Chiến Phan

Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2016

Cách phân loại người & sự hối hận

 photo stole-the-moon-HD_wallpapers_zps25b232a3.jpg
Sài Gòn Pearl đón cái nắng hạn chưa từng có, nó nói với anh về sự chờ đợi quá lâu cho một câu hỏi về một sự phân loại người đi làm  mà nó được nghe & anh là nhân vật có liên quan. Người đi làm được chia ra làm ba loại: cực giỏi, cực khéo và vừa giỏi, vừa khéo mỗi thứ 50/50 sẽ lại là người quản lý hai loại kia. Anh được đánh giá thuộc “cực giỏi” và nhiều khi cực đoan. Nó đồng ý với cách đánh giá đó & muốn hỏi: Trong suốt cuộc đời mình, cho đến tận bây giờ đã đi hơn hai phần ba đời người, anh có hối hận không khi lựa chọn con đường trở thành một người “cực giỏi”?   
Anh dừng lại vài giây trước khi trả lời câu hỏi. Quán bắt đầu tiếp nhận những dòng người vào cho một buổi ban trưa.
Để có thể trả lời câu hỏi đó thì cần phải làm rõ mục đích sống là gì?
Nó ngớ người khi chưa hiểu rõ hết ý anh vì nghĩ rằng câu hỏi mình khá rõ ràng.
Có thể dựa vào mục đích sống để chia ra làm ba loại người tương tự. Một loại người sinh ra, lớn lên, làm việc & chết đi vẫn thật sự không biết mục đích sống của mình là gì và cuộc đời họ thanh thản vì hoàn toàn không biết điều đó. Một loại người thứ hai biết mục đích sống là quan trọng nhưng khi thấy một mục đích nào khác cảm nhận tốt hơn sẽ từ bỏ mục đích đã xác định ban đầu; đấy sẽ là loại người hối hận khi nhìn lại. Anh giải thích rõ nghĩa hơn về câu nói của mình.
 photo amazing-free-quality-alien-moon-and-chameleon-3d-wallpaper-image-for-computer-screensaver-and-destop-755x471_zps94918fdc.jpg
Nó im lặng lúc cái nắng bắt đầu bò qua khung cửa để lắng nghe câu chuyện phân chia loại người. Sài Gòn chắc đang thèm những cơn gió nhẹ lướt trên sông.
Với anh thì không, không hối tiếc. Anh lập lại như để khẳng định cho sự kiên định của mình. Sự kiên định đó như kéo nó quay trở về những ngày đầu nó làm việc cùng anh. Từng ở hai tuyến gần như đối nghịch nhau, một bận thằng nhóc ngổ ngáo tuôn trào những cảm xúc thể hiện bằng ngôn ngữ để bảo vệ cách đánh giá của mình về một khách hàng với anh – người đầy ấp những kinh nghiệm gần như một phần ba đời người của Y Vân, để rồi ức chế sau cuộc tranh luận cùng anh, ấm ức vì thấy đâu đó chưa thỏa lòng của một thằng nhóc ngông nghênh trên căn phòng nhìn dõi xuống ngã ba Minh Khai ngày ấy. Đâu hay, sự tranh luận một mất một còn đấy lại trở thành kỷ niệm và như một nỗi niềm riêng để nó trân trọng giữ gìn một mối quan hệ cuộc sống.
 photo moon-wallpaper-desktop-desktop-wallpaper-graphic-design_zpsac4c8be9.jpg Con người ta khi hấp hối thường hối hận. Đa phần họ hối hận về người thân. Anh nói về một khám phá mới, kéo nó quay trở lại với hiện tại về khoảnh khắc hối hận của một con người.  
Nó thấy cái cảm xúc của gã nhạc sỹ Hoài An như là minh chứng cho sự khám phá này, với ca từ của bài hát Nếu như chỉ còn một ngày để sống đấy! ngay ở đầu bài.
Nếu chỉ còn một ngày để sống. Người đưa tôi về đến quê nhà. Để tôi thăm làng xưa nguồn cội. Cho tôi mơ, mơ tiếng mẹ cha.
Nó trả lời anh có lẽ vì vậy mà nó lựa chọn giữ gìn những mối quan hệ như gia tài để lại dành cho con mình. 
Nó ngẫm nghĩ ở Sài Gòn trời ngưng gió. Nó sẽ là ai và chọn là ai trong những cách phân loại đó khi thấy ở một nửa phần đời đi qua theo định nghĩa Sáu mươi năm cuộc đời? Đã có quá trễ không để bắt đầu lại? Phải chăng ta có lúc vội vàng nên ra đi chưa được bình an? 
(Ảnh: Sưu tầm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

[Nhật ký của cha] Merci, ông già & con chữ

  Ai rồi cũng phải lớn! Ông già nhận ra điều đó khi ngồi ly trà cúc còn ủ hơi nóng ở một đêm cuối hạ, lắng nghe thằng nhóc Merci nói bằn...