Dễ cười vì mấy từ trọ trẹ của tiếng mẹ đẻ chưa rõ chữ đúng vần như thanh âm cuộc sống lắng dưới những mái nhà con.
Vậy thôi mà cười? Trẻ nhìn trẻ hỏi. Cười gì dễ vậy trong ánh mắt trẻ ngây ngô. Trẻ nhướng đôi mày. Có gì vui mà cười? Ừ thì trả lời: lớn rồi, già quá lại cười tiếp thôi.
Dễ cáu vì một hành động trẻ. Càng nói càng làm, nói nhẹ không nghe, giọng lớn lài càng không. Càng làm càng hỏng những gì nằm trong tầm với. Mặt nặng mày nhẹ. Giọng thấp giọng cao. Kêu gào rồi dằn lại, miệng mếu máo khi nào. Càng điên lại càng máu. Càng máu lại càng đau. Ngồi nhìn khi trẻ khóc. Vừa ức lại vừa tức. Vậy mà. Ngồi nhìn trẻ chơi thôi mà lòng nguôi mấy đợt. Trẻ cười như quên hết câu chuyện vừa xảy ra? Hay là trẻ bỏ qua những gì tên phiền muộn? Kiểu nào thì cũng thấy trẻ hay gấp bội già. Đại khái. Mấy chuyện tưởng cho qua nhưng lòng còn để đấy; đặt vào câu triết lý: vết cắt có liền da thì vẫn là để sẹo, cho lòng già thanh thản tìm được lý được từ cho buồn phiền tự tạo.
Ngủ lười bị đánh thức ở tiếng trẻ bi bô hay tay con mò vú, nghịch ngợm nhảy lên cười khi không tìm ra người đá hay sút để hô vang: tiếng vào như trận banh vừa phát.
Nằm lười bị gọi dậy ở tay trẻ kéo căng cần một tay đánh trận khi mắt lười dan díu, tai vùi với nhạc nền của đoạn đến cao trào từ một phim nổi tiếng.
Ngồi lười chân gác trỏng, mắt dán vào màn hình giật mình nhìn vào trẻ, trẻ cũng giống y chang. Bàng hoàng. Ngồi đúng kiểu, tắt đi màn hình khi trẻ nhìn không hiểu. Đổi thay. Già hôm nay sao khác, tự dưng ngồi đúng cách, mắt nhìn dán vào bàn cơm, đũa khua đều theo nhịp, lỡ mất mấy muỗng cơm bởi già đưa vào miệng trẻ sau khi dẽ những miếng ăn.
…
Như lưng dài ngắn lại, nhớt cạo bớt mấy phần chỉ còn tiếng rên rĩ, mặc kệ chẳng quan tâm, trẻ chỉ cần đồng đội trong mật trận mất còn hay trận banh vừa hết với hiện trường ngỗn ngang...
Lắng nghe từ dễ dãi ở đâu đó dưới mái nhà có khúc rẽ quanh co đường vào nắng không lọt lối. Hậm hực. Nghe từ chẳng lọt tai.
Kiểm tra từ dễ dãi trong cuộc sống hằng ngày giữa ông già và thằng ku. Nghiệm. Đâu có có từ này ở dưới mái nhà con ấy từ một độ xuân tàn giờ đến độ xuân sang.
(Trích: Nhật ký của cha)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét