Phận nhi nữ gánh gồng nước trẻ
Hán đế thời nghe thấy cũng kinh!
(Đặng Thanh Lê)
"Tác dụng cường điệu hóa vốn không thể tránh khỏi trong văn chương về tính nữ lưu của hai bà Trưng là để lãng mạn hóa cuộc hôn nhân của Trưng Trắc và Thị Sách...Người phụ nữ chiến đấu cho đất nước mình trong khi còn đang để tang chồng hay người yêu chết trận là một hình ảnh rất cảm động trong tâm tưởng người Việt Nam hiện đại, vì nó khắc họa kinh nghiệm của nhiều người Việt Nam trong những năm gần đây."
Trên là một trong những biện chứng. Tác giả Keith Weller Taylor đã cung cấp một bức tranh lớn hơn để người đọc yêu thích về lịch sử nước nhà; có thể quan sát và tìm hiểu điều gì đang diễn ra ở phạm vi rộng. Phạm vi được nới rộng ở đây chính là diễn biến của Trung Hoa và tác động đến Việt Nam ra sao trong suốt chiều dài lịch sử được đặt tên "Việt Nam thời dựng nước"
"Về mặt lịch sử, nước Trung Hoa hùng mạnh và thống nhất luôn gây khó khăn cho Việt Nam. Chính sách của Trung Hoa xưa nay luôn tìm cách thống trị Việt Nam, hoặc nếu có thể, giữ cho Việt Nam ở tình trạng suy yếu và bị chia sẽ. Như một hậu quả từ di sản đế quốc của họ, người Trung Hoa theo bản năng luôn nhận thức một Việt Nam hùng mạnh và thống nhất là vấn đề đặc biệt và gần như là vấn đề trong nước của họ.
Người Việt Nam rõ ràng là không muốn trở thành người Trung Hoa, và điều này chắc chắn nằm trong gốc rễ sự sinh tồn liên tục của một quốc gia riêng biệt...Người Việt vẫn giữa đươc ngôn ngữ riêng, và những ký ức về nền văn mình thời tiền Trung HOa của họ. Sự sống còn của tiếng Việt mang ý nghĩa cực kỳ quan trong, vì lẽ bất cứ điều gì người Trung Hoa làm ở Việt Nam cũng đều bị ràng buộc bởi một lĩnh vực văn hóa vốn phân biệt và tách biệt khỏi hệ tư tưởng Trung HOa.
Từng truyền thuyết được tác giả tìm kiếm và chứng minh liên kết với bức tranh lớn của Trung Hoa
"Có thời người ta cho tục nối dây bên chồng là "tàn dư của mẫu quyền" nhưng trong những năm gần đây quan điểm này không còn được các nhà nhân học ủng hộ, vì không có sự nhất trí về việc làm thế nào để một tập tục nhất quán như thế có thể trở thành "tàn dư" của một dạng thức có trước đó, và hơn nữa, gần đây người ta cũng ít có khuynh hướng dùng từ "mẫu hệ" vì thiếu sự đánh giá được chấp nhận rộng rãi về ý nghĩa của nó trong các xã hội thời sơ khai.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét