Có ba từ ma thuật! Từ “cám ơn” là
một trong ba từ. Ku cậu – người hướng dẫn cho thằng nhóc những nét vẽ đầu tiên,
trừ em: mẹ của thằng nhóc - đã nói với thằng nhóc Merci sau khi đã hoàn tất bức
tranh Trăng soi bóng nước và ông già nhắc nhở nói gì trong miệng không nghe được.
Ông già dừng lại nét chì đang say
sư đổ bóng để lắng nghe câu chuyện của cả hai. Đồng tình với cái ý kiến đó – vì
ông già đặt tên cho thằng nhóc theo nghĩa tiếng Pháp cũng là từ đó – “cám ơn”
là một từ ma thuật.
Từng nhớ. Ở một trưa Sài Gòn ủ nắng
lên màu vàng rượm như một lớp cơm cháy vừa chín tới, nơi góc ngả tư, cô cậu học
trò tinh khôi trong chiếc áo trắng, quần xanh xin quẹo phải và để lại cái cúi đầu
cùng lời cám ơn rộn ràng. Tự dưng. Ông già thấy cảm giác đâu đó hân hoan mơn
man khắp người, dâng trào như người sắp chết được hồi sinh bằng phương pháp
ECMO (đại khái lấy máu ra, oxy hóa rồi tiêm ngược vào)
Từng ngỡ. Phát hiện từ ma thuật ấy
rất lâu rồi qua con người từng gặp và sách vỡ từng đọc, tra trên mạng không thiếu
những câu chuyện liên quan đến từ này. Ông già cứ thế truyền tải cho thằng nhóc
một cách máy móc và rập khuôn vì trong suy nghĩ trẻ mọi thứ đều trắng tinh như
một tờ giấy trắng. Giờ ngỡ. Quên mất bản thân cần có trãi nghiệm của riêng mình
để thằng nhóc thấy ông già thực hiện ra sao. Từ đó, ông già cố gắng thay đổi –
sử dụng thường xuyên hơn từ ma thuật “cám ơn”
Trong căn phòng Lexus thoang thoảng
hương đưa nhân tạo, ông già sử dụng từ “cám ơn” khi được bạn Sales (vợ thằng bạn
thân cùng nghề hiếm hoi, giống nhau ở khẩu khí). Ông già cố gắng nói tròn vành,
rõ chữ như một cách để tập quen. Nghĩa là, ông già cố tắng từ bỏ cái thói quen
nói trong miệng vừa đủ mình nghe hay gặp ở mỗi góc ngã tư xin đường rẽ phải.
Ông già và thằng nhóc chắc phải nằm
lòng cách dùng từ ma thuật “cám ơn” ấy: Rõ – To – Thật.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét