài công tìm kiếm một ý niệm về tín ngưỡng, nhưng chỉ nhà tư tưởng và nhà triết học, những người biết suy ngẫm và quan sát chính xác, mới rút ra được ý tưởng chủ đạo từ mớ lộn xộn này, cái lý lẽ tinh thần của sự chấn động khổng lồ, của tiềm lực ẩn giấc, để đẩy cả một dân tộc vào những cuộc diễn hành tôn giáo ấy."

Một trong những tục người được tác giả lưu tâm và tìm hiểu để ghi chép lại trong quyển sách này là người Mọi. Thuở nhỏ, nghe bạn bè trêu chọc nhau về chủng tộc này, ngô nghê chẳng hiểu cho đến hôm nay đọc về những gì Baurac viết mới hiểu hơn về từ trêu chọc có phần kỳ thị của năm xưa. Người An Nam trêu trọc người mọi; mỉa mai, người Pháp cũng đánh giá người An Nam cũng chẳng khá hơn là bao nhiêu.

"Vũ khí tốt hoàn toàn không được những người hoang dã này biết đến, nhưng kỹ năng và sự khéo léo của họ đã bù đắp một cách vượt trội cho sự thiếu thốn ấy, đến nỗi một tay săn mồi người Âu cừ nhất với súng ống đủ loại cũng khó có thể duy trì nội cuộc chiến săn rừng với một người Stiêng lão luyện."

Đến những phát hiện từ ngoài vũ trụ được tìm thấy.

"THIÊN THẠCH KHỔNG LỒ RƠI Ở NAM KỲ - Ngày 25 tháng 10 năm 1887, quãng 8 giờ tối, một tinh thạch được nhìn thấy từ Tây Ninh, và từ Sài Gòn cũng quan sát thấy. Dường như nó di chuyển từ tây sang đông.

Tinh thạch này có hình cầu, đường kính lớn hơn nửa đường kính của trăng tròn. Màu sắc của nó tươi sáng, trắng, hơi tím. Nó mang theo một vệt dài lấp lánh, kèo dài chừng 30 giây.

Cap St-Jacques gọi là Gành Rái (mũi đất của rái cá),...Về cổ tích có chuyện sau đây: lũ rái cá tụ tập rất đông ở Ô Cấp vào một thời điểm nhất định trong năm để tế lễ cho những con cá mà chúng đã ăn!"

Tóm lại, quyển sách Nam kỳ và cư dân các tỉnh miền Đông đánh thức lại góc nhìn về lịch sử của bản thân nó khi đọc; để ít nhiều thấy được sự thay đổi từ quá khứ đến hiện tại không chỉ về phạm vi địa lý, chính trị mà còn cả xã hội và văn hóa dân tộc. Tự dưng, muốn liên hệ ngay những con người sống ở nơi đây để hỏi về mấy địa danh, công trình được ghi chép lại, hỏi: có còn không? 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

[Nhật ký của cha] Merci, ông già & con chữ

  Ai rồi cũng phải lớn! Ông già nhận ra điều đó khi ngồi ly trà cúc còn ủ hơi nóng ở một đêm cuối hạ, lắng nghe thằng nhóc Merci nói bằn...