"Châu Phi nghìn trùng" của Isak Denesen là bức tranh đẹp nhất. Cuộc sống của Châu Phi hiện lên dưới ngòi bút miêu tả đầy chân thức, lồng ghép sự triết lý của một cái tôi đấu tranh dữ dội giữa lằn ranh địa chủ và nông nô.
"Người nằm mơ trong giấc ngủ đêm biết một thứ hạnh phúc đặc biệt mà thế giới ban ngày chẳng có, một trạng thái ngất ngây dễ chịu tận đấy lòng, như vị ngọt mật ong trên đầu lưỡi. Họ cũng biết vầng hào quang đích thực của giấc mơ nằm nơi bầu không khí tự do vô hạn của nó. Đó không phải thứ tự do của kẻ nắm quyền tối thượng bắt thế giới tuân theo ý thích bản thân, mà là cái tự do của nghệ sĩ, người chẳng có ước muốn và ước muốn cũng chẳng kiểm soát được anh. Niềm vui của người năm mơ chân chính không ở nội dung giấc mơ, mà ở chỗ trong mơ hết thảy diễn ra không do tác động từ anh ta và nằm ngoài tầm kiểm soát của anh ta."
Bức tranh Châu Phi đầy màu sắc và sôi động, đó không phải là bức tranh hoàn toàn hư cấu như những thước phim như Black Panther, mà đó chính là ngôn từ tạo nên cảnh vật và sức sống thôi thúc sự tưởng tượng của người đọc đẹp đến lung linh và huyền áo của vùng đất kim cương máu đó.
Sự kiện Ngoma là một trong những nét vẽ đẹp bởi ngôn từ của Isak Denesen
"Trong một điệu vũ, các cô gái e lệ đứng lên bàn hân cánh con trai và ôm chặt eo họ, trong khi hai tay chàng chiến binh, vòng qua hai bên mang tai cô gái, vươn ra nắm chắc một ngọn giáo để rồi chốc chốc lại vận hết sức bình sinh cắm phầm phập xuống đất. Điệu này tạo nên một hình ảnh rất đẹp, về các cô gái bộ lạc đang náu mình nơi ngực những người đàn ông hầu tránh hiểm họa kinh khủng nào đó
Những ai kì vọng dân bản địa thanh nhàn nhảy từ thời đồ đá lên thẳng thời đại của ô tô, hẳn đã quên bao gian truân, nhọc nhằn mà thế hệ cha ông phải trải qua để đưa tất cả chúng ta, theo dòng lịch sử, tới được vị trí hiện tại. "
Châu Phi Nghìn Trung không cung cấp một câu chuyện kịch tính, chỉ mang đến một khung cảnh cuộc sống Châu Phi thời thuộc địa một cách chân thực nhất.
https://doisales.com.vn/index.php/2023/05/15/sach-chau-phi-nghin-trung-isak-denesen/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét