Nó bắt đầu gặp gỡ (thật ra là gặp lâu rồi) nhưng giờ mới rón rén ngồi cạnh để lắng nghe chia sẻ của Nguyễn Hiến Lê về phạm trù văn hóa phương Đông; nghe mấy đúc kết từ một trong những đại thụ của nền văn hóa Trung Hoa - Khổng Tử. Sách ghi thì nhiều nhưng lại thiên về điển tích, kiểm chứng khó khăn thành ra là học giả nghiên cứu cứ thế mà tranh luận với nhau dựa vào sự hợp lý của cảnh tỉnh.
Ở Nguyễn Hiến Lê có một sự liệt kê lại các cột mốc lịch sử để đặt vào bối cảnh phản biện cho những điển tích nào mà ông xem rằng là chưa hợp lý; đồng thời cũng nói cho nó nghe về Khổng Tử từ lúc sinh ra đến lớn lên hay những quan điểm của ông về đạo và đời theo một quy tắc "chính danh"
Quy tắc "chính danh" đưa đến quy kết: ai ở địa vị nào cũng phải làm tròn trách nhiệm, và ai giữ phận nấy, không được việt vị, nghĩa là không được hưởng những quyền lợi cao hơn địa vị của mình.
"Nếu chỉ dùng lễ thì chính sách sẽ là lễ trị, không khác pháp trị bao nhiêu; phải có "nhân" nữa thì mới thành đức trị, mà thuyết chính danh mới có sơ sở vững: thiếu đức nhân thì vua không xứng đáng là vua, không được dân coi là vua"
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét