Chiến Phan

Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2016

Hành động làm nên ta hoặc làm hỏng ta

Hành động làm nên ta, hoặc làm hỏng ta, chúng ta là kết quả của hành vi bản thân
Our acts make or mar us, we are the children of our own deeds (Victor Hugo) 
 photo untitled-9-704085-1368788107_500x0_zps9a56022a.jpg 
Tin nhận về một trong hai người được chọn đều tiếp tục không được đánh giá cao từ đối tác sau một người được chọn đã ra đi. 
Nó ngập ngừng trong việc liên hệ chị để cần tham vấn về vấn đề này khi nói cho cùng đấy vẫn là ý kiến của đối tác đưa ra. Không muốn có quá nhiều sự thay đổi, cứ để vậy mà tập trung. 
Nó do dự trong việc chuyển lời vì sợ sẽ đẩy lên một nấc thị phi cao hơn với sự sốt sắng hiện tại lại đánh đồng bằng sự tham vọng về một vị trí chưa đủ tầm, đủ năm. 
Nó quyết định chọn sự im lặng vì câu nói thịnh hành cần kiểm chứng trước khi hành động. Một lối phủ định để lãng tránh cho những vấn đề cần phải đối mặt. 
Nó đã học được điều đó. Đắng chát
Từ ngổn ngang thông tin mạng được phơi bày. Nó nhiều lần tự hỏi – như ngay cả lúc nó đang viết những dòng tản mạn này, về tâm trạng người đàn ông ấy ở thời khắc cùng ngày của bốn mươi mốt năm về trước khi được gắn lên hai từ “giải phóng” trong tim gã một biệt động thành với đánh đổi là cả một đại gia đình chạy giặc, bôn ba và ra đi vì di chứng để lại!? 
Nó tò mò không biết tâm trạng của người đàn ông đi qua đời người tình để lại năm con sương gió bạc đầu, lần đầu bước chân vào Sài Gòn có ngỡ ngàng và bàng hoàng về nơi mình vừa “giải phóng” – Sài Gòn? 
Nó tò mò không biết tâm trạng của trung đoàn trưởng biệt động thành có tương đồng với hình ảnh gã quân nhân vứt đi súng và giấu nhẹm gói gạo đem từ Bắc vào Nam đã mốc meo được sẻ chia trên mạng? Lý tưởng gì đấy có vụt bay? 
Nó cần kiểm chứng về một người đàn ông đã ra đi, để lại cho người tình tóc bạc nổi đau ở mỗi lần đến ngày cuối tháng tư với đêm về ấp ủ mộng phu thê trong hy vọng người về. 
Nó nhiều lần khao khát được gặp lại ông trong mộng để hỏi cho thỏa lòng ngổn ngang khi sách vỡ giờ nhàu nhĩ, kiến thức lung lay vì sự biện chứng hùng hồn bằng những dòng chứ viết và hình ảnh được ghi lại cùng ngày cuối tháng tư ấy. Ánh mắt những con người hoang mang cố gắng thể hiện niềm vui sướng. 
Nó nhiều lần khát khao được gặp lại ông trong mộng để nói cho thỏa thê về những chiếc huy chương từng gắn trên ngực ông đã bị anh nó vứt sạch xuống dòng sông trong vài cơn say rượu và chính bản thân mình ức chế vì đứa con không còn nằm trong chính sách được ưu đãi trong học hành. Lúc nhớ. Lúc quên. Rõ ràng nhất lại dội về ở những ngày cuối tháng tư. 
 photo 10449910_657814637642169_5353164252356266536_n_zpsefd80ee5.jpg Nó đã học được điều đó. Đắng nghẹn. 
Từ ngập ngụa thông tin mạng được chia sẻ. Trong những ngày tháng tư về, chắc không chỉ riêng nó nhiều lần đặc câu hỏi về cái dòng hải lưu giết chết cá tôm khi nào dừng lại với nguyên nhân được làm rõ và khắc phục? Trong những ngày tháng tư sắp đi, lúc đất nước ngập lá cờ bay trên khắp ngã đường, hình ảnh cá giăng cũng đầy các trang mạng xã hội bởi những con người biết bán cá cho ai và sự sợ hải ngày càng dâng cao. 
Những con người đang sống theo lý tưởng vẫn đang cần kiểm chứng không vội vàng. 
Nhớ đến câu nói anh về sự ép buộc phải đổi thay. 
Những con người đang sống cùng tri thức vẫn đang căm phẩn đến cực đoan. 
Nhớ đến câu nói anh về giải pháp không được đưa ra. 
Những con người đang sống với tri thức tự phong vẫn đang đặt mấy câu lật ngược vấn đề nhằm tạo ra sự khác biệt của cá nhân trong sự ngạo mạn với cuối dòng mong muốn “share không cần hỏi” 
Nhớ đến tựa bài thơ cô giáo viết: Đất nước mình ngộ quá phải không anh!? 
Và những con người sống trong im lặng; tính luôn nó, tính toán và hi vọng khi hiểu rằng không chết hôm nay không đồng nghĩa ngày mai vẫn còn được sống.
(Ảnh: Sưu tầm, Nhạc: Internet)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

[Nhật ký của cha] Merci, ông già & con chữ

  Ai rồi cũng phải lớn! Ông già nhận ra điều đó khi ngồi ly trà cúc còn ủ hơi nóng ở một đêm cuối hạ, lắng nghe thằng nhóc Merci nói bằn...