Cảm thức thấp kém và phức cảm tự ti. Tư tưởng của Alfred Adler về phân tích tâm lý của con người được công nhận và diễn giải dưới hình thức đối đáp; cuộc hội thoại giửa Triết Gia và Chàng Thanh Niên khiến người đọc dể dàng tiếp cận hơn một lĩnh vực tương đối khó nhai: Triết Học.
Lôi cuốn bởi việc truyền tải triết học nhẹ nhàng và giản đơn. Nó đọc một lèo 2 quyển sách ở những ngày đầu năm. Rãnh rỗi. Nó thấy hứng thú với tư tưởng của Alfred Adler khi đi vào phân tích tâm lý của cá nhân mỗi người về những cảm thức thấp kém - phức cảm tự ti - được công nhận...
Kishimi Ichiro & Koga Fumitake tập trung tóm tắt tư tưởng của Adler trong mối quan hệ giửa người & người nằm ở:
+ Mục tiêu hành động: (1) Tự lập, (2) Sống hài hòa với xã hội
+ Mục tiêu tâm lý chi phối hành động: (1) Ý thức rằng mình có năng lực, (2) Ý thức rằng mọi người đều là bạn mình.
Tiếc rằng, sự khái quát về quản điểm triết học của Adler gần như đầy đủ nằm ở...cuốn thứ nhất - Dám bị ghét. Điều đó; với bản thân nó; khiến cuốn thứ hai - Dám hạnh phúc thiếu đi sức cuốn hút khi gần như chỉ giải thích cho rõ nghĩa bằng các ví dụ biện chứng như cuốn đầu thông qua cuộc trò chuyện giữa hai người.
Điểm mấu chốt của triết lý ấy chính là việc: "Sống hết mình - ngay tại đây, vào lúc này"
Vì hai tác giả là người Nhật, tiếp xúc ít nhiều, cảm nhận không ít việc "không khen ngợi, không trách mắng" theo một cách cứng nhắc gần như cực đoạn trong cách dạy dỗ trẻ con. Nó thấy tính kỷ luật của đứa trẻ rất cao và nghi ngờ về sự khai phóng tính sáng tạo của trẻ (về sự khích lệ). Có phải vì sự tôn vinh điều đó đã khiến quyển sách trở thành bán chạy!?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét