Chiến Phan

Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

Happy Birthday 2014

 photo thien-nhien-19-8373-1409289858_zpsded461d8.jpg 
Nó đến vào ngày nó được sinh ra, cùng bà thăm ông - một người đã đi xa. Trên con đường ngập những câu chuyện xưa nay lẫn lộn về những kỷ niệm và hy vọng được thấp lên trong cuộc viếng thăm đậm tình. Ngày xưa ấy. Điểm qua đời cát bụi, thấy tóc bà bị lấm lem quá nhiều. Gió sương. Bên ngoài ô cửa kính, nắng đã bớt lưu manh khi gặp cơn gió lạnh, chẳng hanh hanh như vài lần tìm đến, chỉ có tàng cây năm cũ thì vẫn xanh một màu hoang dại đến bơ vơ. Tội tình. 
Góc cũ vẫn là góc cũ, chỉ khác ở chổ nằm, tươm tất hơn mọi lần như một trong những giấc mơ của đời bà - cho ông một chổ gọi là yên, đẹp để rồi còn “phù hộ” cho các con. Nắng xiên qua vòm mái, làm lung lạc vài giọt mồ hôi ở giữa trưa giao mùa, khói nhang bay tỏa một góc trời hòa với những lời chúc từ những người thân yêu. 
Hôm nay. Không ngồi đếm chẳng lẻ, chẳng ngồi tính thiếu đủ bao nhiêu người nó yêu đang chống chọi với cuộc sống này để rồi quên mất còn chút gì đó dành cho nhau vì đời nào mà đời chẳng mấy ai phải nao nao hay đau đáu. Một lần. Tìm kiếm sự sẻ chia dù ai cũng cho rằng đấy là sáo rỗng có kèm mấy phần xã giao. Mấy lần. Với nó, chuyện đó để sau. Điều cần làm là ghi nhận những điều trước mắt chứ không phải xét nét phía sau là gì vì điều đó còn phải chờ thời gian trả lời trong khi cuộc sống hiện đại đang kêu gọi thực hiện triết lý đời nghiêng ngã: sống là không chờ đợi. 
 photo thien-nhien-15-8195-1409289858_zpsfb1e68fd.jpg 
Có quá nhiều những xúc cảm để con tim bàng hoàng, có quá nhiều những cảm xúc để trí nhớ miên man. Những người muôn năm cũ, hồn ở đâu bây giờ? 
Góc cũ, chổ xưa, khói nhang và hoài niệm. Kéo nó về với những giấc mơ không còn là thiếu nữ của người tình tóc bạc nó yêu. Một mơ ở phương trời xa vắng; màn trời chiếu đất vẫn thiếu một chăn ấm “yên, đẹp” cho thõa mắt người viếng thăm với một người tình chung chăn gối nên gọi là chồng. Hai mơ ở phương trời xa ấy; những cánh chim rời tổ vẫn chưa xây được tổ ấm cho riêng mình, dù rằng nổi niềm đều được dấu kín nhưng không qua nổi sự nhạy cảm của người tình tóc bạc. Ba mơ ở phương trời còn lại, một tổ ấm nhỏ của đứa con gái đang kiếm tìm hạnh phúc của lứa đôi khi mái nhà thiếu vắng tiếng khóc cười của trẻ thơ; hai tổ ấm của hai cánh chim đầu đàn đang loay hoay giữa cuộc sống ngỗn ngang bên cạnh người tình chẳng tìm thấy lối ra vì vẫn chưa xác định đâu là mục đích sống. Để rồi. Mơ tiếp… 
Góc xưa, chổ cũ, tàn giấy và hân hoan. Khi những giấc mơ giờ tạm cho là đã hoàn thành dù xiêu vẹo làm giấc mơ nghèo như thiếu mất vần chỉ lại mỗi “eo” để thở than. Lặng thầm. Sợ đời đánh giá khi tối ngày mãi với thở than. Thành quen khi nào. Ở cuộc đời sương gió, nước mắt chảy vào trong, chỉ ứa ra vài lần. Một mơ ở phương trời xa vắng, “chàng trai năm ấy” đã đẹp yên một chổ nằm. Hai mơ ở phương trời xa ấy, những cánh chim rời tổ vỗ cánh đùm bọc nhau để cùng nhau xây dựng một tổ ấm cho riêng mình. Ba mơ ở phương trời còn lại, sinh linh đã thành hình và hai cánh chim đầu đàn dù hoang mang cũng bớt ngang tàng khi bàng hoàng nhận ra mục đích sống chẳng phải ở đâu xa: trước là người tình, sau là con cháu. 
 photo Favimcom-5457_zpsba0dfde6.jpg
Nó và hai anh ngồi bên cạnh lắng nghe lời tâm tình của bà dành tặng ông. Ở dưới đấy, tha hồ mà đánh bài với bao gái, đô la đầy nhóc. Cười. Răng thưa thớt như tóc người tình bớt bay la đà như ở một buổi xuân nào buông tóc dài chấm đất có thằng nhóc bắt ghế ngồi sau lưng bà mân mê muốn với chảy tóc từ đỉnh đầu đến đuôi đang lủng lẳng chơi đùa trên mặt ván ghe. 
Rút điện thoại ra, kiểm tra tin nhắc với face đầy những lời chúc. 
Cất điện thoại vào, giữ làm của cho mình để từ từ mà hưởng thụ sợ cảm xúc vụt qua quá nhanh để ngày thường trở lại, cuộc sống lại đổ xô vào những bộn bề. Lắng lo. 
Đặt lưng nó vào người ông – tìm chút cảm xúc héo hon còn sót lại, lắng nghe lời tâm sự của người tình với nụ cười nắng thấy răng, gió đu đưa đời lữ thứ, câu chữ nào tả hết sự ngọt ngào cỏn con. Ở một góc nghĩa trang, trong một ngày nắng dịu bớt lưu manh lạ thường, gió thu đưa lời tạ cho một khúc giao mùa nhắc cho thắng nhóc nhớ, giờ là lúc nó sinh, lớn thêm hơn ngày cũ.
(Sài Gòn, 7/11/2014)
(Ảnh: Internet)

Thứ Bảy, 15 tháng 11, 2014

Đất chìm, nước nổi

 photo 1393821419_surreal-self-portraits-rachel-baran-6_zps503110d8.jpg
Đất chìm. Nước nổi. Khắp nơi đều bị bao phủ bởi mênh mông nước, ngập đến tận đầu ngọn dừa, những buồng dừa còn cố bám lấy cây cứ dập dềnh theo con sóng nhỏ; vài đám lục bình lênh đênh trên sóng nước soi rọi bởi bóng trăng. Lạc loài chiếc ghe nhỏ. 
Gã ra đầu ghe ngồi thả khói thuốc lên trời, nhường lại chỗ nằm cho vợ gã nằm chết bên trong chiếc mùng nhuộm màu cũ kỹ chờ nước rút để tìm kiếm một khoảng đất chôn. 
Đất chìm. Chìm nghĩm trong tiếng cú kêu thảm thiết đâu đó vọng lại chẳng biết ở đâu trên những ngọn cây còn sót lại, hòa cùng tiếng ếch nhái, bặt tiếng người khi đêm càng lúc chìm sâu. Từng cơn gió bắt đầu luồn vào người hắn. 
Gió luồn chẳng qua tóc mà bắt đầu lại từ sống lưng. Lạnh cứng. Gã quay đầu nhìn lại, kiểm tra lại chổ vợ gã nằm, mùng khẽ lung lay. Gã hít lấy hít lại điếu thuốc sợ nó tàn rồi ánh lửa còn sót lại giữa đồng nước mênh mông. 
Gió luồn từ sống lưng bắt đầu lên gáy. Lạnh buốt. Gã quay phắt lại, kiểm tra lại chổ vợ gã nằm, mùng vẫn treo thẳng đứng, xác vợ gã vẫn nằm cứng đờ. Gã xoa hai tay vào nhau tìm hơi ấm một cách nhẹ nhàng vẫn giữ đầu lọc cháy ánh lửa tàn. 
Trời đứng gió. Cú kêu thảm thiết. Gã từ từ quay đầu lại, thấy mùng khẽ lung lay, bàn tay từ bên trong giơ ra vén mùng...Gã nhảy ùm xuống sông, lội bán sống bán chết.  
...
Sáng ra, người ta phát hiện, xác gã chết chìm, xác quấn vào sợi dây neo ghe. Có người nói gã quá đau buồn về cái chết của vợ mình, về cuộc đời khốn khổ của bản thân rồi tự vẫn...và cũng có người nói khác. Chắc là ai đó thêu dệt!?
(Sài Gòn, ngày 15/11/2014)
(Ảnh: Sưu Tầm)

Thứ Hai, 10 tháng 11, 2014

Good Morning - Non già, nghé trâu

 photo chacon_zpsa04eadae.jpg 
Chào buổi sáng. Trẻ non với trẻ già. Bước thấp cao qua những góc đường sương tan, chợ sớm. Địu cõng nhau qua những ngả rẽ khúc quanh. 
Chào buổi sáng. Trẻ nghé với trẻ trâu. Bàn chân nào mõi mệt, nấp tựa vào người nhau. Ngực, lưng, hông đầy ấp. Mặn mòi với yêu thương. 
Trên con đường buổi sáng. Dạy trẻ tiếng đất trời, hơi thở của cuộc sống, nhịp điệu đời phố thị trong ánh mắt long lanh. Chắc nghĩ thầm: ra đời vậy!
Trên con đường buổi sáng. Học trẻ cách nhận nhìn về cuộc sống xung quanh, không có phần dè chừng, chẳng mấy phân suy diễn, giản đơn là tốt nhất. Cũng nghĩ bụng: vậy mà sống!
Bỏ lại vài sách vở cộng với mấy trang đời khi trẻ non với trẻ già ngồi tắm trong nắng sớm. Trẻ non luyện vài đường, thái cực với khí công. Trẻ già làm vài đợt, hít đất với thở sâu. Thấy đời đẹp gì đâu.
Bỏ luôn vài công việc trừ mấy bận lo toan khi trẻ nghé với trẻ trâu đi trong ngày nắng sớm, ôn lại vài câu thoại, sợ học rồi lại quên: 
Có thương pa không? 
Cóa.
Có nhiều không?
Cóa.
Để đâu? Để đầu.
Thiệt không? Thiệt. 
Nắng ngồi đợi một bên, gió đi qua khe khẽ, sợ phá ngang bài thoại của hai kẻ non già, nghé trâu.
(Trích: Nhật ký của cha) 
(Ảnh: Sưu Tầm)

Thứ Ba, 4 tháng 11, 2014

Thật rồi, nước mắt đã chảy xuôi!?

Nó gửi lời chào Thanh Hóa lặng im như bóng chim chìm vào ánh hoàng hôn. Êm ả và tự tình. Trên con đường thưa thớt người đi với hai bên ruộng đồng xanh mát; muốn thả kính xuống để hỏi mùa về lúa đã ngậm sữa chưa cho mũi ngửi hương đã thèm, con đường thẳng tiến ra sân bay không có những cánh cò bay như miền Tây yên ả, Thanh Hóa ngày đi chỉ có máy bay cất cánh đưa những con người từ nhiều miền ngược xuôi theo những mục đích của riêng mình; tựu trung lại vì cuộc sống khác nhau, gặp nhau vì một mục đích sống lúc nào đó giao nhau rồi đi. Ngẫu nhiên. 
 photo photo_8045.jpg 
Thả lưng vào ghế, treo mắt qua bên. Thấy con đường đê xé ngang cánh ruộng với khói bay lên trời như điểm xuyết việc thiếu vắng một áng mây ở phía trời xa, vài đứa trẻ cọc cạch chiếc xe đạp trên con đê già vui đùa chẳng để ý đến hương đồng cỏ nội xung quanh thơm đến thế nào mà bao kẻ đi xa vẫn không thể nào quên được những mùi hương ấy, đến tận phân trâu vẫn thấy sao nghe thơm lừng. 
Có phải là tâm lý của kẻ đi xa, nhớ đến da diết quê nhà từ những gì giản đơn mộc mạt nên những gì ngán ngại, cái bịt mũi của ngày hôm qua giờ đây lại ám ảnh đến nao lòng!? 
Có phải trong những lần lục lọi trí nhớ ấy, rồi sẽ có những kẻ ở phương xa ngậm ngùi, thèm thuồng nhớ đến những ngày ba vá đầu dừa ở những buổi chơi đầu hạ, khung trời kỷ niệm ấy rồi chợt thèm vài món gì đó dân quê từ góc nhà tỏa khói lam chiều!? 
 photo moon-wallpaper-desktop-desktop-wallpaper-graphic-design_zpsac4c8be9.jpg
Trong những lần sử dụng trí nhớ ấy, thèm một tiếng vịt kêu chiều nao lòng như tiếng đàn bầu da diết khiến người bật khóc ở một nơi xa, và vì sự da diết ấy mà đăm ra thành sợ một lần nào đó bất chợt nghe được âm thanh ấy từ những công cụ số hóa phát ra. Dặn dò. Nó đã chứng kiến quá nhiều nổi nhớ của những người ra đi về cái gọi quê nhà nên nó sẽ đưa hình hài đang lớn lên từng ngày trong tiếng gọi yêu thương để gặp lại những cái gọi là quê nhà mà ở đó nó vẫn còn đánh rơi nhiều lần những ký ức, kỷ niệm hay thậm chí từng thẳng tay vùi dập khi lớn sợ đúng mỗi một từ “quê”. Đau lòng. Khép lại cảm xúc, đặt mi chồng lên nhau, định dập dìu theo nhịp xe chạy trên con đường ấy, nhận ra người phụ nữ nó yêu gọi ra hỏi đến mấy lần về chuyến bay khi những hình ảnh phát đầy trên tivi về những cảnh tượng của máy bay mất tích gần đây. Nồng nàn. Hương đồng gió nội, bóng dáng quê nhà, thấy âm ỉ như than hồng vừa cháy. Bất tử. Dáng lưng của người phụ nữ nó yêu ấy ngày một khòm hơn, vầng trán giờ điểm đầy những vết chân chim. 
 photo photo_9645.jpg
Nó thấp thoáng thấy đâu đó khung cảnh tưởng tượng của ngày xưa ùa về. Thật gần, ở một khung cửa nhỏ, tiếng chó sủa ầm từ đầu hẻm, có kẻ lòng đầy hối hả đi vào cho thỏa cái êm đềm khó tả, rạo rực khó quên khi tưởng tượng về một ai đó rướn cổ ngóng nhìn từ phía trong với ánh mắt long lanh đợi chờ; khoảng sân lưa thưa nắng, nắng leo lén từ trần xuống đất ngồi chơi đợi chờ những chiếc lá vàng vẫn còn bấu víu lấy mấy tàng cây còi cọc mọc nơi đất hẹp ở những căn nhà phố thị, hẻm bắt chéo nhau, thiếu khoảng râm ngợp sân dưới bóng hoàng lan của Thạch Lam ngày nào, tương tư trong sách vở về một mối tình đẹp như tranh vẽ với những ngôn từ bình dị. 
Nó thấp thoáng thấy đâu đó khung cảnh tưởng tượng không còn là của ngày xưa. Thật rồi, có thật rồi một thằng nhóc nhỏ sẽ nhao nhao lên chạy ra để gọi bi bô những tiếng nói đầu đời mà đến tận khi xuống mồ con người ta vẫn khát khao nghe lại những từ ấy. Ba mẹ. Ảnh hình của một thằng nhóc không còn là thấp thoáng, ảnh hình đó trong đầu rất rõ ràng, rõ ràng hơn bao giờ, không như sự tưởng tượng hình hài bằng góp nhặt hình ảnh từ những đứa trẻ xung quanh ở một lần bắt gặp về một ảnh hình tay non bấu vào cửa sắt, nhìn về khoảng sân trước long lanh bên tiếng chó sủa ầm để rồi nở nụ cười con lòi mấy chiếc răng vừa nhú trong sự thích thú của những người yêu thương, đong đếm từng ngày như sợ đánh rơi mất vài kỷ niệm, ký ức của khung trời ấu thơ không bao giờ quay trở lại. 
Thật rồi, nước mắt đã chảy xuôi!?
(Ảnh: Sưu Tầm)

Chủ Nhật, 2 tháng 11, 2014

[Thế giới ngoại cảm - Blog Ma 2] Phỏng vấn tử tù - Part 4: Thụ Thai


Tôi và tên tử tù đang ngồi trò chuyện trước khi chết, những lời khai hay chính xác hơn là nguyện vọng của tên tử tù sẽ được đáp ứng ở mức độ cho phép xem như một ân huệ. 
Tử tù tôi đã gặp nhiều nhưng đây là lần đầu tiên tôi phải đấu trí nhiều đến như vậy, linh tính báo cho tôi biết câu chuyện về gã tử tù từng là một bác sĩ hoàn toàn không bình thường khi đọc bản án. Tên tử tù tiến hành đào mồ và lấy bào thai trong người vợ mình ra và sau đó là bắt đầu một chuỗi giết người điên dại nhằm phục vụ cho một mục đích điên khùng gì đó vẫn chưa điều tra ra & đó là lý do tôi tiếp tục ngồi cùng tên tử tù ở bên trong căn phòng biệt giam. 
 photo brooke_49__1507212533.jpg 
Anh có biết hiện tượng chết lâm sàng không? Hắn tiếp tục nhìn thẳng vào mắt tôi, ánh mắt lúc này không còn sự nghi ngại, chắc chắn thế theo suy nghĩ của tôi. 
Clinical Death – từ chuyên ngành dành để miêu tả trạng thái của tim và phổi ngừng hoạt động, thường thì phổi ngừng hoạt động trước tim nhưng đôi khi có trường hợp tim đã ngừng hoạt động mà vẫn thấy thở nhè nhẹ ít lâu. Trong lúc thần kinh trung ương hoàn toàn bị ức chế. Không còn quá trình ôxy hóa và có những rối loạn sâu sắc các men hô hấp. Lượng axit lactic tăng vọt, phospho vô cơ cũng tăng lên do sự phá hủy các phức hợp đại năng lượng. ATP, phosphocreatinin đều giảm. Bản thân tôi đã từng trải qua. Hắn chẳng quan tâm lắm đến câu trả lời của tôi. 
Đó là khi căn bệnh trầm cảm xuất hiện sau cái chết của vợ và ngày càng trầm trọng, cho đến một ngày (ngày thứ bốn mươi chín), tôi đã chết lâm sàng khi dùng thuốc quá liều. Tôi nghĩ vậy. Và lúc đó tôi đã gặp vợ và con tôi, chúng tôi trò chuyện một lúc trước khi tiến hành đào trộm mộ để cứu lấy vợ và con tôi. Hắn đưa bàn tay lên vuốt trán khi môi nở một nụ cười. Tôi như được tham gia vào cuộc trò chuyện ấy, hắn nằm trên chiếc giường trong căn phòng bề bộn với quần áo và đồ đạc vứt khắp nơi, trên sàn nhà còn vươn vài viên thuốc trắng nằm cạnh lọ thuốc rỗng. Người phụ nữ mặc một chiếc áo trắng dài mõng với tóc thả bay tự do, trên tay bế một sinh linh nhỏ bé tiến đến hắn. Hắn vẫn nằm trên giường ứa nước mắt hạnh phúc và mệt mõi như phụ nữ vừa mới sinh. Hắn nhìn vào sinh linh với làn da sậm màu khi vừa thoát thai đến với thế giới này, mắt nhắm nghiền như đang đi vào giấc ngủ say, chẳng có mụ bà nào buồn đánh khẽ để nghe tiếng trẻ khóc bao hiệu sự sống mới ở thế giới này. Hắn, người phụ nữ và sinh linh nằm cạnh nhau thủ thỉ một điều gì đó giữa mãnh trăng tàn lang thang đi vào căn phòng bề bộn, có một dòng nước đang chảy từ hạ bộ của người phụ nữ thấm tấm drap giường, rỉ từng giọt xuống sàn nhà như cơn mưa vừa đi qua còn vài giọt đọng lại trên chiếc lá. 
 photo brooke_50__200688767.jpg 
Ý anh muốn nói cho tôi biết là anh hành động một cách vô thức? Tôi nhướng mày. 
Không. Tôi hoàn toàn ý thức được việc mình làm. Tôi nhớ chính xác giờ nào, ngày nào và cảnh vật xung quanh như thế nào khi tôi tiến hành đào mồ để cứu vợ con mình. Hắn có chút tức giận khi nghe câu hỏi của tôi. 
Cứu vợ con? Tôi tiếp tục đặt câu hỏi. 
Tôi không điên đâu, đừng nhìn tôi như thế. Với tôi, là một bác sĩ, tôi rất hiểu rõ nghĩa vụ & công việc mình làm. Hai chữ cứu chữa tôi hiểu rõ hơn ai hết. Chẳng phải mọi người gọi công việc của chúng tôi là giành sự sống từ tay thần chết đó sao? Trong trường hợp của vợ và con tôi thì đúng là như thế. Tôi đào mồ để cứu sống vợ con tôi. Hắn nhìn tôi, cặp mắt sáng lên như cú vọ đang quan sát trong đêm để tìm còn mồi. 
Anh cứ tiếp tục. Tôi bình thản đáp lại sự thách thức đấy. 
Sau khi đào mồ, tôi phát hiện ra một điều là vợ và con tôi có cùng một biểu hiện – chết lâm sàng. Vợ tôi đã chết lần hai trên tay tôi sau khi tôi đào mồ vợ mình, mạch đập yếu ớt vì đã bị chôn sống quá lâu. Ý thức báo hiệu cho tôi biết rằng tôi phải tiến hành mổ ngay để cứu lấy con mình. Tôi thấy có chút nước ở khóe mắt hắn xuất hiện. 
 photo brooke_57__781932095.jpg 
Sao anh không đưa vợ anh đến bệnh viện? Tôi hỏi và chợt nhận ra đây là câu hỏi ngốc nghếch nhất mà tôi đặt cho hắn từ khi bước vào căn phòng này. 
Anh nghĩ bệnh viện sẽ tiếp nhận một cơ thể đã bị phân hủy ư? Và họ sẽ thực hiện việc phẩu thuật để cứu con tôi hay gọi ngay cho công an hoặc bảo vệ tống tôi vào khoa tâm thần ngay lập tức? Hắn lập tức đáp trả. 
Và kết quả ra sao? Tôi không quan tâm nhiều đến phản ứng của hắn nữa, tôi muốn tìm tông tích đứa bé dù còn sống hay là đã chết. Đây cũng là điều mà bên công an đang làm và yêu cầu – tìm ra manh mối. 
Tất nhiên là tôi đã cứu được con tôi. Hắn nhìn tôi có chút đắc thắng. 
 …và thực hiện các vụ giết người hàng loạt sau đó để giữ gìn mạng sống cho con anh? Một lần nữa, tôi tiếp lời bằng những câu trong bảng án đã viết dành cho hắn, có khác chăng ở đây tôi thêm vào động cơ giết người – động cơ điên loạn. 
 photo brooke_36__1830806511.jpg 
Hắn cười, cười thật to. 
Thôi nào. Tôi không còn thời gian nhiều thời gian nữa. Anh nhắc tôi nãy giờ rồi. Anh và tôi điều hiểu rất rõ rằng; về bản chất, khi con người ta không hiểu hoặc không giải thích được một điều gì thì người ta thường gán ghép cho đến khi sự thật được phơi bày và thật nghiệt ngã là cuộc sống này còn tồn tại những điều không giải thích được. Hắn nhìn vào mắt tôi, khóe mắt lại xuất hiện nước. Tôi muốn nhờ anh một việc 
Anh cứ nói đi. Tôi đáp lời. 
Hãy nuôi nấng con tôi. Làm ơn & xin anh hãy nuôi nấng con tôi. Lúc này thì nước trong khóe mắt đã trào ra, không còn giữ được trước cái cúi đầu. 
Anh chắc chứ? Tôi cần một sự khẳng định khi nghe giọng mình đang hạ xuống. 
Hắn gật đầu. Vợ tôi cũng đồng ý thế rồi. Đó là lý do vợ tôi nhờ anh đến đây mà. Tôi đã chờ đợi anh suốt cả ngày hôm nay sau khi phải tiếp những tên vớ vẫn đến tra hỏi, ban phước cho tôi. Hắn cúi đầu thấp hơn nữa. 
 photo brooke_19__1286946709.jpg ...
Bên ngoài phòng giam. 
Hai tên đó sao chẳng nói gì với nhau vậy? 
Tao có biết đâu. Thấy hai tên cứ ngồi im đốt thuốc rồi sao tên tử tù kia lại gục đầu khóc chẳng hiểu. Tao nổi hết cả da gà rồi đây này.



(Ảnh: Sưu Tầm)

[Nhật ký của cha] Merci, ông già & con chữ

  Ai rồi cũng phải lớn! Ông già nhận ra điều đó khi ngồi ly trà cúc còn ủ hơi nóng ở một đêm cuối hạ, lắng nghe thằng nhóc Merci nói bằn...